Đẩy mạnh triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế
Đây là hoạt động góp phần giải quyết vấn đề chất thải nhựa mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Hội nghị có sự tham gia và đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; bà Sitara Syed, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, chất thải nhựa đang trở thành vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu bởi những đặc tính bền và khó phân hủy của nó. Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trương, sinh thái và sức khỏe con người.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ước tính có hơn 700 nghìn loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, ước tính khoảng 8,3 tỉ tấn sản phẩm nhựa đã sản xuất cho đến năm 2018. Khoảng 6,3 tỉ tấn nhựa trở thành rác thải và khoảng 5 tỉ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Hàng năm, tổng cộng khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn chất thải nhựa xả vào đại dương.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, các cơ sở y tế cũng làm phát sinh chất thải nhựa. Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa (khoảng 22 tấn/ngày).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chung tay giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, ngày 29/7/2019, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Đồng thời, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể và bước đầu thu được kết quả tích cực.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị |
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ngành y tế ở Trung ương và tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước tập trung chỉ đạo 1 số nội dung đó là: Tăng cường tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Phát động thi đua, khen thưởng, phát hiện và biểu dương, khen thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc.
Rà soát, đánh giá nguồn phát sinh, số lượng, chủng loại chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch kèm theo lộ trình cụ thể thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị đảm bảo hiệu quả, khả thi và đạt chất lượng dịch vụ y tế; đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa để đánh giá bệnh viện xanh, sạch, đẹp; cần tiến hành nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế; bố trí nguồn lực hợp lý đảm bảo để thực hiện kế hoạch đề ra; và thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện Chỉ thị về Sở Y tế, Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, cùng với phát triển kinh tế của đất nước, lượng chất thải y tế phát sinh ngày một gia tăng với thành phần ngày càng phức tạp, trong đó có một lượng không nhỏ là chất thải nhựa. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 600 tấn/ngày, trong đó có khoảng 10% là chất thải y tế nguy hại ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương do số lượng cơ sở y tế, giường bệnh và việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế tăng cao...
Các gian hàng giới thiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, dễ phân huỷ được người quan tâm. |
Chất thải nhựa trong y tế phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và người sử dụng dịch vụ y tế, và từ các hoạt động chuyên môn y tế như từ bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế. Trong đó, đa số chất thải nhựa là các túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nếu các loại chất thải nhựa này không được kiểm soát tốt sẽ đe dọa cuộc sống của các loài động thực vật thủy sinh, động vật biển, làm ô nhiễm môi trường, tác động đến phát triển kinh tế-xã hội.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các tỉnh, thành phố đã có ý kiến phát biểu, tham luận về các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa nói chung.
Hội nghị cũng đã phổ biến Chỉ thị số 08/CT-BYT của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế đến các địa phương; lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Sở Y tế với các bệnh viện, đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế đã ký cam kết về giảm thiểu chất thải nhựa y tế.
Nguyễn Hoan
-
Lạng Sơn tích cực hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”
-
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ Y tế
-
Bộ Y tế phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
-
Yêu cầu sẵn sàng trực cấp cứu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo