Hà Nội còn 113 nhà máy chưa di dời
Trong một báo cáo của UBND TP Hà Nội về lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường gửi Bộ Xây dựng hồi tháng 6, cơ quan này cho biết, theo kế hoạch vạch ra năm 2016, đến năm 2020 sẽ có 117 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi địa bàn 12 quận. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 113 cơ sở chưa thể di dời ở quận Đống Đa (113), Ba Đình (2), Cầu Giấy (2), Hai Bà Trưng (16), Hoàn Kiếm (6), Hà Đông (29), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Xuân (9), Nam Từ Liêm (2), Hoàng Mai (11), Long Biên (17).
Cột khói xả ra từ một nhà máy trong khu vực đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) ngày 31/8. |
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, sau 3 tháng, con số trong báo cáo này vẫn chưa có gì thay đổi. Ông Vũ Xuân Tùng, Chi cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, do danh mục nhà đất phải di dời không được đưa vào kỳ họp HĐND vừa qua nên cơ quan này chưa có cơ sở để triển khai.
Trong danh sách nhà máy thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường của UBND TP Hà Nội có Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường (Trần Quý Cáp), Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguyễn Trãi)... Công ty Rạng Đông - nơi vừa xảy ra vụ cháy - không nằm trong nhóm này.
Tại kỳ họp thứ 9 của HĐND TP Hà Nội cách đây ba tháng, một nghị quyết về di dời các cơ sở này đáng lẽ được đưa vào nội dung chương trình nhưng sau đó lại được rút ra và không trình. Lý do là để đảm bảo chặt chẽ, UBND TP muốn "tiếp tục rà soát, hoàn thiện" danh sách để trình nội dung này vào kỳ họp cuối năm nay.
Như vậy, sau 16 năm có chủ trương của Chính phủ, việc di dời các nhà máy tại Hà Nội vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo VnExpress
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam