Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giới trẻ đang nghe gì?

14:59 | 02/03/2015

2,443 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lướt qua một vòng các bảng xếp hạng âm nhạc mới thấy hoang mang, giật mình. Gu âm nhạc của giới trẻ giờ quá dễ dãi và hỗn tạp.

Không phải tới bây giờ nhiều bài hát với ca từ sáo rỗng, rập khuôn, ủy mị mới tràn lan trên các trang nghe nhạc trực tuyến. Ngó qua bảng xếp hạng âm nhạc trên các trang như zingmp3, nhaccuatui, nhacso… chỉ cần đọc lên tên các tên bài hát cũng đủ làm chúng ta giật mình về sự ủy mị, sến sẩm: Anh làm em đau, Anh muốn em sống sao, Lỗi định mệnh, Cứ cho là duyên số, Giúp anh trả lời những câu hỏi…

Không chỉ thế những bài hát nhạc chế bậy bạ tục tĩu như Phiếu bé ngoan của Yanbi cũng được cư dân mạng truyền nhau với tốc độ chóng mặt. Một bộ phận giới trẻ khác thì nghiện nhạc Hàn, mê mẩn với từng clip của các nhóm nhạc đẹp như tranh vẽ.

Cứ lướt qua các bảng xếp hạng âm nhạc Việt mới thấy hiện thật khó để tìm ra những bài hát đi vào lòng người hay những bài ca đi cùng năm tháng. Phần lớn nhạc sĩ trẻ thời nay chỉ sáng tác theo kiểu ăn sổi, phục vụ nhu cầu của thị trường, với kiểu yêu đương “sáng nở tối tàn”, tình tay ba, phản bội, đau khổ, lụy tình… Thực ra những vấn đề này trong không phải là chuyện mới nhưng với lời lẽ trần trụi, ủy mị của ca từ thời nay khiến các bảng xếp hạng âm nhạc trở thành một thứ dễ dãi, hỗn tạp...

Thế nhưng, điều đáng buồn là không có nhiều nhạc sĩ quan tâm đến câu chuyện này. Với họ chỉ cần bài hát của mình có lượng người nghe cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc đã lấy đó làm mừng.  Chưa kể, đã là nhạc thị trường thì không cần đầu tư quá nhiều công sức.

Trả lời báo chí, nhạc sĩ Quốc Trung từng có nhận xét rất thẳng thắn khi được hỏi về môi trường âm nhạc Việt Nam. Anh cho rằng Việt Nam ta không có môi trường và thị trường cho âm nhạc. “Nghệ sĩ của chúng ta nghèo về sự sáng tạo, về môi trường hoạt động. Chúng ta có quá ít sự chọn lựa cho khán giả, cho giới trẻ… Chúng ta quen thói tư duy về văn hóa nghệ thuật từ thời bao cấp là âm nhạc, nghệ thuật luôn luôn phải cống hiến, nhạc sĩ sáng tác ra thì bỏ lên mạng cho mọi người cùng nghe và như thế là hạnh phúc rồi. Tất cả những sự duy lý trí ấy nó tạo ra những bất cập như sự háo danh, thói chộp giật…”.

Âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng của mỗi con người nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Âm nhạc có thể đánh thức lương tâm, thức tỉnh một con người nhưng đồng thời nó cũng chính là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, sự lệch lạc về lối sống. Chính vì thế, nếu cứ để giới trẻ Việt nghe nhạc, yêu nhạc như bây giờ thì e rằng sẽ đến lúc không còn cứu vãn kịp một tâm hồn đẹp. 

Thanh Huyền (tổng hợp)