Giá vàng hôm nay 20/10 mất giá mạnh
Ảnh minh hoạ |
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính phối hợp gỡ khó cho DN kinh doanh xăng dầu |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 19/10/2022 |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/10/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.629,56 USD/Ounce.
Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 46,29 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 20,71 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 12/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.634,2 USD/Ounce, giảm 1,2 USD/Ounce trong phiên nhưng đã giảm khoảng 21 USD so với cùng thời điểm ngày 19/10.
Giá vàng hôm nay giảm mạnh chủ yếu do đồng USD phục hồi mạnh, qua đó làm gia tăng nhu cầu nắm giữ tiền mặt của nhà đầu tư.
Đồng bạc xanh tăng giá mạnh trong bối cảnh Fed tiếp tục có những thông điệp về việc tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ nhiệt lạm phát trong thời gian tới.
Ghi nhận cùng thời điểm, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 112,840 điểm, tăng 0,76%.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tiến đỉnh 14 năm và đà phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu cũng là những tác nhân khiến giá vàng ngày 20/10 đi xuống.
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 66,00 – 67,00 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra); còn tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 66,00 – 67,00 triệu đồng/lượng; Phú Quý SJC niêm yết giá vàng 9999 tại Hà Nội ở mức 66,00 – 67,00 triệu đồng/lượng; trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 66,02 – 66,98 triệu đồng/lượng.
Minh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga