Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gia tăng nguy cơ tấn công mạng

22:35 | 17/09/2017

898 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Con số thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, tính đến đầu tháng 9-2017, VNCERT đã ghi nhận và điều phối xử lý khoảng 10.000 cuộc tấn công website. Trước sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, dự báo những cuộc tấn công mạng chưa dừng lại.  

10.000 cuộc tấn công mạng

Theo VNCERT, trong số 10.000 cuộc tấn công mạng có hơn 1.700 vụ website lừa đảo, 4.500 vụ phát tán mã độc và 3.600 vụ tấn công thay đổi giao diện. Nguy hiểm hơn, mới đây, 71 tên miền và 17 địa chỉ IP máy chủ điều khiển mã độc đã được phát hiện. Đây là mã độc C&C server đặt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam rất tinh vi, có khả năng nhận biết những môi trường phân tích mã độc nhằm tránh bị phát hiện, sau đó đánh cắp dữ liệu, xâm nhập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin thông qua máy chủ C&C Server. VNCERT đánh giá: Đây là chiến dịch tấn công có chủ đích nhằm vào các hệ thống thông tin quan trọng tại Việt Nam. Để xử lý, VNCERT đã phát lệnh điều phối trên toàn quốc để các cơ quan, đơn vị kịp thời ngăn ngừa sự cố.

gia tang nguy co tan cong mang

Tuần trước, Công ty bảo mật FortiGuard Labs đã phát hiện một số tài liệu chứa mã độc mang tên Rehashed RAT được phát tán qua email tại Việt Nam và nhận định chiến dịch này được triển khai bởi 1937cn - nhóm hacker bị nghi đã tấn công hệ thống thông tin của Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hồi tháng 7-2016.

VNCERT đã cảnh báo sớm 3 tuần trước về mã độc tống tiền WannaCry bùng phát và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân vá 9 lỗ hổng của hệ điều hành Windows. Nhờ đó, 114.159 máy trạm và 5.322 máy chủ đã được vá lỗi, dù vẫn còn khoảng 4.403 máy trạm, 200 máy chủ chưa vá lỗi (chiếm tỷ lệ tương ứng là 3,7% và 3,6%). Kết quả là, Việt Nam chỉ có 565 máy trạm (trong đó có 554 máy thuộc một tập đoàn) và 4 máy chủ ở Thái Nguyên, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu và một cơ quan của một bộ bị nhiễm WannaCry.

Theo VNCERT, trong số 10.000 cuộc tấn công mạng có hơn 1.700 vụ website lừa đảo, 4.500 vụ phát tán mã độc và 3.600 vụ tấn công thay đổi giao diện.

Đánh giá về các cuộc tấn công mạng, tại Hội thảo Quốc gia về an ninh bảo mật diễn ra cách đây không lâu, Trung tướng Hoàng Phước Thuận - Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an - cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 59 triệu người dùng (chiếm 62,76% dân số). Các thiết bị thông minh khá phổ biến và quen thuộc, chính phủ điện tử triển khai rộng khắp… Chính vì vậy, các nguy cơ thách thức an ninh quốc gia cũng như an toàn, lợi ích của cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân sẽ nảy sinh với tính chất rất phức tạp.

Chưa “vá” hết các lỗi trên hệ điều hành

Theo tập đoàn Bảo hiểm hàng đầu của Anh Lloyd's, ước tính thiệt hại về kinh tế do các vụ tấn công mạng trên toàn cầu lên tới 53 tỉ USD. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu rủi ro bị tấn công mạng cao nhất thế giới.

Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia phân tích là hiện có gần 10.000 máy chủ có kết nối Internet chưa được vá được các lỗi nghiêm trọng trên hệ điều hành Windows. Vì vậy, tin tặc có thể dễ dàng khai thác, tấn công như vụ phát tán mã độc tống tiền WannaCry, mã độc phá hủy dữ liệu NotPetya mới đây.

Thời gian tới, các cơ quan chính phủ, các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hạ tầng thông tin trọng yếu, các website của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sẽ là mục tiêu chính của các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền. Mã độc này sẽ lan truyền “siêu tốc”, đặc biệt là trên các thiết bị di động. Sau đó là xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo trúng thưởng và mạo danh đánh cắp thông tin.

Theo các chuyên gia về an ninh mạng, giải pháp hữu hiệu nhất là chủ động phòng chống, phòng ngừa hơn là khắc phục, xử lý. Các phần mềm hệ thống, hệ điều hành, các tường lửa, chương trình diệt virus thường xuyên nâng cao, cập nhật liên tục những nội dung mới. Các ứng dụng cần được quan tâm hơn bởi nhiều vụ tấn công cũng từ đây mà ra. Đặc biệt, nhận thức của người dùng cần được xác định không dùng phần mềm lậu.

Trung tướng Hoàng Phước Thuận - Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an nhận định: “Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng tăng về số vụ với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội của đất nước”.

Nguyễn Anh