Giá dầu tăng hơn 6 USD khi EU xem xét lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
Nhà máy lọc dầu Los Angeles của công ty Phillips 66 tại cảng Kinder Morgan Carson, tại Carson, California, Mỹ. Ảnh: Reuters/Bring Guan. |
Giá dầu đã tăng cao hơn trước thềm cuộc đàm phán trong tuần này giữa các Chính phủ EU và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại các hội nghị thượng đỉnh nhằm gia tăng các biện pháp cấm vận của phương Tây đối với Nga. Các chính phủ EU sẽ xem xét việc có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga hay không.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết lệnh cấm vận là không thực tế vì các nước EU vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ dầu mỏ và khí đốt của Nga và không thể cắt đứt trong thời gian ngắn.
Susannah Streeter, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty quản lý tài sản Hargreaves Lansdown có trụ sở tại Anh cho biết sự lạc quan lan tỏa về tiến độ trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn ở Ukraine, đã đẩy giá dầu theo hướng tăng lên. Hiện nay, với rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột giảm bớt, mối quan tâm quay trở lại là liệu thị trường có thể tìm nguồn cung thay thế các thùng dầu của Nga bị cấm vận hay không. Với khả năng hơn một triệu thùng dầu của Nga mỗi ngày sẽ không được lưu thông, nhu cầu sẽ gia tăng đối với nguồn cung dầu thô từ các quốc gia Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+).
Cơ quan quản lý Cảng biển Ả Rập Xê-út (Mawani) đã phối hợp với Aramco cung cấp dịch vụ mới vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ từ tàu sang tàu (STS) tại Cảng Công nghiệp King Fahad ở Yanbu. Ảnh: Mawani. |
Cuối tuần qua, các cuộc tấn công của nhóm Houthi ở Yemen đã gây ra sự sụt giảm tạm thời sản lượng tại liên doanh nhà máy lọc dầu của Aramco ở Yanbu, gây lo ngại về việc thị trường các sản phẩm dầu trở nên hỗn loạn, vì Nga là nhà cung cấp chính và hàng tồn kho toàn cầu đang ở mức mức thấp nhất trong nhiều năm. Chuyên gia phân tích cấp cao của OANDA Jeffrey Halley cho biết cuộc tấn công của nhóm Houthi vào cơ sở năng lượng của Ả Rập Xê út cho thấy sự thiếu hụt cơ cấu trong sản xuất từ OPEC và lệnh cấm vận dầu mỏ tiềm tàng của EU đối với Nga đã khiến giá dầu tăng vọt ở châu Á. Báo cáo mới nhất của OPEC+ cho thấy một số nước sản xuất vẫn chưa khai thác hết hạn ngạch nguồn cung đã thỏa thuận.
Giá dầu nhạy cảm đối với việc Hồng Kông dỡ bỏ các hạn chế Covid-19, động thái cho thấy có thể làm tăng nhu cầu dầu. Giá dầu cũng nhạy cảm trước việc một số công ty dầu khí Mỹ và châu Âu rút lui khỏi Nga, trong đó có Baker Hughes, ExxonMobil, Shell và BP./.
Thanh Bình
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024