Giá dầu Brent vượt mức 32 USD/thùng
Ảnh minh hoạ |
Ghi nhận của Petrotimes, tính đến 18h ngày 3/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2020 đứng ở mức 26,47 USD/thùng, tăng 1,15 USD/thùng trong phiên. So với đầu phiên giao dịch ngày 3/4, giá dầu WTI giao tháng 5/2020 đã tăng tới 2,63 USD/thùng.
Như vậy, tính chung từ phiên giao dịch ngày 2/4 tới thời điểm hiện tại, giá dầu WTI giao tháng 5/2020 đã tăng hơn 5,4 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2020 đứng ở mức 32,61 USD/thùng, tăng 2,67 USD/thùng trong phiên nhưng tăng tới 3,52 USD/thùng so đầu phiên giao dịch cùng ngày.
Tính chung từ phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại, giá dầu Brent giao tháng 6/2020 đã tăng gần 7 USD/thùng.
Giá dầu ngày 3/4 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang ghi nhận một loạt tín hiệu tích cực từ cả 2 phía cung và cầu.
Sau tuyên bố đầy lạc quan về cuộc chiến dầu khí giữa Nga và Saudi Arabia của Tổng thống Donald Trump, Saudi Arabia đã có những phát biểu đầy tích cực về việc này.
Ngày 2/4, Tổng thống Trump nói rằng có thể sẽ có một thỏa thuận giữa Ả Rập Saudi và Nga, hai quốc gia đang trong cuộc chiến giá dầu, với mức giảm 10 triệu thùng.
"Tôi vừa nói chuyện với người bạn Mohammed bin Salman ở Ả Rập Saudi, người này cũng đã nói chuyện với Tổng thống Nga Putin", ông Trump viết trên Twitter. "Tôi hy vọng rằng họ sẽ giảm khoảng 10 triệu thùng và có thể nhiều hơn nữa", Tổng thống Mỹ nói và thêm rằng "thậm chí mức cắt giảm có thể lên tới 15 triệu thùng".
Ngay sau tuyên bố trên của Tổng thống Donald Trump, Saudi Arabia đã kêu gọi một cuộc họp "khẩn cấp" của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác khác trong OPEC+ (bao gồm cả Nga) để "khôi phục lại sự cân bằng cho thị trường dầu mỏ.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới – đang tranh thủ giá dầu xuống thấp để tăng mạnh mua dự trữ.
Theo hãng tin Bloomberg, Bắc Kinh đã yêu cầu các cơ quan chính phủ phối hợp để nhanh chóng bơm đầy các bề chứa dầu dự trữ, đồng thời sử dụng một số công cụ tài chính cần thiết để mua dầu thô.
Không chỉ các kho dự trữ nhà nước, Trung Quốc cũng muốn tận dụng các kho thương mại để trữ dầu, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước bơm đầy bể chứa.
Bắc Kinh có mục tiêu tăng lượng dầu trong kho dự trữ chiến lược lên tương đương 90 ngày nhập khẩu và có thể lên tới 180 ngày nếu tính cả dự trữ thương mại.
Hà Lê
-
Hoạt động M&A thượng nguồn của Mỹ trong quý 3 có gì mới?
-
Chiến tranh toàn diện ở Trung Đông có làm tắc nghẽn dòng chảy dầu toàn cầu?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?