Đức ra tay cứu tập đoàn năng lượng Uniper, đang hấp hối do Nga cắt giảm khí đốt
Uniper cho biết trong một tuyên bố, kế hoạch giải cứu này sẽ dẫn đến "sự tham gia của Nhà nước vào nguồn vốn của công ty, lên đến 30%". Công ty này sẽ thông qua việc "tăng vốn khoảng 267 triệu euro".
“Uniper là một công ty có tầm quan trọng về vốn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chúng ta và cung cấp năng lượng cho người dân”, Thủ tướng Olaf Scholz biện minh cho các biện pháp khẩn cấp này.
Uniper cho biết, tập đoàn cũng sẽ được hưởng lợi từ khoản vay công khai trị giá “lên đến 7,7 tỷ euro” trong trái phiếu chuyển đổi bắt buộc. Công ty cho biết thêm, một khoản mở rộng lên "9 tỷ euro" của hạn mức tín dụng khẩn cấp, hiện ở mức 2 tỷ euro, sẽ được Ngân hàng nhà nước KfW giải ngân.
Uniper đã cầu cứu Chính phủ Đức trong vài tuần qua. Hàng trăm công ty cung cấp năng lượng và tiện ích của Đức phụ thuộc vào việc giao hàng từ tập đoàn này, vốn cung cấp khí đốt cho họ. Đích thân Thủ tướng Olaf Scholz đã cam kết không để Uniper phá sản, do lo sợ hiệu ứng domino làm mất trật tự thị trường năng lượng và gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng cho hàng nghìn khách hàng.
Theo Uniper, trong quá trình đàm phán, Nhà nước cũng hứa sẽ đưa ra “một cơ chế cho phép (…) chuyển giá” cho khách hàng kể từ “ngày 1 tháng 10 năm 2022”. Biện pháp này có thể làm bùng nổ hóa đơn khí đốt của người tiêu dùng Đức.
Uniper, nhà nhập khẩu và dự trữ khí đốt hàng đầu ở Đức, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức giảm 60% lượng khí đốt của Nga do Gazprom cung cấp cho nước này kể từ giữa tháng 6. Công ty này là khách hàng chính của tập đoàn Nga tại Đức. Hiện nay, để tôn trọng các hợp đồng, Uniper phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá rất cao.
Kết quả: Uniper, công ty sử dụng gần 12.000 nhân viên trên toàn thế giới, mất "hàng chục triệu euro" mỗi ngày.
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ