Dự án hàng nghìn tỷ đồng hy vọng nâng tầm thủy sản Việt
Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Lê Văn Hiền cho biết, Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững với sự tham gia của 10 tỉnh, thành phố ven biển, có tổng mức đầu tư dự kiến là 8.359 tỷ đồng (tương đương 363 triệu USD) sắp được triển khai.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho ngành kiểm ngư phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả, bền vững; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ chọn tạo giống tôm bố mẹ nhằm chủ động sản xuất trong nước tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh.
(Ảnh minh họa) |
Đồng thời, tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU); giảm tổn thất sau khai thác hải sản, giảm dịch bệnh, nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị sản phẩm tôm nuôi, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đối với các địa phương, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá hiện đại, đồng bộ; hình thành và phát triển các trung tâm nghề cá lớn có quy mô cấp quốc gia, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm sản xuất tôm giống có chất lượng cao, sạch các tác nhân gây bệnh, nuôi tôm có hiệu quả...
Trong phạm vi của dự án, đối với cấu phần do Bộ NN&PTNT thực hiện sẽ đầu tư hạ tầng tại Cơ quan Kiểm ngư Vùng I (Hải Phòng), các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống tôm bố mẹ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II và III tại Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Khánh Hoà.
Các đầu tư phi công trình cần thiết như: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, nâng cao năng lực quản lý khai thác hải sản tuân thủ IUU, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến tiến trong khai thác, bảo quản sau khai thác... triển khai trên toàn quốc, tập trung ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó đặc biệt ưu tiên các tỉnh dự án: Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang - là các địa phương trọng điểm về khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ.
Đối với cấu phần do các tỉnh thực hiện, dự án sẽ triển khai tại 33 huyện của 10 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
M.T
Đâu là “cứu cánh” cho tăng trưởng nông nghiệp từ nay đến cuối năm? |
Ngành thủy sản phải thận trọng với hàng rào phi thuế quan |
Ngành thủy sản kiến nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2020 |
-
Tin tức kinh tế ngày 22/9: Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ
-
Ngành Thủy sản ra công điện ứng phó bão Yagi
-
Vân Đồn (Quảng Ninh): Tích cực hỗ trợ ngư dân đăng ký, đăng kiểm tàu cá
-
“Blue Ocean - Blue Foods”: Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản
-
Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt hơn 10 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11