Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Blue Ocean - Blue Foods”: Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản

12:29 | 08/07/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chương trình “Blue Ocean - Blue Foods” - Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản được triển khai với mục tiêu giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Chương trình do Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS - đơn vị trực thuộc Hội Thủy sản Việt Nam) phối hợp tổ chức với mục tiêu hoạt động nhằm tăng cường và phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững tại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam với quốc tế.

“Blue Ocean - Blue Foods”: Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản
Giới thiệu mô hình nuôi trồng rong sụn ở huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh)

Phó Giám đốc ICAFIS Việt Nam Đinh Xuân Lập cho biết, Việt Nam là một trong sáu quốc gia trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Năm 2022, Việt Nam phát thải 344 triệu tấn CO2/năm, xếp thứ 17 trên toàn cầu. Vì vậy, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cần có sự tăng cường liên kết và tham gia của các bên liên quan trong hỗ trợ cộng đồng ven biển.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có hơn 887 loài rong biển, trong đó có 90 loài có giá trị kinh tế. Đến năm 2023, diện tích trồng rong biển đạt 16.500 ha, với sản lượng 150.000 tấn rong tươi. Rong biển là nguyên liệu xanh, có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh. Rong biển có thể lưu trữ 1.500 tấn khí nhà kính trên mỗi km2, Tốc độ phát triển của rong biển cao gấp 30-60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, vì vậy có thể hấp thụ rất nhiều CO2, nó hấp thụ khí cacbonic nhiều gấp 2,4 lần so với cây cối trên đất liền (Tạp chí JIME Vol. 52, số 6 (2017)). Ngoài ra, Các chuỗi phân tử dài trong rong biển là rất lý tưởng để sản xuất các hợp chất thay thế nhựa và hiện nay một số loại nhựa sinh học đã có trên thị trường. Bên cạnh đó, Rong biển dễ dàng canh tác xen ghép với các loại hình nuôi thuỷ sản khác trên biển như nuôi hàu, cá biển, tôm hùm và giúp tạo môi trường sinh thái cho các loài này phát triển ổn định.

Chương trình “Blue ocean - Blue Foods” sẽ triển khai nhiều hoạt động phong phú, trong đó tập trung vào 3 hoạt động chính đó là: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu (BĐKH) và bảo vệ môi trường biển. Chương trình sẽ phối hợp với các trường học ven biển triển khai chương trình “Đại sứ biển xanh - Blue OceanKid Hero”. Phối hợp với các địa phương ven biển, Hội thuỷ sản tỉnh, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các trường ven biển triển khai chương trình “Làm sạch bờ biển - Clean Up Ocean”. Huy động sự tham gia của các đơn vị Báo chí, truyền thông chia sẻ nhân rộng câu truyện, hoạt động của chương trình dự án.

Gắn kết chương trình ESG (tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển. Chương trình sẽ huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, chương trình làm sạch bờ biển, phát triển sinh kế vùng ven biển gắn với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đồng thời thúc đẩy chuỗi kinh tế toàn hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue Foods”. Chương trình sẽ huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển trồng rong biển tại Việt Nam. Từ đó, hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn Đầu tư - Nuôi trồng - Chế biển tiêu thụ rong biển Việt Nam. Cùng với đó, sẽ thúc đẩy hình thành liên minh thực phẩm thuỷ sản các trách nhiệm “Blue Foods Alliance”.

Chia sẻ tại sự kiện, TS Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, Chương trình sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, không chỉ giúp nâng cao sinh kế cho người dân, thúc đẩy phát triển nghề trồng rong dưới biển, mà còn giúp giảm biến đổi khí hậu.

TS Trần Đình Luân cho biết, dọc biển miền trung có rất nhiều khu vực có thể phát triển nuôi rong. Do đó, nếu làm tín chỉ carbon cho cây rong để bán tín chỉ carbon, thì giá trị kinh tế của cây rong sẽ tăng lên. Đồng thời cần kết hợp nuôi rong với hàu, nuôi rong với bào ngư.

“Trồng rong phải dụng công chăm sóc, nhưng đem lại ích lợi đa chiều, giúp hấp thu khí carbon dưới biển. Có giống rong hấp thu khí CO2 gấp 20 lần. Có giống rong, sau khi chiết xuất các chất quan trọng rồi, phần bã làm thức ăn cho bò sữa rất tốt. Đó là những thứ chúng tôi đang ấp ủ. Tuy nhiên, chúng ta đang đi chậm, nhìn sang các nước xung quanh, như Indonesia đã có những doanh nghiệp nhanh chân hơn đang đầu tư vào ngành nuôi rong và chế biến rong. Tương lai ngành rong sẽ phát triển rất mạnh”, TS Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Thị Sâm - Giám đốc JapiIFoods chia sẻ: Sản phẩm mà JapiFoods đang sản xuất và kinh doanh là những “món quà của biển” với nguyên liệu từ bàn tay nông dân khắp miền biển Việt Nam. Chương trình mà ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam phát động là một chương trình hết sức ý nghĩa với môi trường - xã hội - cộng đồng và doanh nghiệp. Đồng hành với chương trình, JapiGoods cam kết đóng góp 10% trên tổng doanh thu cho chương trình và cam kết luôn kề vai, sát cánh cùng chương trình. Chúng tôi sẽ cùng ICAFIS cung cấp giống rong biển miễn phí cho cộng đồng ngư dân ven biển và thu mua sản phẩm rong biển để tạo ra một chuỗi kinh tế tuần hoàn toàn diện và có trách nhiệm.

Để chương trình hoạt động phát triển, bền vững, theo đại diện ICAFIS cho rằng, trong thời gian tới cần tập trung truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển cũng như gắn kết chương trình ESG doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển “Blue ocean”. Đồng thời cần thúc đẩy chuỗi kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue foods” và thúc đẩy liên mình thực phẩm thủy sản có trách nhiệm “Blue Foods Alliance”…

N.H

Ninh Thuận: Tầm nhìn phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030Ninh Thuận: Tầm nhìn phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030
Đột phá kinh tế biểnĐột phá kinh tế biển
Tiềm năng phát triển kinh tế biển của Bạc LiêuTiềm năng phát triển kinh tế biển của Bạc Liêu