Đồng tiền nào lao đao trong “cơn mất giá” của Nhân dân tệ?
Sự phụ thuộc vào đồng Nhân dân tệ
Đồng won của Hàn Quốc (KRW), đồng đô la Đài Loan (HKD) và đồng đô la Singapore (SGD) là những đồng tiền dễ biến động nhất tại các thị trường mới nổi so với USD.
Chỉ số tiền tệ của các nước mới nổi của JP Morgan |
Nhà kinh tế học Patrick Zweifel tại Pictet nhận định các đồng tiền châu Á đang bị căng thẳng không phải do hiệu ứng lan truyền từ các thị trường mới nổi mà là vì "căng thẳng thương mại và tác động từ Trung Quốc và một đồng Nhân dân tệ yếu". Thay vào đó, nguyên nhân chính là do tình trạng căng thẳng thương mại và ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc cũng như đồng nhân dân tệ đối với sức khỏe của các nền kinh tế này.
Đối với các nhà đầu tư, sự thay đổi mới nhất do đồng NDT yếu cho thấy rủi ro của thị trường và căng thẳng kinh tế đang gia tăng. Các đối tác thương mại trong khu vực của Trung Quốc chịu nhiều tổn thất do căng thẳng thương mại leo thang, bao gồm Úc, khi đồng đô la của nước này phụ thuộc rất nhiều vào biến động của NDT. Hay nói cách khác, sự ổn định của tiền tệ của nhiều quốc gia châu Á phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tại NHTW Trung Quốc (PBOC).
Ông James Kwok - Phó trưởng phụ trách mảng ngoại hối tại Công ty quản lý tài sản châu Âu Amundi cho biết: "Với vai trò bình ổn thị trường tiền tệ châu Á nhờ nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang định hướng xu hướng phát triển của tiền tệ châu Á".
Những đồng tiền bị ảnh hưởng trong cơn lao dốc của Nhân dân tệ
Danh sách những đồng tiền diễn biến tương tự hoặc tương quan với diễn biến hạ giá của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ ngày càng tăng lên. Theo Gaurav Saroliya - nhà chiến lược gia vĩ mô tại Oxford Economics, những diễn biến tiền tệ mới đây cho thấy đồng won của Hàn Quốc cũng như đô la Đài Loan và Singapore đang gắn chặt với nhân dân tệ, “các mối liên kết vĩ mô là hoàn toàn quan trọng. Chúng hòa quyện với những gì diễn ra tại Trung Quốc” ông Saroliya nói. Thêm vào danh sách đó, theo Kit Juckes tại Société Générale, đô la Úc, đô la New Zealand, ringgit của Malaysia, rupiah của Indonesia và thậm chí là yên Nhật Bản.
Tỷ trọng các đồng tiền trong rổ tiền tệ của Trung Quốc. |
Với những nước kể trên, Juckes cho biết: "Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong thị trường của họ." Về phía Nhật Bản, theo ông Saroliya, quốc gia này sẽ tổn thất lớn nếu nền thương mại toàn cầu đi xuống bởi Nhật Bản liên kết chặt chẽ với thương mại toàn cầu hơn Mỹ.
Câu hỏi đặt ra cho các ngân hàng trung ương châu Á là cần làm gì trong thời điểm đồng nhân dân tệ tiếp tục hạ giá? Một yếu tố quan trọng cần cân nhắc là nhân dân tệ hạ giá ra sao so với tiền tệ của các quốc gia châu Á, thay vì so với đô la Mỹ.
Hệ thống Giao dịch Ngoại hối Trung Quốc (CFETS) định giá nhân dân tệ dựa trên một giỏ giá trị tiền tệ, trong đó, tiền tệ châu Á chiếm 41%. Kể từ đầu tháng sáu, chỉ số CFETS đã giảm 3%. Chỉ số này từng tăng hơn 5% trong vòng một năm tính đến tháng sáu năm nay. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đồng nhân dân tệ giảm giá so với tiền tệ của quốc gia họ.
Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
Nhiều nhận định về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã được đưa ra thời gian vừa qua, trường hợp chiến tranh tiền tệ bùng nổ cũng được dự báo sẽ tác động mạnh nền kinh tế của Mỹ, Trung Quốc và toàn thế giới.
TS. Cấn Văn Lực (Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV – Thành viên Tổ tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia) thẳng thắn nhận xét “Không thể vì Trung Quốc phá giá mà Việt Nam cũng phá giá”. Ông Lực khẳng định “Việc Nhân dân tệ mất giá tác động nhất định đến Việt Nam nhưng không quá lớn và quá đáng ngại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung vẫn có mức phụ thuộc lẫn nhau và tăng trưởng nhất định”, và “chúng ta không thể vì việc Trung Quốc phá giá 4-5% mà chúng ta phá giá đồng Việt Nam, ở mức kể cả 2-3%”.
Đồng quan điểm với TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Trung Minh chia sẻ “Việt Nam không cần giảm giá quá mạnh VND mà ở một chừng mực nào đó không để lạm phát quá. Ví dụ NDT mất giá 5-6% thì mình cũng mất giá 2-3% để dung hòa giữa xuất khẩu, Trung Quốc cũng là đối thủ xuất khẩu của Việt Nam ở nhiều mặt hàng”
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại có quan điểm cho rằng đồng nhân dân tệ suy yếu thì Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Từ đó, một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có cùng nhóm hàng với Trung Quốc như dệt may, da giày sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Về phía Mỹ, với việc chuẩn bị áp dụng hàng rào thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam như thép, đồ điện tử, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi đây là những ngành có mức tăng trưởng ấn tượng trong cơ cấu xuất khẩu vài năm trở lại đây.
Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và Thị trường vốn - Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định “Ở chiều ngược lại, các mối đe dọa về thuế quan tăng thêm từ chính quyền Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường năng lực sản xuất trong các lĩnh vực như lắp ráp điện tử, vốn đang là xu hướng cạnh tranh của quốc gia trong thời gian qua. Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài".
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ khi Trung Quốc liên tục hạ giá nhân dân tệ |
Trung Quốc muốn “toàn cầu hóa” nhân dân tệ |
Kịch bản tốt nhất cho nền kinh tế Trung Quốc |
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11