Doanh nghiệp không thay đổi nghĩa là lựa chọn con đường tự “đào thải”
Theo kết quả khảo sát của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích và thường mua dùng hàng Việt là 89% và 93%. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ người tiêu dùng ưa chuộng hàng Việt đạt mức cao thì tỷ lệ khách hàng yêu thích và mua dùng sản phẩm ngoại nhập cũng liên tục tăng trong ba năm gần đây.
Công nghệ giúp cho DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… thành công |
Trước những biến đổi của nhu cầu thị trường, trong tương lai gần nhu cầu mua sắm hàng hóa tiếp tục có sự chuyển dịch. Nghĩa là, từ sản phẩm “made in Vietnam” sang các sản phẩm ngoại nhập, nhất là hàng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Dựa trên thực tế cạnh tranh trên thị trường giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm ngoại nhập, đại diện Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng đang có cuộc canh tranh gay gắt về công nghệ. DN muốn có chỗ đứng trên thị trường hay không do công nghệ quyết định. Do vậy các DN nên xem xét để khắc phục điểm yếu, đặc biệt điểm yếu về công nghệ vì thuế suất NK bằng 0%, DN ngoại có nguy cơ thắng thế bằng công nghệ.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit cho rằng, công nghệ giúp cho DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… thành công. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu của DN Việt.
Trước tình hình trên, ông Viên cảnh báo: “Kỹ thuật số đang làm thay đổi cục diện rất nhiều. Nếu doanh nghiệp không thay đổi, có nghĩa là lựa chọn con đường đào thải từ thị trường. Bức tranh DN bị đào thải đang diễn ra từ 30 - 50% ”.
Sự nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ của các DN là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện mới chỉ DN lớn áp dụng công nghệ hiện đại. Phần lớn DN nhỏ trong nước đang loay hoay với dự định này. Lý do chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư.
Hiện trên thế giới nhiều nước có chiến lược, chính sách đào tạo và hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN địa phương trong việc số hóa để nâng năng lực cạnh tranh. Malaysia có chương trình đào tạo từ ba năm trước. Singapore có chương trình Go digital và nay là Start digital với chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Tương tự, Philippines, Indonesia đều có chính sách hỗ trợ từ vốn, kỹ năng quản lý, đặc biệt là số hóa. Thái Lan có chính sách khuyến khích áp dụng cải tiến công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương...
“Với tình hình của Việt Nam việc đầu tư công nghệ là không khó với DN lớn, nhưng với DN nhỏ là cả một vấn đề, bởi chi phí lớn, thời gian thực hành rất dài. Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phải là cầu nối giữa DN trong nước với các tổ chức quốc tế để tư vấn cho DN có chọn lọc đầu tư phù hợp…” - bà Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh.
Lê Minh
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Thủy sản Việt Nam duy trì sức hấp dẫn trên thị trường thế giới
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số