Điêu đứng đầu ra, nông sản Việt bao lần ngậm trái đắng?
Phần lớn những lần nông sản Việt Nam gặp cảnh tiêu thụ khó khăn, giá cả đi xuống chủ yếu do thị trường đầu ra Trung Quốc giảm nhu cầu, thương lái bị ép giá dẫn đến việc nông sản rơi vào tình trạng thừa, buộc phải giảm giá thê thảm.
Mới đây nhất, thanh long phải chịu cảnh giảm giá xuống mức 1.000 - 1.500 đồng/kg. Thậm chí nhiều nơi, giá thanh long còn thấp hơn nữa. Với diện tích khoảng 27.000 ha, tỉnh Bình Thuận là nơi có diện tích thanh long lớn nhất cả nước. Mỗi năm, tỉnh sản xuất khoảng 600.000 tấn thanh long với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc chiếm đến 80% sản lượng.
Thanh long đổ thành đống cho bò ăn tại Bình Thuận |
Tuy nhiên, do thời điểm này nhiều vùng trồng thanh long ở Trung Quốc cũng như Campuchia đang vào vụ thu hoạch rộ, giá thanh long bị đẩy xuống rất thấp, đẩy nông dân vào thế khó. Tương tự, tại tỉnh Long An, thủ phủ thanh long lớn nhất miền Tây với diện tích khoảng 10.000 ha, nông dân ở các huyện Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa… cũng lao đao vì giá thanh long thấp.
Người dân mua dưa hấu ủng hộ đồng bào miền Trung |
Tháng 5/2018, nông dân trồng dưa hấu tại tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị cũng rơi vào tình trạng tương tự khi giá dưa hấu rớt thảm xuống chỉ còn 1.000-1.200 đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá dưa giảm cũng là do thị trường Trung Quốc ngừng “ăn hàng” dẫn đến cung vượt cầu, dưa đến vụ thu hoạch mà bế tắc đầu ra.
Thực tế, để giúp bà con nông dân trồng dưa ở tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị, chiến dịch giải cứu dưa hấu lại diễn ra rầm rộ trên khắp các tỉnh thành nhằm giúp bà con tiêu thụ hết khoảng 5.000 tấn dưa ế.
Trước đó, những tháng đầu năm 2017, ngành chăn nuôi heo ở nước ta gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt heo hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Bên cạnh đó, nông dân trồng chuối Đồng Nai cũng đã phải đứng trước nguy cơ mất trắng do vì thương lái Trung Quốc ngừng mua trong khi hàng chục tấn chuối đang vào vụ chín. Tuy vậy, sau đó giá chuối vào tầm tháng 3/2017 đã bắt đầu nhích lên, tạo nguồn thu, giúp nông dân phần nào thoát cảnh thua lỗ.
Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam. Trong số đó, các loại trái cây chính của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối và mít. Với tình trạng như hiện nay, mỗi lần thị trường Trung Quốc biến động, giảm nhu cầu sẽ đẩy tình hình nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng điêu đứng, không tìm được nguồn tiêu thụ khác, mà hiện tại vẫn chưa có một cách giải quyết triệt để nào cho tình trạng trên.
H.A
-
Khởi nghiệp nông nghiệp xanh: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp
-
Đại biểu Quốc hội đưa ra giải pháp để người dân hiểu rõ về thị trường carbon
-
Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp họp khẩn
-
Giá nông sản hôm nay: Vải đầu mùa lên tới 120.000 đồng/kg
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá thanh long tăng vọt
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/10: Nhiều nhà máy lọc dầu ở California cân nhắc đóng cửa
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng