Điểm liệt, đừng đổ lỗi cho học trò!
Hà Nội đã sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015 |
Tại sao lại có chuyện “liệt” thế này?
Không cần bàn cãi gì nữa. Tất cả những học sinh bị điểm liệt là do quá lười, không chịu học, chứ đừng nói là dốt hay yếu kém. Và có nghĩa rằng, suốt những năm học trước, sổ học bạ cũng như điểm của những học sinh này là điểm ảo và chắc chắn có sự gian dối. Chính vì thế mà chúng không làm nổi bài, không viết được cho ra hồn.
Vậy tại sao lại có chuyện lạ lùng thế?
Học sinh không chịu học, kiến thức trong đầu trống rỗng. Nhưng chúng đã được sự “đồng lõa” của thầy cô giáo và nếu nói trắng ra thì sự “đồng lõa” này có “mùi tiền”. Đây là cách giải thích duy nhất cho việc tại sao có việc học sinh bị điểm liệt. Đó là trong suốt thời gian đi học chúng đã dùng tiền mua điểm. Có vậy thôi!
Cũng qua kỳ thi này, chúng ta càng thấy rõ một điều rằng, nền giáo dục nước ta đang biến học sinh thành những con rô-bốt và họ đang cố nhồi nhét vào đầu học sinh từ lớp 1 một khối kiến thức có thể nói là khổng lồ. Họ cứ tưởng nhồi nhét thật nhiều và đào tạo như vậy thì mới là “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”, mới là “phát triển toàn diện”. Họ nhồi cho con người ta học đến “bội thực”, học đến mức độ không tiêu hóa nổi kiến thức. Nói nôm na là con cháu chúng ta đã bội thực vì các chương trình học tập.
Ở nước ta mắc bệnh, ngành nào, lĩnh vực nào cũng phải được coi là “đặc thù, quan trọng, cốt yếu”. Chính vì thế mà họ muốn nhồi cho học sinh càng nhiều càng tốt, để chứng tỏ rằng ngành tôi, lĩnh vực của mình đã được đưa vào sách giáo khoa.
Ngay chuyện học ngoại ngữ cũng vậy, bây giờ học từ lớp 1. Nhưng thử hỏi học sinh lớp 12 liệu trình độ ngoại ngữ có làm nổi trò gì không, hay khi vào đại học lại học từ đầu. Mà vấn đề, học lại từ đầu mới khổ bởi học từ lớp 1 cách phát âm, từ vựng đã bị sai cơ bản, đến lúc lớn lên chữa không được nữa.
Thật là bi kịch. Người viết bài này đã từng chứng kiến các học sinh lớp 10 người Hà Nhì của vùng Tây Bắc Tổ quốc nói tiếng Kinh còn kém, nhưng đã phải gân cổ lên để học tiếng Anh. Những người soạn chương trình đã cào bằng nội dung học giữa miền xuôi và miền ngược, giữa thành thị và nông thôn. Như vậy làm gì chẳng có điểm liệt?
Với chương trình dạy học như bây giờ, than ôi tuổi thơ nay còn đâu. Làm gì có nghỉ hè, mà tất cả đều chúi đầu vào sách vở, học thêm. Cứ nói rằng giảm tải chương trình học tập, nhưng đã giảm được bao nhiêu? Vấn đề là muốn giảm tải bây giờ thì phải thay đổi quan điểm về giáo dục.
Nên sang Cuba mà học cách soạn chương trình của họ. Những năm lớp 1 học sinh chỉ học có 4 môn: tiếng Tây Ban Nha, chủ yếu tập viết, tập đọc những câu đơn giản; môn toán cộng trừ nhân chia từ 1 đến 10 và học múa hát, học thể dục. Rồi học hết lớp 5 thì học sinh cũng chỉ ở mức đọc thông viết thạo, trong khi đó người ta dạy kỹ năng sống, giao tiếp rất kỹ càng, chu đáo. Còn việc học kiến thức thì bắt đầu từ lớp 6 trở lên.
Quả thật ta cũng có thể thấy dễ dàng rằng, sức đến đâu thì học đến đó. Cho nên chớ có tham mà nhồi cho các cháu trở thành những con gà công nghiệp.
Trước tình hình học sinh bị điểm liệt như vừa rồi, thiết nghĩ ngành giáo dục phải siết chặt kỷ cương từ các thầy cô. Bởi nếu các thầy cô không nhận tiền từ cha mẹ học sinh, không dung túng cho học sinh bỏ học, rồi không chịu làm bài thì làm gì có chuyện chúng bị điểm liệt.
Nỗi đau của ngành giáo dục chính là ở những điểm liệt như thế này. Xin các vị lãnh đạo ngành giáo dục hãy bớt rêu rao câu khẩu hiệu “đào tạo con người mới toàn diện”. Làm sao có thể đào tạo người toàn diện, bởi con người ta giỏi cái này thì kém cái kia. Cũng như đám hoa hậu, người mẫu, chỉ được cái chân dài còn óc thì ngắn làm sao đào tạo được.
Cách đây hơn 20 năm, trong một cuộc thi học sinh thanh lịch Thủ đô, không ít những nam thanh nữ tú ở bậc học lớp 12 đã hồn nhiên trả lời rằng: Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại thắng quân Thanh, Việt Nam chung biên giới Ấn Độ, Việt Nam có bờ biển chung với Lào… Và bây giờ nếu kiểm tra kiến thức các người đẹp thì khối người sẽ trả lời như thế.
Nên xem lại khẩu hiệu “đào tạo toàn diện” và nên “nhồi nhét” cho học trò ở mức độ nào thôi.
Có như vậy mới tránh được chuyện điểm liệt. Và việc học tập mới đi vào thực chất. Có một vấn đề nữa là bao nhiêu năm nay, chúng ta cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu con trẻ, trong khi đó coi nhẹ giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, ứng xử. Vì thế tình trạng “có chữ nhưng thiếu văn hóa” đang là phổ biến. Đây mới là mối hiểm họa lâu dài.
Như Thổ
Năng lượng Mới 445
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường