Để thực phẩm, đồ uống Việt vươn ra toàn cầu...
Ông Võ Tân Thành, Phó giám đốc VCCI: Uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu
Thực phẩm, đồ uống nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam, có nhiều tiềm năng phát triển. Dự báo ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng 5-6% trong giai đoạn 2020-2025.
Tuy nhiên, những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và cú “sốc” Covid-19 đang định hình lại ngành thực phẩm, đồ uống, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược đối phó hữu hiệu. Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng buộc các doanh nghiệp phải xây dựng lại các chiến lược. Hơn nữa với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang tự trao quyền cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng xem xét khi lựa chọn sản phẩm thực phẩm, đồ uống bên cạnh chất lượng, giá cả, mức độ đa dạng hay sự tiện lợi trong hệ thống mua sắm.
Để thực phẩm, đồ uống Việt vươn ra toàn cầu... |
Theo khảo sát nhanh của Vietnam Report tiến hành trong tháng 8-2020, trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… Đó là xu hướng tiêu dùng mà các doanh nghiệp cần tiếp cận để chiếm lĩnh thị trường.
Ông Trần Phú Lữ, |
Ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP Hồ Chí Minh: Xuất khẩu trực tuyến là kênh hiệu quả
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành hàng thực phẩm, đồ uống vẫn tăng. Sản phẩm thực phẩm, đồ uống Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường khác nhau.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều diễn biến khó lường do tác động của dịch Covid-19, việc xuất khẩu tăng chậm lại thì xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận mọi thị trường thế giới. Trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến cũng là xu hướng giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận nhanh với người tiêu dùng.
Để thực phẩm, đồ uống Việt vươn ra toàn cầu... |
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí Minh: Chinh phục thị trường bằng chất lượng, mẫu mã
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, chú trọng chất lượng và mẫu mã sản phẩm để chinh phục thị trường khu vực và thế giới. Sản phẩm lương thực, thực phẩm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản...
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm dinh dưỡng, có nguồn gốc hữu cơ. Đó là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả, thương hiệu... với các doanh nghiệp nước ngoài tại chính thị trường trong nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng mọi kênh phân phối, đặc biệt là thương mại điện tử để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển kinh doanh Alibaba.com: Cơ hội cho doanh nghiệp khai thác Từ khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, nhu cầu mua sắm hàng trực tuyến tăng vọt so với trước. Cụ thể, số lượng người xem hàng tăng 92%, số người mua hàng tăng 177%. Riêng với ngành thực phẩm, từ tháng 3 đến tháng 6-2020, số lượng khách truy cập vào Alibaba.com đã tăng 49,27% trong khi cùng kỳ năm 2019 chỉ tăng 1,61%. Số lượng người mua cũng tăng 56,44% so 6,12% của cùng kỳ năm trước. Trong nhóm 100 sản phẩm có mức tăng trưởng bán hàng cao thời gian qua, có tới 48 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, đồ uống, đặc biệt là thực phẩm ăn liền, thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm năng lượng, gia vị và thực phẩm chức năng. Quy mô thị trường của ngành đồ uống toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai và sẽ đạt 35,84 tỉ USD vào năm 2024, trong đó, thị phần ngành đồ uống ở châu Á sẽ tăng lên 42%, thị phần ở Bắc Mỹ sẽ giảm xuống 28,1% và ở EU sẽ là 25,2%, là cơ hội để các doanh nghiệp ngành đồ uống Việt Nam khai thác. Ông Trịnh Văn Hải, Trưởng phòng Marketing Công ty Thực phẩm và đồ uống Nam Việt: Thương mại điện tử là công cụ hữu hiệu Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thương mại điện tử đang là công cụ tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả nhất. Để khai thác hiệu quả các tiện ích của nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích xu hướng tiêu dùng của khách hàng, từ đó tối ưu hóa các từ khóa tìm kiếm, tận dụng hiệu quả các công cụ trực quan để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết nhất có thể. Trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu, mỗi mặt hàng luôn có nhiều nhà cung ứng khác nhau, áp lực cạnh tranh rất lớn, nhưng đây chính là động lực để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo được sự tín nhiệm lâu dài của khách hàng |
Hạnh Mai
-
Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM