Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đầu tư xây dựng của EVN năm 2022: Thành công nhiều, nhưng...

15:00 | 20/01/2023

292 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Có thể khẳng định, 2022 là năm tương đối thành công trong công tác đầu tư xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nhưng vẫn còn đó rất nhiều khó khăn, thách thức...

Nhiều dự án trọng điểm về đích

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, thu xếp vốn, giá vật tư, vật liệu tăng cao, nhưng trong năm 2022, EVN và các đơn vị đã rất nỗ lực và thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tiến độ các dự án, đặc biệt các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm. Trong đó các dự án nguồn điện như Dự án NMTĐ Ialy mở rộng, Hòa Bình mở rộng và NMNĐ Quảng Trạch I vẫn đang bám sát kế hoạch đề ra. EVN cũng đang triển khai thực hiện thủ tục đầu tư, thu xếp vốn 7 dự án nguồn điện trọng điểm khác.

Đầu tư xây dựng của EVN năm 2022: Thành công nhiều, nhưng...
Đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 hoàn thành tháng 8/2022

Về đầu tư lưới điện, trong năm 2022, toàn EVN hoàn thành 183 công trình lưới điện 110-500kV. Trong đó, đáng chú ý là đã đưa vào vận hành toàn tuyến đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 (tháng 8/2022). Việc hoàn thành dự án góp phần tăng cường năng lực truyền tải lưới điện 500kV của hệ thống điện quốc gia; giải tỏa công suất nguồn nhiệt điện và năng lượng tái tạo trong khu vực.

Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc (đường dây 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á) cũng đã đóng điện tháng 10/2022, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện trên địa bàn thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); tăng độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, kịp thời san tải cho đường dây cáp ngầm 110kV hiện hữu đang vận hành ở mức tải cao. Đặc biệt, công trình đi vào vận hành sẽ tăng năng lực cung cấp điện cho đảo Phú Quốc gấp khoảng 5 lần trước đó và có thể đáp ứng nguồn cung cấp điện đến năm 2035.

Đáng chú ý nhất trong công tác đầu tư xây dựng của EVN năm 2022 là đóng điện Dự án Trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối vượt trước tiến độ 27 ngày và Đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân – Thuận Nam vượt tiến độ trước 5 ngày so với kế hoạch đề ra.

Đầu tư xây dựng của EVN năm 2022: Thành công nhiều, nhưng...
Trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối hoàn thành, tháng 11/2022

Còn nhiều vướng mắc

Có thể thấy, việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện càng ngày càng khó khăn. Điều này được lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nêu ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng vào tháng 10/2022 như: Công tác quy hoạch chưa đồng bộ làm phát sinh nhiều vướng mắc khi thỏa thuận vị trí, hướng tuyến dẫn đến hồ sơ thiết kế phải điều chỉnh lại nhiều lần. Quy định về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn, tuy nhiên một số trường hợp còn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện. Một số các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế còn thiếu, dẫn tới trong quá trình thực hiện phải xin phép, thông qua các cấp có thẩm quyền, kéo dài thời gian thực hiện dự án (ví dụ tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn chuyên ngành…). Một số quy định của pháp luật hiện nay chưa rõ ràng, dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và quá trình phê duyệt của chủ đầu tư. Công tác đền bù GPMB các dự án điện cũng ngày càng khó khăn phức tạp, một số dự án trọng điểm vướng mắc kéo dài, vướng mắc trong việc bổ sung quy hoạch, đăng ký kế hoạch sử dụng đất, xác định nguồn gốc đất, chủ trương chuyển đổi đất rừng, và bất cập về đơn giá bồi thường...

Trong khi đó, khối lượng đầu tư xây dựng của EVN năm 2023 là rất lớn. EVN phải tập trung đầu tư các công trình lưới điện trọng điểm để nâng cao năng lực truyền tải, đấu nối giải tỏa các nguồn điện, nhập khẩu điện Lào và cấp điện phụ tải quan trọng...

Để tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư các dư án điện, đảm bảo cấp điện các năm tới, EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch điện VIII để EVN và các đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện. Chấp thuận chủ trương nhập khẩu và bổ sung quy hoạch các công trình phục vụ đấu nối, nhập khẩu điện tại Lào về Việt Nam. Đối với vốn vay thương mại nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ, EVN kiến nghị Chính phủ cho phép EVN được ký hợp đồng vay vốn theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, không giới hạn giá trị khoản vay ở mức dự án nhóm B như quy định chung đối với các doanh nghiệp Nhà nước tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP.

EVN kiến nghị các địa phương tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên giải quyết các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và BTGPMB để thúc đẩy tiến độ các công trình điện.

Một số mục tiêu, kế hoạch đầu tư xây dựng EVN năm 2023:

- Vốn đầu tư toàn EVN là 94.860 tỷ đồng;

- Hoàn thành phát điện dự án điện mặt trời Phước Thái 2, Phước Thái 3;

- Tập trung thi công các dự án NMTĐ Hoà Bình mở rộng, Ialy mở rộng, NMNĐ Quảng Trạch I;

- Hoàn thành 243 công trình lưới điện 110-500kV;

Chiến Thắng

EVN sẵn sàng các phương án đảm cung cấp điệp dịp Tết Nguyên đán Quý MãoEVN sẵn sàng các phương án đảm cung cấp điệp dịp Tết Nguyên đán Quý Mão
Âm thầm giữ dòng điện được thông suốtÂm thầm giữ dòng điện được thông suốt
An toàn hệ thống điện phải ưu tiên hàng đầuAn toàn hệ thống điện phải ưu tiên hàng đầu
Giữ vững an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện dịp tết Nguyên đán 2023Giữ vững an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện dịp tết Nguyên đán 2023
Điều hành hệ thống điện dịp Tết gặp nhiều khó khănĐiều hành hệ thống điện dịp Tết gặp nhiều khó khăn