IEA: Trung Quốc đang dẫn đầu “kỷ nguyên điện”
IEA cho rằng Trung Quốc dẫn đầu “kỷ nguyên điện” (Ảnh: Getty/Wengen Ling) |
Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới thường niên được công bố vào thứ Tư (16/10), IEA cho biết sản xuất năng lượng sạch đang tiến triển với "tốc độ chưa từng có" khi sản lượng pin và tấm pin mặt trời tăng vọt nhờ ngành công nghiệp, xe điện và trung tâm dữ liệu.
IEA lưu ý rằng, Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2030, mặc dù vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Chỉ riêng sản lượng điện mặt trời của Trung Quốc đang trên đà vượt qua tổng nhu cầu điện của Hoa Kỳ vào thập kỷ tới.
Theo cơ quan giám sát năng lượng thế giới, các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đã làm lộ rõ sức ép lên hệ thống năng lượng toàn cầu và nhu cầu đầu tư để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang “công nghệ sạch hơn và an toàn hơn”.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol lý giải: “Trong lịch sử năng lượng, chúng ta đã chứng kiến kỷ nguyên than đá và kỷ nguyên dầu mỏ”.
Ông nói thêm: “Chúng ta hiện đang tiến nhanh vào kỷ nguyên điện, kỷ nguyên sẽ định hình hệ thống năng lượng toàn cầu trong tương lai và ngày càng dựa trên các nguồn điện sạch”.
IEA cho biết, năm ngoái, lượng năng lượng sạch kỷ lục đã được đưa vào sử dụng trên toàn cầu, bao gồm hơn 560 gigawatt (GW) công suất điện tái tạo. Gần 2 nghìn tỷ USD đang được đầu tư vào các dự án năng lượng sạch trên toàn thế giới hàng năm, gần gấp đôi số tiền đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, tổ chức có trụ sở tại Paris này cho biết.
Báo cáo cho biết: "Cùng với năng lượng hạt nhân - chủ đề đang được nhiều quốc gia quan tâm trở lại, các nguồn phát thải thấp sẽ tạo ra hơn một nửa lượng điện của thế giới trước năm 2030".
Đồng thời, theo cơ quan này, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn được dự đoán sẽ đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này, vì việc triển khai năng lượng sạch "chưa đồng đều về công nghệ và giữa các quốc gia".
Bất chấp "động lực ngày càng tăng của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch", IEA cho biết thế giới "vẫn còn lâu nữa mới đạt được quỹ đạo phù hợp" với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
D.Q
RT
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
IEA đảm bảo thị trường dầu mỏ trước căng thẳng toàn cầu
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
IEA: Trung Quốc đang dẫn đầu “kỷ nguyên điện”
-
Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Singapore mong muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển điện gió ngoài khơi