Dầu thô Nga sẽ bị áp giá trần trong trường hợp nào?
Chính sách phải được hoàn thiện về mặt chi tiết trước ngày 5/12 – thời điểm lệnh cấm vận dầu Nga của EU đi vào hiệu lực. Tuy nhiên, G7 vẫn đang tiếp tục thảo luận về mức giá áp trần cụ thể.
Về mặt quy tắc, nếu dầu thô Nga vẫn đang ở trên biển, giá dầu phải được bán ở mức trần hoặc thấp hơn. Quy tắc này áp dụng cho cả trường hợp bán lại dầu. Thật vậy, nguồn tin nội bộ G7 cho biết: “Sau khi đã dỡ hàng, dầu có thể được bán theo giá thị trường. Miễn không chở dầu qua đường biển một lần nữa, thì chúng tôi sẽ không xem đấy là dầu ‘nhập khẩu qua đường biển’ của Nga nữa”.
Như vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng tàu để vận chuyển dầu Nga đi nơi khác, giá bán dầu sẽ bị giới hạn trở lại, trừ khi dầu thô đã được tinh chế thành những sản phẩm khác.
Mục tiêu của kế hoạch áp trần giá là để đảm bảo doanh thu dầu thô của Moscow quay trở lại mức trước khi nổ ra cuộc chiến Nga – Ukraine. Đồng thời, đảm bảo dầu thô Nga tiếp tục có mặt trên thị trường để tránh tình trạng bùng nổ giá.
Giới hạn giá dầu Nga sẽ chỉ áp dụng cho lần giao dịch đầu tiên |
G7 và Australia thống nhất áp giá cố định với dầu Nga |
Nhận định về tác động phong tỏa dầu thô Nga của EU |
Dầu Nga đang tràn ngập ở châu Á |
Ngọc Duyên
AFP
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3