Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 37 – kỳ cuối)

13:27 | 16/12/2022

4,637 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lịch sử dầu mỏ là bức tranh gồm những chiến thắng và một loạt các sai lầm phải trả giá đắt. Nó chính là sân khấu để phô diễn giá trị và nền tảng đạo đức con người.

CHƯƠNG 36: TIẾP TỤC BƠM DẦU VÀO THỊ TRƯỜNG: GIÁ SẼ THẤP ĐẾN MỨC NÀO?

Vào những năm 1980, giá dầu ở thế cân bằng bấp bênh, khiến mọi con mắt đều đổ dồn vào từng biến động nhỏ của nó. Như lời Tổng thống Esso Europe nói năm 1984: "Ngày nay, giá dầu là một biến số chính trong phương trình của chúng ta và là nguồn gốc đơn lẻ lớn nhất của sự thiếu chắc chắn về tương lai". Giá dầu bắt đầu tăng lại, suy giảm hay sẽ tụt mạnh? Thời gian nối tiếp thời gian, câu hỏi: "Nó có thể thấp tới mức nào?" dường như là điệp khúc ngày càng quen thuộc trên thế giới, không chỉ ở những công ty năng lượng mà còn ở các công ty tài chính cũng như hành lang chính phủ và ở bất kỳ đâu. Dĩ nhiên, câu trả lời của nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các công ty dầu mỏ. Nhưng, xa hơn nữa, điều này sẽ quyết định "quyền năng dầu mỏ" trong tương lai đối với chính trường thế giới và tác động ghê gớm đến triển vọng kinh tế toàn cầu và chuyển đổi cán cân sức mạnh chính trị và kinh tế thế giới. Giá dầu cao sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu dầu mỏ, từ Arập Xêút tới Libya, tới Mexico tới Liên bang Xô Viết. Nhờ nguồn thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, Liên bang Xô Viết đã mua công nghệ của phương Tây để tiến hành hiện đại hóa kinh tế đất nước. Giá dầu thấp sẽ có lợi cho các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ bao gồm hai nền kinh tế mạnh là Đức và Nhật. Bị kẹp giữa và có phần bấp bênh là cường quốc Mỹ. Nước Mỹ có lợi ích ở cả hai phía – xuất khẩu và nhập khẩu. Mỹ là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới. Một phần lợi ích của hệ thống tài chính Mỹ tỷ lệ thuận với giá dầu. Vậy nếu buộc phải lựa chọn, Mỹ sẽ đứng về phía nào?

Mặc dù ngày càng trở nên nghiêm ngặt vào 1984, hệ thống quota mới của tổ chức OPEC vốn không phát huy hiệu quả. Sản xuất của các nước không thuộc OPEC vẫn tăng; than đá, năng lượng hạt nhân, và khí đốt tự nhiên vẫn dần chiếm dụng thị phần của dầu mỏ và nhu cầu dự trữ dầu mỏ ngày càng giảm. Chắc chắn rằng, khi các nhà xuất khẩu thuộc khối OPEC nhận thấy doanh thu của họ giảm, thì việc gian lận hạn ngạch giữa những nhà xuất khẩu này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nếu họ không đạt được tham vọng về doanh thu thông qua giá cả, thì họ sẽ giảm giá và tăng sản lượng. Trong một hành động tự làm khó mình, OPEC đã thuê công ty kiểm toán quốc tế giám sát vấn đề hạn ngạch. Người ta hứa hẹn sẽ cho phép các kế toán xem mọi hóa đơn, tài khoản, vận đơn. Tuy nhiên, họ đã không hề được tiếp cận những thứ ấy; thực tế, họ gặp phải khó khăn lớn, ngay cả trong việc tìm hiểu về một số quốc gia OPEC và hoàn toàn bị khước từ mọi thông tin quan trọng. Trong khi đó, rất nhiều các nhà xuất khẩu, để thoát khỏi hạn ngạch và tránh việc mua bán dầu mỏ đang giảm sút, đã chuyển sang chính sách hàng đổi hàng (thương mại đối lưu), nghĩa là đổi dầu trực tiếp lấy vũ khí, máy bay, và các sản phẩm công nghiệp có ảnh hưởng đối với thị trường thế giới, do nguồn cung ứng dầu mỏ tăng quá mức.

Cao hay thấp?

Sức mạnh của thị trường không dễ dàng bị kìm hãm. Theo chỉ đạo của Chính phủ Anh do Đảng Lao động cầm quyền, Công ty Dầu lửa quốc gia Anh (BNOC) thuộc sở hữu nhà nước được thành lập vào những năm 1970, không chỉ là kho chứa trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của Anh tại Biển Bắc, mà còn đảm nhận chức năng kinh doanh cụ thể. Nghĩa là công ty này sẽ mua của các nhà sản xuất vùng Biển Bắc 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày và sau đó bán cho các nhà máy lọc dầu. Do đó, BNOC nắm vai trò định giá quan trọng trong thị trường dầu mỏ thế giới, chịu trách nhiệm thông báo giá dầu mua vào và bán ra. Nhưng, với tình trạng giá dầu mỏ đang sụt giảm, BNOC rơi vào khó khăn lớn khi mua hơn một triệu thùng dầu mỗi ngày với cùng một giá nhưng lại bán ra với giá thấp hơn. Điều đó đã khiến BNOC và Ngân khố Anh bị thua lỗ đáng kể. Bình luận về sự việc này, một quan chức chính phủ không giấu nổi bức xúc: "Thật là đau đớn cho Bộ ngân khố khi một đơn vị nhà nước phải mua dầu với cái giá 28,65 đô-la lại phải bán ra với giá thấp hơn." Còn nữ Thủ tướng Margaret Thatcher tỏ ra vô cùng bất bình. Về nguyên tắc, bà không thích các công ty nhà nước – nếu được, thậm chí bà ủng hộ "thị trường tự do" và phản đối sự can thiệp của chính phủ hơn cả Ronald Reagan; và việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước là cương lĩnh cơ bản trong đường lối chính trị của bà. "Người đàn bà thép" không thấy có lý do gì phải giữ lại BNOC, và mùa xuân năm 1985, bà đã không ngại ngần khai trừ nó. Hành động này đã khiến Chính phủ Anh không còn hứng thú với việc kinh doanh dầu mỏ trực tiếp. Việc loại bỏ BNOC đã làm mất đi một yếu tố giữ giá mà OPEC sử dụng. Đó là một thành công nữa đối với thị trường dầu mỏ.

Tóm lại, trong ngành công nghiệp dầu mỏ, nếu giá cả giảm xuống một vài đô-la, nó sẽ hồi phục và bắt đầu tăng giá trở lại cho đến cuối những năm 1980 hay đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, do nhu cầu dầu mỏ thấp, cộng với khả năng cung ứng dầu tăng, và sự chuyển dịch sang nguồn năng lượng khác, tất cả đều đẩy đến một hướng, đó là giảm giá. Nhưng giảm đến đâu?

OPEC - Tiến thoái lưỡng nan

Vào giữa những năm 1980, OPEC phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Tổ chức này có thể cắt giảm giá; nhưng vấn đề là giảm tới đâu? Hoặc cũng có thể giữ giá. Nhưng làm thế sẽ tạo cơ hội cho các quốc quốc gia không thuộc khối OPEC, vốn đang cạnh tranh về nguồn năng lượng và dự trữ bành trướng và chắc chắn thị phần của OPEC sẽ bị giảm đi. Các nước OPEC xuất khẩu dầu mỏ càng nhiều thì càng làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Thậm chí mặc dù cuộc chiến Iraq-Iran đang kéo dài, xuất khẩu của hai quốc gia tham chiến này vẫn đang trên đà hồi phục. Cả Nigeria cũng đang tăng sản lượng, và, do đang khan hiếm nguồn thu nên quốc gia này đã có thời ban hành chính sách "Nigeria trước tiên", nghĩa là tối đa hóa xuất khẩu. Như vẫn thường xảy ra, vấn đề phụ thuộc nhiều vào Saudi.

Năm 1983, Arập Xêút đảm nhận vai trò quốc gia sản xuất dầu chủ đạo, bằng cách thay đổi sản lượng để hỗ trợ chính sách giá của OPEC. Nhưng năm 1985, chi phí so với chi phí của các quốc gia sản xuất khác đã tăng lên một cách không hợp lý. Giữ giá nghĩa là chấp nhận giảm mạnh sản lượng và mất thị phần đồng thời giảm đáng kể doanh thu. Thời điểm mà Arập Xêút kiếm được nhiều nhất, lên tới 119 tỷ đô-la là vào năm 1981. Đến năm 1984, doanh thu của quốc gia này đã giảm xuống còn 36 tỷ đô-la, và sẽ còn giảm hơn nữa, xuống 26 tỷ đô-la vào năm 1985. Trong khi cũng giống như các nước xuất khẩu dầu mỏ khác, Arập Saudi đã mạnh tay đối với các khoản chi và chương trình phát triển, mà hiện tại đã được cắt giảm một cách đáng kể. Khi đó, quốc gia này tuyên bố thâm hụt lớn ngân sách và dự trữ ngoại tệ giảm sút. Tình trạng bất ổn nghiêm trọng đến mức mà việc công bố ngân sách quốc gia đã bị trì hoãn vô thời hạn.

dau mo tien bac va quyen luc ky 37 ky cuoi

Việc đánh mất thị trường dẫn tới một hậu quả khác; đẩy vị thế của Arập Xêút ra bên lề sân khấu thế giới. Tầm ảnh hưởng chính trị bị giảm sút nghiêm trọng, và đang có xu hướng trầm trọng hơn, đi ngược lại với nguyên tắc căn bản trong chính sách an ninh của vương quốc này, vào thời điểm cuộc chiến giữa Iran và Iraq đang đe dọa khu vực và Ayatollah Khomeini tiếp tục nuôi mối thù truyền kiếp với Arập Xêút. Thị trường bị mất cũng khiến Saudi không còn giữ được vai trò chính trị của mình tại khu vực Trung Đông cũng như trong cuộc tranh chấp giữa quốc gia này và Israel cũng như đối với các quốc gia công nghiệp phương Tây. Quyền năng dầu mỏ đang dần không còn quá nhiều ý nghĩa. "Về nguyên tắc, chúng ta phải phân biệt giữa kinh tế với chính trị", Yamani phát biểu trên đài truyền hình Saudi. "Nói cách khác, những quyết sách chính trị không ảnh hưởng đến luật pháp và bộ mặt kinh tế. Nhưng dầu thô có quyền lực chính trị và không ai có thể phủ nhận là nhờ dầu mỏ, Arập đã khẳng định sức mạnh chính trị của mình vào năm 1973 và đạt đến đỉnh điểm đối với thế giới phương Tây năm 1979. Hiện nay, chúng ta đang chịu tác động do quyền lực chính trị của Arập dựa trên dầu mỏ không còn mạnh nữa. Đây là sự thật rõ như ban ngày."

Người dân Saudi đã lên tiếng cảnh báo sau khi phát đi thông điệp tới các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC cũng như phi OPEC khác. Họ sẽ không chịu để mất thị phần thêm nữa; kiên quyết không tha thứ cho việc vi phạm cam kết quota của các quốc gia OPEC khác và gia tăng sản xuất của các quốc gia phi OPEC; Họ sẽ không đóng vai trò nhà sản xuất quyết định nữa. Nếu cần thiết, Arập Xêút sẽ làm lụt thị trường. Những lời cảnh báo như vậy phải chăng đã gây nên một lời đe dọa nghiêm trọng, một ý định được biểu lộ rõ ràng? Hay chỉ là trò lừa phỉnh nhằm mục đích dọa chơi? Tuy nhiên, nếu Arập Xêút không tiến hành thay đổi thì, một cách logic, có thể quốc gia này hy vọng sản lượng của họ sẽ giảm xuống một triệu thùng một ngày hoặc ít hơn, trong khi các thị trường xuất khẩu đồng loạt biến mất. Trong những hoàn cảnh như vậy, và đặc biệt khi dầu mỏ là nhân tố then chốt quyết định vị thế và tầm ảnh hưởng của quốc gia, thì trên sân khấu chính trị thế giới, Arập Xêút không còn là Arập Xêút nữa.

Thị phần

Trong những ngày đầu tiên của tháng 6 năm 1985, bộ trưởng các nước OPEC đã nhóm họp tại Taif ở Arập Xêút. Yamani đọc một bức thư của Shah Fahd, người chỉ trích gay gắt các quốc gia OPEC đã gian lận và giảm giá dầu, khiến Arập Xêút bị mất thị trường. Arập Xêút sẽ không chấp nhận ở mãi tình trạng này. "Nếu các quốc gia thành viên cảm thấy họ có thể tự do hành động", Shah nói, "thì tất cả các quốc gia đều phải chịu chung tình cảnh và Arập Xêút sẽ chắc chắn bảo vệ các lợi ích riêng của mình".

Kết thúc bức thư của Shah, bộ trưởng dầu mỏ của Nigeria nói rằng ông hy vọng "thông điệp khôn ngoan này sẽ được thực hiện". Nhưng vài tuần sau đó, không hề có bằng chứng cụ thể nào cho thấy điều ấy xảy ra. Sản lượng dầu mỏ tại Arập Xêút đã giảm xuống mức 2.2 triệu thùng dầu mỗi ngày, bằng một nửa mức hạn ngạch và cao hơn một chút so với 1/5 sản lượng của quốc gia này nửa thập kỷ trước đó. Xuất khẩu của Arập Xêút sang Mỹ, với số lượng gần 1.4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 1979, giảm xuống chỉ còn 26,000 thùng mỗi ngày vào tháng 6 năm 1985, một con số vô cùng khiêm tốn.

Mùa hè năm 1985, sản lượng dầu mỏ của Saudi đôi lúc giảm xuống thấp hơn cả sản lượng của khu vực Anh quốc ở Biển Bắc. Đây quả là một sự xỉ nhục lớn. Đối với Saudi, điều này có nghĩa là họ đang hỗ giữ giá để Anh có thể sản xuất nhiều hơn, trong khi Thủ tướng Thatcher tiếp tục hô hào ủng hộ thị trường tự do và kiên quyết tỏ rõ sự bàng quan cho dù giá dầu cao hay thấp. Một mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn đang rất cận kề. Iraq đang tái điều chỉnh lại năng lực xuất khẩu của mình, mở rộng và lắp đặt thêm nhiều đường ống dẫn dầu mới, một số tuyến chạy qua lãnh thổ Arập Xêút. Bất kể chuyện gì đã xảy ra, số lượng dầu mỏ tăng thêm của Iraq sẽ sớm đẩy quốc gia này vào thị trường vốn đã bế tắc. Tình trạng này cần phải thay đổi. Phải làm điều gì đó và lần nữa, như những năm 1970, đó sẽ là giá cả, nhưng theo chiều hướng ngược lại. Vẫn là câu hỏi giá dầu sẽ thấp tới đâu? Bóng đen quá khứ đang hiện về ‒ John D.Rockefeller và viễn ảnh về một cuộc chiến giá cả. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, bằng cách gây lụt thị trường và hạ giá, Rockefeller cùng các cộng sự đã khiến các đối thủ phải vã mồ hôi hột. Các đối thủ buộc phải ngừng lại, tuân thủ luật chơi của Standard Oil, hoặc ngược lại, chống đối yếu ớt trước Standard Oil, kết quả là bị chệch khỏi quỹ đạo kinh doanh và bị thâu tóm. Tình hình này đương nhiên hoàn toàn khác với thực tế giữa những năm 1980; nhưng xét cho cùng cũng không quá khác biệt. Một lần nữa, một vụ lo sợ vã mồ hôi lại sắp xảy ra.

Arập Xêút từ chỗ giữ giá chuyển sang duy trì sản lượng ‒ mức sản lượng mong muốn ‒ và lựa chọn một đối sách thông minh: tiến hành các thỏa thuận netback (thỏa thuận ràng buộc giá) với đối tác Aramco và với các công ty dầu mỏ có vị trí chiến lược ở những thị trường trọng điểm. Theo thỏa thuận, Arập Xêút sẽ không áp một mức giá cố định đối với các nhà lọc dầu, mà thay vào đó, giá cả sẽ được tính dựa trên số tiền thu được khi bán các sản phẩm đã qua xử lý ra thị trường. Tuy nhiên, các nhà lọc dầu sẽ được đảm bảo khoản lợi nhuận nhất định, cụ thể là 2 đô-la/một thùng. Bất kể giá bán cuối cùng là bao nhiêu, các nhà lọc dầu sẽ được hưởng 2 đô-la và Arập Xêút sẽ nhận phần còn lại sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Lợi nhuận của nhà lọc dầu là không thay đổi. Vì vậy họ sẽ không gặp áp lực bắt buộc phải bán bằng được giá cao; miễn là là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Chỉ cần bán thêm một thùng dầu, họ có quyền bỏ thêm vào túi 2 đô-la, cho dù giá bán có là thế nào. Nhưng sản lượng dầu mỏ ngày càng tăng cộng với mối quan tâm đến giá bán giảm xuống sẽ góp phần đẩy giá dầu đi xuống.

Về phần mình, Arập Xêút hy vọng những thiệt hại do giá thấp sẽ được đền bù bằng cách tăng sản lượng. Nhưng Saudi cũng thận trọng thận trọng không muốn xảy ra tình thế đối địch quá căng thẳng; mục đích của nước này là phá bỏ mức hạn ngạch. Họ tập trung vào sản lượng, cái sẽ được thực hiện thông qua những thỏa thuận hỗ trợ giá. Làm thế, họ sẽ hướng chính sách mới của mình vào các thành viên khác của OPEC, những người đã gian lận và chiếm đi thị phần của họ, cũng như vào các quốc gia ngoài OPEC. Vào mùa hè năm 1985, điều hành viên cao cấp của một trong những đối tác của Aramco đã nhận được một cú điện thoại từ bộ trưởng dầu mỏ Yamani. Ông nhận thấy, trước đó viên điều hành đã nói rằng có thể ông sẽ quan tâm đến việc đẩy mạnh việc mua bán dầu mỏ với Arập Xêút nếu giá cả cạnh tranh, và Yamani cho biết điều đó giờ đã xảy ra. Viên điều hành bay tới London vào tháng 8 để thảo luận về điều khoản trong thỏa thuận giá ràng buộc (the netback terms). "Nghe cũng có vẻ cạnh tranh đấy", anh ta nói và quyết định ký ngay lúc đó. Aramco và một số công ty khác đồng ý ký những hợp đồng tương tự.

Rõ ràng là hợp đồng giá ràng buộc (netback) đồng nghĩa với việc Arập Xêút sẽ không còn quyết định đến giá dầu trên thị trường. Giá dầu sẽ không phụ thuộc vào sản lượng dầu bán ra thị trường. Và điều đó cũng có nghĩa là OPEC sẽ không can thiệp vào việc quyết định giá dầu nữa. Khi những thương vụ này được công bố rộng rãi vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1985 thì sự lo ngại và bất an gia tăng. Tuy nhiên, một khi Arập Xêút đã cam kết theo đuổi một chiến lược về thị phần, các nước xuất khẩu khác cũng sẽ khởi động kế hoạch cạnh tranh hoàn hảo nhằm bảo vệ mình. Những thỏa thuận giá ràng buộc (netback)được tiến hành ngày càng nhiều. Trong tình trạng ngành công nghiệp dầu mỏ đang xuống dốc trầm trọng, đây thực sự là cơ hội trời cho để tăng doanh thu từ việc lọc dầu, điều gần như không thể vào đầu những năm 1970.

Liệu giá dầu có giảm mạnh hay không? Hầu hết các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đều tính trước chuyện này nhưng họ hy vọng sẽ không rớt xuống quá mức 18-20 đô-la một thùng. Nếu thấp hơn thì hoạt động sản xuất ở khu vực Biển Bắc sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, họ đã nhầm. Thuế suất đánh vào khu vực Biển Bắc quá cao, đến nỗi mà, chẳng hạn như, tại khu vực khai thác dầu mỏ, Ninian, giá dầu giảm từ 20 đô-la xuống còn 10 đô-la cũng sẽ chỉ khiến các công ty mất có 85 xu. Và ngân khố Anh mới là đối tượng chịu thiệt hại lớn vì hiện đang quản lý phần lớn các mỏ dầu ở đây. Chi phí khai thác thực tế ở Ninian, tính bằng tiền mặt sẽ chỉ là 6 đô-la một thùng vì thế không có lý do gì phải hạn chế sản xuất nếu mức giá có cao hơn. Hơn nữa, việc tạm ngừng hoạt động sẽ rất phức tạp và tốn kém. Do đó các khu khai thác vẫn phải miễn cưỡng duy trì ngay cả khi giá dầu giảm xuống dưới 6 đô-la một thùng. Bình luận về điều này, George Keller, chủ tịch của Chevron phát biểu: "Sẽ không có mức giá sàn cụ thể". Nhưng khi ấy, ít ai nghĩ mọi chuyện sẽ bị đẩy đến mức đó.

Đầu tháng 11 năm 1985, mùa đông đang gần kề, giá dầu West Texas Intermediate trong các hợp đồng đặt trước tiếp tục leo thang, đạt 31,75 đô-la vào ngày 20 tháng 11 năm 1985, một kỷ lục chưa từng có trên thị trường Nymex, ngược với những dự đoán về nguy cơ sụt giảm giá dầu. Theo suy nghĩ của nhiều người, Arập Xêút thực sự không có ý như những gì đã tuyên bố. Đó đơn thuần chỉ nhằm hù dọa các quốc gia OPEC khác và củng cố lại nguyên tắc mà thôi.

Một tuần rưỡi sau thời điểm sốt giá tháng 11, OPEC nhóm họp một lần nữa. Động thái này đã đẩy Arập Xêút đến quyết định tuyên chiến giành thị phần trước các quốc gia OPEC khác. Hiện nay, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, bao gồm cả Arập Xêút đã ra tuyên bố sẽ giành lại thị trường đã mất từ tay các quốc gia ngoài OPEC. Cuộc họp đã đạt được thỏa thuận, trong đó bổ sung thêm một quy tắc mới: OPEC sẽ không còn bảo hộ về giá; mục tiêu của tổ chức sẽ là "bảo vệ mức thị phần hợp lý của các quốc gia OPEC trên thị trường thế giới nhằm đảm bảo mức thu nhập cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên". Tuy nhiên, những lời tuyên bố này thực sự có ý nghĩa như thế nào? Ngày 9 tháng 12, khi văn bản thỏa thuận được đưa vào căn phòng, nơi các nhà hoạch định chiến lược của một quốc gia OPEC đang nhóm họp để bàn thảo về tương lai, một trong số họ đã rất thoải mái phát biểu: "Ồ, lại là một thỏa thuận OPEC khác cho mùa đông." Sau đó, giá dầu bắt đầu giảm mạnh.

Cuộc khủng hoảng dầu thứ ba

Xét về mức độ, những sự kiện xảy ra trong thời gian này không kém phần căng thẳng và kịch tính so với cuộc khủng hoảng năng lượng giai đoạn 1973-1974 và 1979-1981. Dầu West Texas Intermediate đã giảm tới 70% trong vài tháng sau đó, từ mức 31,75 đô-la một thùng cuối tháng 11 năm 1985 xuống còn 10 đô-la một thùng. Thậm chí một số tàu chở dầu ở khu vực Vùng Vịnh chỉ bán với giá 6 đô-la một thùng. Trong hai cuộc khủng hoảng trước, cung ứng dầu mỏ bị gián đoạn và thiệt hại dù không đáng kể cũng đủ để đẩy mức giá tăng lên nhanh chóng. Điều này cũng đúng với cuộc khủng hoảng dầu thứ ba với biên độ sản lượng dao động không lớn. Sản lượng OPEC trong bốn tháng đầu năm 1986 đạt 17,8 triệu thùng mỗi ngày, chỉ cao hơn sản lượng năm 1985 9% và bằng hạn ngạch của năm 1983. Xét cho cùng, sản lượng dôi ra đó cũng không làm cho tổng sản lượng dầu mỏ bán ra thị trường trên toàn thế giới tăng quá 3%. Thế nhưng chính điều này cùng với những cam kết về thị phần, lại là nguyên nhân khiến giá dầu mỏ sụt giảm ngoài sức tưởng tượng nhiều tháng trước đó.

Rõ ràng đây là cuộc Khủng hoảng dầu mỏ thứ 3, nhưng tính chất của nó lại khác hoàn toàn với hai cuộc khủng hoảng trước. Thay vì đổ xô đi mua vì khan hiếm hàng, lần này, các nhà xuất khẩu lại đang loay hoay tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Và chính người mua chứ không phải các nhà xuất khẩu mới đang chơi trò "nhảy ngựa" nhằm mua được giá thấp nhất.Sự ngược đời này một lần nữa đặt ra vấn đề an toàn, nhưng ở khía cạnh mới, liên quan đến các nhà xuất khẩu. Nghĩa là, họ đòi hỏi có sự tiếp cận thị trường một cách an toàn nhất. Nghe thì có vẻ mới nhưng thực tế điều này đã từng xảy ra. Đó là vào những năm 1950 và 1960, sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã buộc Juan Pablo Perez Alfonzo tìm kiếm thị trường an toàn tại Mỹ, trước khi dời tới Cairo và chuẩn bị bước đệm để xâm nhập vào OPEC. Đối với người tiêu dùng, thì hình như tất cả những vấn đề về an toàn nguồn cung của những năm 1970 không liên quan gì đến cuộc chiến giành thị phần. Nhưng đối với người tiêu dùng, những quan ngại về đảm bảo cung cấp dầu trong những năm 1970 dường như không liên quan gì đến cuộc chiến giành thị phần. Nhưng trong tương lai thì sao? Liệu dầu nhập khẩu giá rẻ có tác hại đến vấn đề an ninh năng lượng, vốn được gây dựng liên tục suốt 13 năm trước đó?

Vấn đề ở chỗ giá cả không chỉ sụt giảm mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Lần đầu tiên trong lịch sử, không có một cơ chế định giá nào. Thậm chí không có lấy một chính sách giá chung của OPEC. Thị trường dầu mỏ sôi nổi, ít nhất là vào thời điểm ấy. Giá cả được định ra không phải thông qua những cuộc đàm phán gay gắt của các quốc gia OPEC thông qua hàng ngàn, hàng ngàn vụ giao dịch đơn lẻ. Những thỏa thuận giá ràng buộc,thỏa thuận giao ngay (spotback deal), thỏa thuận hàng đổi hàng, thỏa thuận về chế biến, hết thỏa thuận này đến thỏa thuận khác, dường như không có hồi kết về phiên bản của những vụ thỏa thuận, khi mà những nhà xuất khẩu đang đấu tranh giành giật thị trường. Không chỉ các quốc gia OPEC cạnh tranh với các quốc gia ngoài OPEC, mà thậm chí ngay cả giữa các quốc gia OPEC cũng đối đầu với nhau, bất chấp thỏa thuận đã ký vào tháng 12 năm 1985. Và, trong cuộc chạy đua khốc liệt này, người ta liên tục giảm giá dầu để duy trì thị trường. "Mọi người đã mệt mỏi vì những cuộc đàm phán không dứt cho mỗi chuyến hàng hay từng quý", lãnh đạo Uỷ ban marketing quốc gia Iraq giữa những năm 1986 cho biết. "Kết quả là, trưởng đàm phán của phía các nhà xuất khẩu dầu thô tạo ra vụ giảm giá hàng hoạt nhằm giảm giá dầu của các nước OPEC." Không phải là những vụ thỏa thuận cụ thể ‒ thỏa thuận giá ràng buộc hay cái gì khác – gây ra sụt giảm giá dầu mà là những yếu tố then chốt gây ra. Đó là việc ngày càng có nhiều dầu mỏ tìm kiếm thị trường thay vì thị trường đi tìm dầu mỏ, và vai trò của người điều tiết, trong trường hợp này là OPEC và đặc biệt là Arập Xêút, đã bị loại bỏ.

Phản ứng chung của giới hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ là sốc. OPEC sẽ làm gì? Có thể làm gì được chăng? Đáng buồn là, tổ chức này lại bị chia rẽ. Iran, Angiê và Libya muốn OPEC áp đặt một mức hạn ngạch mới thấp hơn hơn nhằm khôi phục lại giá 29 đô-la một thùng. Các quốc gia lớn về sản lượng dầu mỏ như Arập Xêút và Côoét vẫn quyết tâm giành lại thị phần, mặc dù rất đau xót, Yamani cũng buộc phải đổ mọi thứ lên đầu người mua dầu, khi nói với một giám đốc của một công ty dầu lớn rằng: "Tôi không bao giờ bán dầu cho những người không muốn mua." Trong khi đó, cuộc chiến gay gắt giữa Iran và Iraq, hai thành viên chủ chốt của OPEC, vẫn chưa tìm được lối thoát, và sự thù địch của Iraq đối với quốc gia xuất khẩu Arập cũng không hề giảm đi.

Các quốc gia ngoài OPEC cũng đang phải gánh chịu thua lỗ về doanh thu không kém. Sau đó, họ đã đón nhận những cảnh báo của OPEC nghiêm túc hơn và bắt đầu một "cuộc đối thoại." Mexico, Ai Cập, Oman, Malaysia và Angola tham dự cuộc họp OPEC với tư cách là quan sát viên vào mùa xuân năm 1986. Chính quyền phe bảo thủ Na Uy lúc đầu tuyên bố là thành viên của Phương Tây, và sẽ không chấp nhận đàm phán với OPEC. Tuy nhiên, dầu mỏ đã mang về cho chính phủ khoảng 20% doanh thu, và chính phủ không thể đáp ứng được nhu cầu ngân sách. Đảng cầm quyền thất bại và đảng đối lập – đảng lao động, lên thay. Thủ tướng mới ngay lập tức thông báo rằng Na Uy sẽ phải tiến hành nhiều biện pháp để ổn định giá dầu. Bộ trưởng phụ trách dầu mỏ của chính phủ mới đã có mặt trên du thuyền của Zaki Yamani ở Venice để tham gia thảo luận về giá dầu. Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa các quốc gia trong và ngoài OPEC không thu được nhiều kết quả khả quan. Do đó, do không có nhiều sự đồng thuận giữa các thành viên OPEC với nhau, hay giữa các quốc gia trong và ngoài OPEC, "việc bơm dầu vào thị trường" vẫn tiếp diễn qua cả mùa xuân năm 1986.

"Hành động nhỏ"

Rất nhiều công ty dầu mỏ đã không hề chuẩn bị gì để đối phó với cuộc khủng hoảng này, lãnh đạo các công ty tin rằng "họ" - OPEC - sẽ không dại gì chịu để mất phần lớn doanh thu của mình. Nhưng một vài công ty lại nghĩ khác. Các nhà hoạch định kế hoạch của Shell tại London xem xét vấn đề một cách thận trọng và đã bắt tay vào xây dựng kịch bản OCS (Oil Collapse Scenario) đối phó với việc giá dầu giảm. Công ty này cho rằng, các lãnh đạo của công ty xem đây là một vấn đề nghiêm túc ngay cả khi họ nghĩ điều này khó có thể xảy ra, họ thảo luận xem nên ứng phó thế nào, và bắt đầu có hành động phòng ngừa. Do đó, trái với phản ứng sốc ở các công ty dầu mỏ khác, tại Shell Centre nằm trên bờ nam của sông Thames mọi thứ vẫn trầm lắng và trật tự đến lạ kỳ. Các nhà quản lý tại đó cũng như ở khu khai thác, bắt tay vào công việc như thể họ đang thực hiện một chiến dịch đối phó với tình trạng khẩn cấp mà họ đã có dịp diễn tập.

Nhìn chung, một khi đã hiểu rõ vấn đề, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ đối phó bằng cách nhanh chóng và mạnh tay cắt giảm chi phí. Đặc biệt là giảm thiểu hết mức có thể chi phí khai thác và sản xuất tại Mỹ, một trong những quốc gia có chi phí dầu mỏ thuộc loại cao nhất thế giới và tỏ rõ sự chán nản nhất trước tình hình. Ai có thể quên vụ Mukluk, một dự án đầu tư thất bại, thiệt hại 2 tỷ đô-la, ở ngoài khơi Alaska? Và các công ty có khả năng linh hoạt cao nhất để ứng phó tại Mỹ; họ không thấy lo lắng trong việc mạo hiểm để đạt được thỏa thuận sau những cuộc đàm phán kéo dài với chính phủ như đã từng làm đối với các quốc gia đang phát triển.

Dĩ nhiên người tiêu dùng thì hồ hởi. Mọi nỗi lo lắng về khan hiếm dầu mỏ lâu dài đã tan biến. Mức sống cũng như cuộc sống không còn bấp bênh. Sau nhiều năm leo thang, giá dầu đã rẻ trở lại. Có vẻ lời tiên đoán về "ngày tận thế" chỉ là kết quả của sự tưởng tượng và cái gọi là "quyền năng dầu mỏ" hoàn toàn là vô hại và nhảm nhí. "Cuộc chiến xăng" ở những trạm đổ xăng được cho là đã biến mất vào những năm 1950 - 1960 giờ đã quay trở lại, nhưng hiện diện dưới hình ảnh của một cuộc chiến dầu mỏ toàn cầu. Và giá dầu có thể thấp đến mức nào? Giá xăng tại trạm bán xăng Billy Jack Mason của Exxon ở miền Bắc Austin, bang Texas đưa ra vào ngày khuyến mãi đầu tháng 4 năm 1986 rẻ hết mức có thể. Mức giá này có được là do được một đơn vị trong nước tài trợ, giá xăng không chì của Billy Jack ngày hôm đó là 0 xu một gallon. Hoàn toàn miễn phí. Đó là một mức giá không ở đâu có thể thấp hơn. Và kết quả là nó đã gây ra một cuộc náo loạn. Chín giờ sáng hôm đó, đoàn xe chờ đổ xăng kéo dài tới sáu dặm; một số người đã lái xe đến từ những nơi rất xa như Waco. "Điều cần thiết lúc này là phải có một hành động nhỏ nào đó", Billy Jack giải thích. Và khi được hỏi ý kiến, với tư cách là một chuyên gia dầu mỏ, về giá dầu trong tương lai, ông tuyên bố, "Điều đó phụ thuộc vào các nước khác. Chúng ta không thể làm gì cho đến khi Arập Xêút có mức giá hợp lý."

Một người Texas khác cũng đồng ý với Billy Jack Mason rằng mọi chuyện phải phụ thuộc phần nhiều vào Arập. Đó là George Bush, Phó tổng thống Mỹ và trong khi Billy Jack bán xăng với cái giá cho không biếu không thì ngài Bush đang chuẩn bị công du tới Trung Đông để thảo luận về dầu mỏ và những vấn đề khác. Chuyến thăm tới Arập Xêút và các quốc gia Vùng Vịnh đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng, trước cả cuộc khủng hoảng dầu thứ ba này. Nhưng hiện giờ chuyện đi ở của Ngài Bush lại rơi đúng vào thời điểm mà ngành xăng dầu và khí đốt của Mỹ, các nước xuất khẩu dầu mỏ, các nước tiêu thụ, và đồng minh của Mỹ ‒ tất cả đều chỉ quan tâm đến một câu hỏi: Mỹ sẽ làm gì để đối phó với giá dầu sụt giảm? Ngài Bush với kinh nghiệm, danh tiếng và sự xuất hiện đúng thời điểm đã cứu cánh cho những rắc rối của Chính quyền Reagan và chính sách của Mỹ vào thời điểm hết sức nhạy cảm với những mối quan hệ quốc tế.

George Bush

Một vài năm sau, vào đêm trước lễ nhậm chức tổng thống năm 1989, Bush đã nói: "Tôi xin nói thế này, nước Mỹ đã có một tổng thống biết rõ chân tơ kẽ tóc ngành công nghiệp khí đốt và dầu mỏ". Đặc biệt ông hiểu rõ thế giới của những đại gia dầu mỏ – những con người độc lập, dám làm, quyết đoán và nắm vai trò xương sống trong hoạt động khai thác dầu mỏ ở Mỹ. Họ là những người đã phải điêu đứng khi giá dầu tụt dốc. Đó là thế giới mà bản thân ông cũng đã trải qua trong những năm tháng quan trọng trong cuộc đời. Khi tốt nghiệp trường Đại học Yale năm 1948, Bush đã từ chối một công việc đúng chuyên môn của mình ở Phố Wall; sau cùng thì, cha ông từng là một đối tác của Brown Brothers, Harriman, trước khi là nghị sỹ bang Connecticut. Sau cuộc phỏng vấn vào tập đoàn Procter and Gamble thất bại năm 1948, ông đã bỏ việc tại Studebaker và quyết định lập nghiệp tại Texas, đầu tiên là Odessa, tiếp đến là vùng Midland lân cận, nơi tự coi mình là "thủ đô dầu mỏ Tây Texas" không lâu sau đó. Bush đã bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất của một nhân viên tập sự, từ sơn các thiết bị bơm dầu cho đến phụ trách bán hàng, lăn lộn khắp mọi nơi để hỏi khách hàng cần mũi khoan cỡ nào, loại đá nào và đề nghị đặt hàng.

Bush là người Miền Đông, theo cách gọi của một số người là có dòng dõi quý tộc nhưng cũng không hoàn toàn điển hình. Những người miền Đông từ xưa đã có truyền thống đáng quý tìm kiếm vận may từ những mỏ dầu, đầu tiên là gia đình nhà Mellons và Dews tại Spindletop, tiếp đến là, theo cách gọi của tạp chí Fortune, "đội quân những chàng trai khối các trường đại học vùng Đông Bắc Ivy League", trong đó có Bush, đã "hành quân xuống thị trấn dầu mỏ nằm ở phía Tây Texas hẻo lánh" - Midland ‒ "và tạo nên một đội quân làm giàu chưa từng có" giống như "một cuộc gặp gỡ giữa cây thường xuân và cây xương rồng" trong những năm sau Chiến thế giới thứ hai. Không phải ngẫu nhiên mà những cửa hàng bán đồ dành cho nam tốt nhất ở Midland, của Albert S.Kelly, đã phục vụ các khách hàng của họ theo đúng như cách mà các cửa hàng hiệu Brooks Brothers đã làm.

Rất nhanh chóng, trong cái thế giới nhỏ bé này, như Bush đã nói sau này, ông đã nhận ra cơn sốt dầu mỏ và thành lập một công ty độc lập về dầu, hợp tác làm ăn với những con người trẻ tuổi đầy tham vọng và khao khát kiếm tiền. "Người này có trang thiết bị, biết một vụ làm ăn, tất cả đều mong muốn làm giàu," một đối tác của ông cho biết. "Dầu mỏ chỉ là thứ hàng hóa ở Midland." Họ muốn một cái tên dễ nhớ; một đối tác khác đề nghị nên đặt tên công ty bắt đầu từ chữ A hoặc chữ Z, như vậy nó sẽ nằm ở đầu hoặc cuối danh bạ điện thoại chứ không bị chìm lấp ở giữa cuốn danh bạ. Lúc đó, bộ phim Viva Zapata! nói về cuộc cách mạng của người Mexico do Marlon Brando thủ vai, đang trình chiếu tại Midland và thế là họ đã chọn Zapata làm tên công ty.

Bush nhanh chóng nắm vững các kỹ năng kinh doanh dầu mỏ. Ông bay tới North Dakota trong điều kiện thời tiết xấu, tranh thủ sự quan tâm của những người nông dân vốn còn nhiều hoài nghi, đồng thời xem xét đống hồ sơ tài liệu của tòa án để tìm ra ai nắm quyền sở hữu các mỏ khoáng sản bên cạnh những khu mỏ mới phát hiện, chuẩn bị xây dựng đội lắp đặt và vận hành giàn khoan với tiêu chí nhanh tối đa, rẻ hết mức ‒ và, dĩ nhiên là thực hiện chuyến hành trình trở về miền Đông để huy động vốn của các nhà đầu tư. Vào một buổi sáng đẹp trời, giữa những năm 1950, gần Union Station ở Washington, D.C., ông thậm chí còn ký kết một vụ làm ăn với Eugene Meyer, nhà xuất bản tiếng tăm của tờ báo Washington Post, ngay khi còn đang ngồi tại hàng ghế sau trong chính chiếc limousin của Meyer. Nói thêm, Meyer cũng đã ủy thác cho con rể mình thực hiện thương vụ này. Meyer vẫn là một trong số các nhà đầu tư của Bush trong nhiều năm. Và có đúng là cái tên Zapata đã giúp Bush và đối tác của ông trong những vụ làm ăn mới hay không? "Nó tác động theo hai cách" Hugh Liedtke, đối tác của Bush trả lời. "Những cổ đông tham gia từ đầu và thu được lợi nhuận đầu tư nghĩ Zapata là một nhà ái quốc. Nhưng với những người tham gia vào vụ làm ăn ở thời điểm thị trường biến động nhiều nhất, và khi nó sập, lại nghĩ Zapata là một tên cướp."

Cuối cùng các đối tác đã nhất trí tách Zapata thành hai công ty và Bush đảm nhận dịch vụ kinh doanh dầu mỏ xa bờ, coi đó là hoạt động tiên phong và đi đầu trong việc phát triển tích cực hoạt động sản xuất và khoan dầu ngoài khơi ở Vùng Vịnh Mexico và trên khắp thế giới. Thậm chí ngày nay, khi hồi tưởng lại, những người môi giới chứng khoán khó tính vẫn còn nhớ rõ, khi gọi đến văn phòng của Zapata ở Houston để xem xét tình hình quý tới, phía đầu dây bên kia không phải là giọng Texas rè rè vẫn thường nghe mà là thứ giọng mũi đặc trưng kiểu Mỹ của George Bush. Ngoài làm CEO, Bush còn là nhân viên liên hệ nhà đầu tư bán thời gian. Ông đã trải qua chu kỳ bất thường của của ngành dầu khí nội địa thời hậu chiến. Do đó ông có thể biết sự nhạy cảm của ngành này trước biến động của giá dầu cũng như việc nó có thể bị tổn thương thế nào trước sự cạnh tranh từ nước ngoài, vốn bị lơ là trong những năm mà ở Trung Đông ngành dầu mỏ được đầu tư phát triển mạnh ‒ ít nhất cho đến khi Eisenhower áp đặt hạn ngạch vào năm 1959. Bush đã thực hiện bổn phận của mình rất tốt. Và gia đình ông là gia đình đầu tiên ở Midland xây bể bơi trong nhà.

Giữa những năm 1960, Bush nghĩ rằng chuyện kiếm tiền cũng đã đủ; còn cha ông làm thượng nghị sĩ cũng đã được mười năm; và thế là ông quyết định đi theo con đường của cha mình. Ông ngừng kinh doanh dầu mỏ và chuyển sang làm chính trị. Đảng Cộng hòa sau đó được thành lập ở Texas. Nhưng những bế tắc dai dẳng của Đảng Dân chủ tại bang này không phải là vấn đề duy nhất cần giải quyết. Đảng Cộng hòa sắp sửa được cải tổ, nhưng đang phải hứng chịu sự công kích từ phe cánh hữu, và Bush phải bảo vệ mình trước những cáo buộc của tổ chức quá khích John Birch Society rằng bố vợ ông là một nhà cộng sản.

Từ vị trí lãnh đạo của một hạt, Bush đã trở thành Nghị sỹ Quốc hội. Khác với Calouste Gulbenkian, tình bạn của ông với giới dầu mỏ không hề phai mờ; ông vẫn giữ mối thân tình với những đồng sự từ những ngày còn ở Midland. Với cương vị Nghị sỹ Quốc hội từ Houston, người ta chờ đợi ông trong việc bảo vệ ngành công nghiệp dầu khí, công việc mà ông đã làm rất tận tâm.Năm 1969, khi Richard Nixon đang xem xét việc bãi bỏ hạn ngạch vốn gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu dầu mỏ, Bush đã sắp xếp một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngân khố David Kennedy và một nhóm các nhà kinh doanh dầu mỏ tại nhà mình ở Houston. Sau đó, ông viết thư cảm ơn Kennedy vì đã dành thời gian tham dự buổi thảo luận. "Tôi cũng rất cảm ơn Ngài vì đã nói với họ những lời tốt đẹp về tôi, về sự quan tâm cũng như lòng nhiệt thành của tôi đối với ngành công nghiệp dầu mỏ," Bush nói. "Điều đó có thể làm hại hình ảnh của tôi trên tờ báo Washington Post, nhưng chắc chắn sẽ có ích ở Houston."Nhưng dầu mỏ không phải là vấn đề quan tâm lớn nhất trong chương trình nghị sự chính trị của Bush khi mà sự nghiệp của ông ngày càng thăng tiến ‒ từ một đại sứ Liên hợp quốc trở thành chủ tịch Ủy ban quốc gia Cộng hòa vào thời điểm chính trường Mỹ xôn xao vì vụ Watergate, và sau này là điều phái viên của Liên Hợp quốc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, giám đốc CIA hay ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại kéo dài bốn năm. Năm 1980, Ronald Reagan, người đã đánh bại ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đã chọn ông là người đồng hành với cương vị phó tổng thống.

Không giống như Jimmy Carter rất coi trọng năng lượng, Ronald Reagan chỉ coi đó là vấn đề thứ yếu. Ông vẫn cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năng lượng phần lớn là do những quy định và chính sách sai lầm của Chính phủ Mỹ. Giải pháp tháo gỡ là không để chính phủ từ bỏ việc tập trung vào năng lượng và quay trở lại "thị trường tự do". Dù sao thì Reagan cũng đã nói trong chiến dịch tranh cử của mình, rằng sẽ có nhiều dầu ở Alaska hơn là ở Arập Xêút. Một trong những hành động đầu tiên của Chính quyền Reagan là xóa bỏ sự kiểm soát giá dầu mà chính quyền Carter quy định trước đó. May mắn là trong quá trình chuyển sang chính sách "thờ ơ" với năng lượng, những diễn biến trên thị trường dầu mỏ trên thế giới lại có lợi cho chính quyền mới. Trong khi Jimmy Carter gặp rắc rối trước tình trạng giá dầu tăng, thì đó lại là nhân tố ủng hộ Ronald Reagan vào thời điểm ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống năm 1981, trước khi cuộc khủng hoảng giá dầu xảy ra nửa thập kỷ sau đó, và giá dầu điều chỉnh theo lạm phát thực tế đã thực sự bắt đầu một cơn trượt dài trước tình hình nhu cầu dầu giảm trong khi nguồn cung của các nước ngoài OPEC tăng lên. Việc giá thực tế của dầu giảm không những làm mất đi tầm ảnh hưởng của năng lượng mà còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau giai đoạn hồi phục và hạn chế lạm phát, hai đặc điểm nổi bật trong thời kỳ Reagan làm tổng thống. Dĩ nhiên, để tiếp cận được "thị trường tự do" phải phụ thuộc vào OPEC, một liên minh độc quyền. Vấn đề nằm ở chỗ tổ chức này đang cố ngăn chặn việc giá dầu sụt giảm nghiêm trọng nhằm bảo vệ và phát triển ngành năng lượng của Mỹ và những nơi khác. Sự kình địch kéo dài âm ỉ và âm thầm cho đến khi khủng hoảng giá dầu xảy ra vào năm 1986.

Điểm mấu chốt vào lúc đó, theo lời chủ tịch OPEC, ông Fadhil al-Chalabi là không có gì khác ngoài "cạnh tranh tuyệt đối". Và kết quả đã phản ánh ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ bị tàn phá nặng nề. Công nhân bị sa thải hàng loạt với tốc độ chóng mặt, các giàn khoan nằm la liệt trên những vựa dầu; và nền tài chính ở Southwest bị chao đảo khi vùng này rơi vào cuộc suy thoái kinh tế. Hơn thế nữa, nếu giá dầu tiếp tục giảm, nhu cầu về dầu mỏ của Mỹ sẽ tăng lên, đồng thời sản xuất nội địa chậm lại khiến nhập khẩu có cơ hội gây lụt thị trường một lần nữa như đã từng xảy ra trước đó vào những năm 1970. Một phương án được đặt ra là đánh vào thuế nhập khẩu, theo đó sẽ bảo vệ được ngành năng lượng nội địa và tiếp tục khuyến khích dự trữ năng lượng. Trong số những lời kêu gọi đánh vào thuế nhập khẩu không hề có một lời kêu gọi nào từ phía chính quyền Reagan. Một phương án khác là kêu gọi OPEC hợp lực hành động một lần nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc sự lơ là từ lâu của George Bush đối với vấn đề dầu mỏ sẽ chấm dứt. Trong chính quyền Reagan, còn ai vào đây với kinh nghiệm lâu năm trong ngành dầu mỏ, có thể đàm phán với Saudi về vấn đề này.

"Tôi biết là mình đúng"

Theo kế hoạch ban đầu, chuyến công du của Bush tới Vùng Vịnh vào thời điểm cuộc chiến giữa Iran và Iraq dường như không có hồi kết là nhằm bảy tỏ sự ủng hộ của chính quyền Mỹ với các nước Ả Rập có thái độ ôn hòa trong khu vực. Nhưng thật khó tưởng tượng nếu đến Arập Xêút mà lại không bàn về dầu mỏ, đặc biệt là khi giá dầu đã giảm xuống dưới mức 10 đô-la một thùng. Tình thế đã xoay chiều? Vào thập niên 1970, các quan chức Mỹ đã tập hợp tại Riyadh và đề nghị Arập Xêút tiếp tục giảm giá dầu, thế nhưng đến năm 1986, ngài Phó tổng thống Mỹ lại tới vùng đất này để yêu cầu đẩy giá dầu cao lên.

Chắc chắn Bush cảm thấy thế đã là quá đủ. Tình hình ở Texas và trong ngành dầu mỏ tồi tệ tương đương, thậm chí còn hơn cả những gì ông đã chứng kiến trong những ngày ông còn kinh doanh dầu. Hơn thế nữa, thái độ của chính quyền cấp cơ sở ở Southwest, đặc biệt là Texas, đột ngột trở nên gay gắt. Không chỉ sự quan tâm của Bush nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt từ phía chính quyền Reagan, mà Bộ trưởng năng lượng, John Herington cũng bị phớt lờ khi ông cảnh báo giá dầu giảm đã chạm mức đe dọa an ninh quốc gia.

Vào đầu tháng 4 năm 1986, đêm trước chuyến công du, Bush đã phát biểu rằng ông sẽ "cố gắng hết sức" để thuyết phục Arập Xêút rằng "chúng tôi quan tâm đến thị trường nội địa và vấn đề an ninh quốc gia... Tôi nghĩ cần phải trao đổi để ổn định tình hình. Không thể cứ để tình trạng giá dầu rơi tự do như những tay nhảy dù không mang dù." Bề ngoài, ông miễn cưỡng thừa nhận chính sách lấy thị trường tự do làm trọng tâm của chính quyền Reagan. "Giải pháp của chúng tôi là thị trường. Hãy để thị trường tự vận hành," ông khẳng định. Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng, "tôi tin, luôn tin rằng sức mạnh của nền công nghiệp Mỹ gắn liền với lợi ích sống còn của quốc gia". Bush bày tỏ rất thẳng thắn rằng ảnh hưởng của thị trường đã đi quá xa. Và ông nhanh chóng bị chính quyền Reagan tẩy chay. Một phát ngôn viên của Nhà trắng tuyên bố, "cách ổn định giá cả tốt nhất là để thị trường tự do phát triển." Chính quyền Reagan mỉa mai rằng, lẽ ra Bush nên thuyết phục Shah Fahd rằng chính các yếu tố thị trường, chứ không phải là các chính trị gia mới có vai trò quyết định mức giá.

Trạm dừng chân đầu tiên của Bush là tại Riyadh để tham dự lễ khánh thành tòa nhà đại sứ quán Mỹ. Tại bữa ăn tối với một số vị bộ trưởng, trong đó có Yamani, nội dung cuộc nói chuyện vẫn xung quanh vấn đề dầu mỏ, Bush đã bình luận rằng, nếu giá tiếp tục xuống quá thấp, thì sẽ gây áp lực buộc Quốc hội Mỹ xây dựng hàng rào thuế quan. Đến lúc đó, sẽ khó có thể ngăn không cho chuyện này xảy ra. Arập Xêút xem xét một cách nghiêm túc nhận định của Bush. Trạm dừng chân tiếp theo của ngài phó tổng thống là các tỉnh phía Đông thuộc Dhahran, nơi Shah đang cư trú. Đoàn đại biểu Mỹ dự đại tiệc tại Cung điện miền Đông. Những người phục vụ ở đây đeo kiếm và mang súng bên mình, và các trang đạn quấn chéo trước ngực. Để cho mật vụ Hoa Kỳ yên tâm, nòng súng được đặt dọc theo tường.

Một cuộc gặp kín với Shah đã được sắp xếp vào ngày hôm sau, nhưng sau buổi chiêu đãi, phía Mỹ nhận được thông báo thay đổi do Iran tấn công các thùng chở dầu của Arập Xêút. Bush đã được mời đến lúc nửa đêm để gặp Shah. Cuộc hội đàm kéo dài gần ba tiếng đồng hồ, đến tận hơn hai giờ sáng. Arập Xêút hốt hoảng lo sợ trước những đe dọa và trình độ quân sự hiện đại của Iran. Sứ mệnh của Bush cũng như chủ đề chính của câu chuyện xoay quanh vấn đề an ninh Vùng Vịnh và khả năng cung cấp cấp vũ khí của Mỹ. Dầu mỏ chỉ được đề cập thoáng qua nhưng theo các quan chức Mỹ, Shah Fadh bày tỏ hy vọng "thị trường sẽ ổn định". Các quan chức cho biết thêm rằng Shah "cảm thấy Arập Xêút, nói một cách dễ hiểu nhất, đã bị hiểu nhầm về vai trò của nó trong thị trường dầu mỏ."

Mặc dù bị chỉ trích tại quê nhà, phó tổng thống vẫn kiên định với quan điểm của ông về giá dầu. "Tôi biết mình đúng", ông phát biểu sau chuyến thăm Shah. "Điều mà tôi và quý vị biết là giá dầu thấp chắc chắn sẽ làm què quặt ngành năng lượng nội địa của Mỹ kéo theo nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước." Ngày hôm sau, trong bữa ăn sáng với các doanh nhân Mỹ tại Dhahran, ông Bush tuyên bố, "Hỡi quý vị, ở mức độ nào đó, chúng ta phải đặt lợi ích an ninh quốc gia lên trên hết. Để làm được điều đó, chúng ta phải có một nền công nghiệp vững mạnh. Là một chính trị gia, tôi luôn cảm thấy điều đó và tôi không có ý định thay đổi vào lúc này. Tôi tin tưởng rằng tổng thống cũng sẽ cùng cảm nhận như chúng ta."

Bush luôn tự hào về đức tính trung thành và trong năm năm qua ông đã chứng minh mình là một phó tổng thống rất trung thành. Ông chưa bao giờ đi trệch với phương châm của Nhà Trắng. Thế nhưng, bây giờ rõ ràng ông đang đi trệch hướng, và thái độ phản đối ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Một quan chức cấp cao ở Nhà Trắng đã gọi Bush đầy coi thường là "Ngài George tội nghiệp" và nói rằng vị trí của Bush "không nằm trong chính sách của chính phủ." Tuy nhiên Bush từ chối rút rui. "Tôi không biết rằng tôi đang bảo vệ nền công nghiệp [dầu lửa của Mỹ]. Những gì tôi đang làm là bảo vệ một vị trí mà tôi cảm thấy rất, rất cần thiết… Cho dù đó là sự trợ giúp hay tổn hại về mặt chính trị tôi cũng không thể quan tâm ít đi". Quan điểm chung cho rằng Bush không chỉ đơn thuần gây ra sự động chạm gây khó xử mà thật ra là một sai lầm cực kỳ ngớ ngẩn, một sai lầm có thể hủy hoại tham vọng chính trị của ông và cho thấy rõ xu hướng tự hủy hoại. Những người phản đối ông trở thành ứng cử viên của Đảng cộng hòa tranh cử cho vị trí tổng thống không thể chờ để sử dụng các đoạn trích từ bài phát biểu của Bush ở bang New Hamshire ‒ một bang lớn, cực kỳ quan trọng – và hoàn toàn không dính dáng gì đến dầu khí. Các phóng viên chuyên đề đã lên án ông vì đã nhún mình trước tổ chức OPEC và rêu rao rằng đây có thể là hành động tự vẫn chết người trong nỗ lực chạy đua vào vị trí tổng thống sắp tới. Tất nhiên, tại những bang có trữ lượng dầu lửa, ông được tán dương rất nhiều vì những gì đã nói. Thế nhưng bên ngoài những khu khai thác dầu mỏ, dường như chỉ có một tiếng nói duy nhất có thể nói điều gì đó tốt đẹp về vị trí của ông Bush, đó chính là bài xã luận của tờ Washington Post, tờ báo mà ông đã từng lo sợ sẽ tiêu diệt ông vì bày tỏ tình cảm ủng hộ nền công nghiệp dầu lửa. Ngược lại, giờ đây tờ Washington Post lại cho rằng vị phó tổng thống đã đề cập đến một điểm cực kỳ quan trọng trong lời cảnh báo của ông về nguy cơ giá thấp sẽ làm suy yếu nền công nghiệp năng lượng trong nước như thế nào, thậm chí nếu không ai muốn thừa nhận điều này. Tờ Post bình luận "Ông Bush đang vật lộn với một câu hỏi thực tế. Tình trạng ngày càng phụ nhiều vào nguồn dầu lửa nhập khẩu không phải là một viễn cảnh vui vẻ." Tờ Post khẳng định, nói tóm lại, ông Bush đã đúng.

Tuy nhiên trên thực tế, Bush đã thực sự nói những gì với các vị Bộ trưởng Ả rập về quan thuế dầu lửa? Liệu rằng đó chỉ đơn thuần là những nhận xét được đưa ra một cách ngẫu nhiên hay có cái gì đó mạnh mẽ hơn thế? Cho dù là vấn đề gì được nói hoặc nghe – vẫn luôn tồn tại một sự khác biệt lớn trong phương châm ngoại giao giữa hai bên – về sau, một số quan chức Arập nhấn mạnh rằng Bush đã đưa ra một lời cảnh báo rõ ràng rằng nước Mỹ sẽ áp đặt thuế quan nếu giá vẫn thấp, thậm chí nếu quan thuế hoàn toàn trái ngược với phương châm chính sách Reagan. Và người Nhật tuyên bố rằng nếu nước Mỹ thẳng tay áp đặt thuế quan lên dầu mỏ nhập khẩu, họ cũng sẽ làm như vậy để bảo vệ chương trình đa dạng hóa năng lượng của nước này, đồng thời để kiếm thêm một chút ngân sách cho Bộ Tài chính. Có một số vấn đề có thể khiến các nước xuất khẩu nổi giận nhanh hơn cả viễn cảnh về luật thuế quan ở những nước nhập khẩu dầu lửa, bởi vì những khoản tiền thuế như vậy sẽ chuyển thu nhập từ ngân khố của họ quay trở lại với ngân khố của người tiêu dùng. Nhưng thuế quan chỉ là một trong số nhiều vấn đề cần quan tâm khác. Arập Xêút cùng với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác, lo lắng về thâm hụt tài chính do giá dầu liên tục giảm. Hơn thế nữa, các quốc gia này đều không mấy thoải mái trước những chỉ trích bên ngoài và áp lực chính trị nhằm vào họ chỉ vì giá dầu giảm. Nhưng chuyến thăm của Bush giống như một động lực khuyến khích bình ổn giá cả. Một vài cố vấn riêng của phó tổng thống có thể đã cho rằng những nhận xét của ông như chỉ nhằm để trấn an giới dầu mỏ Mỹ, nhưng người Arập lại không hiểu thế. Những gì họ nghe được từ ngài Phó tổng thống Mỹ chính là phát biểu cho rằng giá dầu giảm đang gây bất ổn và đe dọa đến anh ninh nước Mỹ: nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ tăng mạnh và so với Liên Xô, Mỹ sẽ yếu đi cả về mặt quân sự lẫn chiến lược. Arập Xêút trông chờ vào Mỹ để bảo vệ an ninh cho mình; sau chuyến viếng thăm của Bush, chắc chắn họ sẽ phải để mắt tới nhu cầu an ninh của Mỹ. Arập Xêút lo ngại đến vấn đề an ninh khi đẩy mạnh sản xuất vào năm 1970. Và mối quan ngại này quay trở lại một lần nữa vào mùa xuân năm 1986. Họ đã chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có Ai Cập và Iraq, quốc gia đã rệu rã vì chiến tranh. Họ rất lo ngại về cuộc chiến Iran - Iraq và những hậu quả của nó. Trong tình trạng nhốn nháo và khó khăn đó, chuyến đi của Bush đã giúp Arập Xêút nhìn nhận lại cuộc chiến khốc liệt giành thị phần, nguyên nhân khiến giá dầu tụt giảm ghê gớm – và tìm ra lối thoát. Hơn thế nữa, cuối cùng thì những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ cũng đã rút được kinh nghiệm rằng "gian lận phải trả giá".

"Hara - Kiri" và 18 đô-la một thùng

Vẫn chưa có ai có ý tưởng gì về việc sẽ ứng xử thế nào trong một môi trường cạnh tranh, cũng như thực sự có kinh nghiệm về vấn đề này. Alirio Parra, quan chức cao cấp ngành dầu khí của Venuezuela đồng thời là quan chức kỳ cựu của OPEC đã cố gắng tìm ra một vài yếu tố lịch sử. Ông bắt đầu sự nghiệp với vai trò trợ lý cho Juan Pablo Pérez Alfonzo trong thời gian thành lập OPEC và trên thực tế ông đã cùng Pérez Alfonzo tham dự cuộc họp sáng lập tổ chức này vào năm 1960. Giờ đây, khi dường như nguy cơ OPEC giải tán đã rất gần kề, lục lại trí nhớ, Parra nhớ ra một cuốn sách mà ông đã đọc cách đó nhiều năm, có tên The United States Oil Policy (Chính sách dầu mỏ Hoa Kỳ) ‒ xuất bản năm 1962 của John Ise, giáo sư kinh tế trường Đại học Kansas. Sau nhiều lần tìm kiếm, cuối cùng, Parra cũng tìm thấy một bản copy cũ kỹ ở Caracas. Ông mang đến London và chăm chú đọc. "Một vài rủi ro liên quan đến dầu mỏ đã xảy ra ở Pennsylvania lại một lần nữa lặp lại ở hầu hết các khu sản xuất dầu," Ise đã viết như vậy. "Thực tế cũng đã xảy ra những bất ổn trong nghành dầu mỏ, sản xuất dư thừa vô tổ chức, biến động giá cả, cắt xén thỏa thuận và lãng phí dầu mỏ, vốn cũng như năng lượng." Tác giả miêu tả lại thời điểm những năm 1920. Bức tranh toàn cảnh về thực trạng "khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, cổ phiếu tăng vọt, dầu xếp chất đống thành thùng, giá dầu sụt giảm cũng như những nỗ lực điên cuồng nhằm hạn chế sử dụng dầu mỏ lãng phí hay bán như cho không..." Đó là trường hợp "mọi thứ rơi vào bế tắc, kìm kẹp và tuyệt vọng bởi một thứ hàng hóa mà mọi người đều cần là dầu mỏ." Ise nói thêm: "Các nhà xuất khẩu dầu mỏ đã cam kết thỏa thuận "hara-kiri" (hành vi tự sát của võ sĩ đạo nhằm giữ thanh danh) bằng cách giảm sản lượng như là biện pháp tháo gỡ vấn đề. rắc rối ở chỗ ai cũng hiểu nhưng không ai lựa chọn phương án này. "Mặc dù Ise đã viết cuốn sách này cách đây 60 năm, ngôn ngữ cũng như dự đoán của ông quá giống với Parra. Bản thân ông cũng thừa nhận nhận điều này.

Về sau, Parra, thành viên các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, đã thử xây dựng một hệ thống định giá mới, trong hệ thống này có tính đến yếu tố thị trường dầu mỏ và năng lượng là thị trường cạnh tranh. Người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Ông và những người khác tập trung thiết lập mức giá mới dao động từ 17 đô-la đến 19 đô-la ‒ và đặc biệt là 18 đô-la một thùng ‒ thấp hơn 11 đô-la so với giá chính thức 29 đô vài tháng trước đó. Xét trên vài khía cạnh, đây được coi là "giá đúng". Parra cùng hai người khác đã có một tuần làm việc với đại sứ quán Côoét tại Viên vào tháng 5 để thảo luận tính hợp lý của mức giá mới. Để kiềm chế làm phát, phải đưa giá dầu trở lại thời điểm giữa những năm 1970, vào trước thời điểm xảy ra cuộc Khủng hoảng dầu mỏ thứ hai. Một lần nữa, 18 đô-la là mức giá có thể cạnh trạnh được với các nguồn năng lượng và dự trữ khác. Đây dường như là mức giá cao nhất mà các nhà xuất khẩu có thể giành được trong khi vẫn đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu năng lượng cũng như thúc đầy tăng trưởng kinh tế ở các nước khác trên thế giới. Điều này có thể sẽ giúp nhen nhóm lại nhu cầu về dầu mỏ, và thậm chí có thể đảo ngược lại hoạt động sản xuất dường như không thể dừng được ở các quốc gia ngoài OPEC. Một quan chức cao cấp của OPEC cho biết 18 đô-la là "cái giá bất lợi cho nước tôi, nhưng các ngài có thấy đó là mức giá tốt nhất mà chúng tôi có thể có không?"

Tuần cuối cùng của tháng 5 năm 1986, sáu bộ trưởng dầu khí đã nhóm họp tại Taif của Arập Xêút. Theo ý kiến của một bộ trưởng, một vài bộ trưởng khác đã dự đoán giá dầu sẽ giảm chỉ còn 5 đô-la một thùng. "Không ai trong số những người có mặt muốn cho không hay biếu không dầu mỏ cho người tiêu dùng cả," bộ trưởng dầu khí Côoét phát biểu. Nhưng ông nói thêm, với giá cũ 29 đô-la một thùng thì OPEC "thua thiệt nhiều hơn được lợi".

Yamani đã thẳng thắn đánh giá vai trò của Arập Xêút: "Chúng tôi muốn điều chỉnh đối với xu hướng thị trường. Nếu kiểm soát được thị trường nhờ tăng thị phần, chúng tôi sẽ có hành động phù hợp. Chúng tôi muốn giành lại vị thế của mình trên thị trường dầu mỏ."

Các bộ trưởng tham dự đều nhất trí giá dầu ở mức 17 đến 19 đô-la một thùng và chấp thuận xây dựng hệ thống hạn ngạch mới phù hợp hơn. Những gì mới cách đây một vài tháng dường như bị xem là vớ vẩn thì giờ đây đã được nhìn nhận là kiến nghị sáng suốt. Trong bối cảnh hỗn loạn và bất ổn của cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần này, một sự đồng thuận với mức giá 18 đô-la một thùng rõ ràng đã kéo cuộc khủng hoảng thoát khỏi tình trạng đi theo vết xe đổ của cuộc khủng hoảng trước đó. "Đó là một quá trình có tác động từ từ", ông Alirio Parra nhận xét. Và không những các nhà sản xuất mà ngay cả các nhà nhập khẩu cũng thích mức giá này. Tuy nhiên, Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu hơn 99% lượng dầu cả nước, có vẻ muốn đợi giá dầu xuống thấp hết mức có thể. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ nếu giá dầu xuống quá thấp, thì trước hết, Nhật Bản sẽ phá vỡ những cam kết lớn và tốn kém đã thỏa thuận liên quan đến việc thay thế nguồn năng lượng mới, dẫn tới hậu quả là quốc gia này sẽ lại ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ, đẩy đất nước vào tình trạng bất ổn và rơi vào cuộc khủng hoảng tiếp theo. Hai là, vì dầu mỏ là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Nhật, do đó, giá thấp sẽ khiến thặng dư thương mại vốn đã lớn phình ra, làm trầm trọng thêm căng thẳng xung đột với các đối tác thương mại của Mỹ và châu Âu. Nhìn vào ngành công nghiệp dầu mỏ và cách thức quản lý của Chính phủ Nhật, người ta hoàn toàn tin tưởng rằng 18 đô-la là một mức giá hợp lý.

Cả nước Mỹ nhất trí mức giá mới này ‒ từ chính phủ đến phố Wall, từ ngân hàng cho tới các nhà dự báo kinh tế. Những lợi ích thu được từ việc giảm giá dầu (tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn) sẽ bù lại những tổn thất khác (liên quan đến các vấn đề của ngành năng lượng và khu vực Tây Nam). Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở một khía cạnh, ít nhất là theo nhận định mới. Những bất ổn trong hệ thống tài chính, cùng với sự bất mãn đối với các chính trị gia sẽ ngăn cản lợi ích. Và theo đại đa số ý kiến, giá dầu nên dao động đâu đó trong khoảng 15 đến 18 đô-la. Chính quyền Reagan đang nỗ lực hết sức để tái lập lại mức giá khoảng 18 đô-la. Đây là mức giá giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và hạn chế lạm phát, đồng thời cũng là mức giá mà ngành dầu mỏ nội địa của Mỹ có thể sống được, góp phần đáng kể vào việc làm giảm áp lực thuế quan. Do đó, chính quyền có thể duy trì cam kết về "thị trường tự do" và sẽ không phải có bất cứ hành động (can thiệp thị trường) nào. Khi mọi việc diễn ra như thế, thì chẳng cần phải làm gì nữa. Nhưng đồng thuận chỉ là một vấn đề. Cùng đưa ra hướng giải quyết mới lại là vấn đề khác. Tuy nhiên, những nỗ lực thực hiện đang rơi vào bế tắc, mặc dù tổn thất doanh thu ngày càng làm đau đầu các nước xuất khẩu. Các quốc gia Vùng Vịnh ít chịu ảnh hưởng nhất nhờ sản lượng dầu bán ra tăng mạnh. Lợi tức của Côoét chỉ giảm 4%, Arập Xêút giảm 11%. Những quốc gia bị tổn thất nhiều nhất là nước có thái độ thù địch và khó chịu với các khách hàng của mình ở phương Tây. Lợi nhuận thu được từ dầu mỏ của Libya và Iran trong nửa đầu những năm 1980 giảm 42% so với cùng kỳ năm 1985. Angiê thậm chí giảm nhiều hơn. Iran, không chỉ xét ở mức độ kinh tế là quốc gia chịu nhiều tổn thất nhất. Thậm chí ngay cả khi lợi tức đang giảm mạnh, Iran vẫn phải đầu tư vào cuộc chiến chống Iraq. Điều này đã đẩy Iran vào một giai đoạn mới căng thẳng hơn. Việc không quân Iraq tấn công vào các tàu chở dầu và các cở sản xuất dầu của Iran đã đẩy phí vận chuyển xuất khẩu nước này tăng lên. Làm thế nào để Iran có thể tiếp tục cuộc thánh chiến của Ayatollah Khomeini chống lại Iraq và Saddam Hussein trong tình thiếu tiền?

Sẽ phải làm điều gì đó sớm. Arập Xêút đã duy trì sản lượng của mình theo mức hạn ngạch cũ, nhưng hiện tại, quốc gia này bắt đầu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường nhiều hơn. Vào tháng 7 năm 1986, giá dầu thô tại Vùng Vịnh Ba Tư là 7 đô-la một thùng hoặc thấp hơn. Thế là quá đủ, và lãnh đạo Arập Xêút và Côoét nóng lòng muốn chấm dứt việc "bơm dầu vào thị trường". Họ đồng thời tỏ ý quan ngại về doanh thu trong tương lai. Hơn thế nữa, tình trạng biến động và bất ổn ngày càng trở nên nghiêm trọng, dẫn tới những rủi ro chính trị trên toàn thế giới có nguy cơ tăng lên. Thực tế, hầu hết các nhà hoạch định của OPEC đều kết luận rằng chiến lược thị phần, ít nhất về mặt ngắn hạn, đã thất bại. Nhưng làm sao thoát ra khỏi tình trạng này? Cách duy nhất là thiết lập hạn ngạch quota mới. Nhưng ai sẽ có mức quota như thế nào? Một vài quốc gia xuất khẩu cho rằng Arập Xêút đảm nhận lại vai trò "linh hoạt", và để đáp lại đề nghị này, Bộ trưởng Yamani nói, "Chắc chắn là không như thế rồi. Hoặc là tất cả các nước đều đóng vai trò linh hoạt, hoặc không gì hết. Về điểm này, tôi cũng ngoan cố như bà Thatcher vậy." Vào tháng 7, các chuyên gia OPEC đã hoàn thành kế hoạch định giá mới: mức dao động trong khoảng 17 đến 19 đô-la một thùng làm cơ sở giúp cải thiện tình hình kinh tế thế giới, kích cầu về dầu mỏ: "Đây có thể là một công cụ hiệu quả làm chậm và ngừng lại quá trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế," và "chắc chắn sẽ hạn chế giá dầu tăng cao trong tương lai". Nhưng, nếu giá dầu thấp hơn nữa, các nước xuất khẩu có nguy cơ vấp phải rủi ro nghiêm trọng: đó là "biện pháp bảo hộ cứng rắn tại các quốc gia công nghiệp có mức tiêu thụ dầu mỏ lớn," trong đó có cả "việc áp dụng thuế quan nhập khẩu ở hai thị trường Mỹ và Nhật Bản." Theo các chuyên gia, quy định hạn chế nhập khẩu của Eisenhower đặt trên lợi ích của người dân Mỹ.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, hạn ngạch quota sẽ yêu cầu làm mới quan hệ hợp tác giữa các nước xuất khẩu OPEC vốn có lập trường "cứng rắn," và có vẻ như tình hình không mấy khả quan trong cuộc họp sắp tới tại Sans-serif của các quốc gia thành viên OPEC vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1986. Điều đặc biệt là Iran phản đối quy định hạn ngạch mới. Nhưng trong lần tham dự hội nghị này, bộ trưởng dầu mỏ của Iran, Gholam Reza Aghazadeh đã có một buổi thảo luận kín tại dinh thự của Yamani. Ông trò chuyện thông qua phiên dịch. Có một thông tin quá bất ngờ đến nỗi Yamani phải yêu cầu nhắc lại. Theo Bộ trưởng dầu mỏ Iran thì quốc gia này đã sẵn sàng chấp nhận mức hạn ngạch tạm thời mà Yamani cùng các đồng cấp khác đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế, Iran lại không thực hiện điều này. Chính sách dầu mỏ của quốc gia này rõ ràng còn thực dụng hơn cả chính sách ngoại giao.

Chiến lược thị phần đã kết thúc. Nhưng khi công bố khôi phục lại hạn ngạch quota, OPEC kiên quyết bác bỏ gánh vác trách nhiệm một mình; nghĩa là các quốc gia ngoài OPEC cũng sẽ phải chung vai góp sức. Và các thỏa thuận được ký kết sau này đều chỉ ra từng phần trách nhiệm khác nhau của mỗi quốc gia ngoài OPEC. Trong đó, Mexico sẽ cắt giảm sản lượng. Na Uy cam kết giữ nguyên mức sản lượng hiện tại. Liên bang Xô Viết đứng ngoài hầu hết mọi cuộc thảo luận. Tháng 5 năm 1986, một quan chức cao cấp ngành năng lượng của Liên Xô đã giễu cợt ý kiến cho rằng quốc gia này chưa từng hợp tác một cách chính thức với OPEC. Liên Xô không phải là nước thuộc Thế giới thứ ba, ông khẳng định. "Chúng tôi không phải là nhà sản xuất chuối". Về mặt nào đó, điều này đúng; người ta sẽ chẳng tìm thấy chuối ở Matxcơva. Mặc dù có hay không có chuối, thì các quan chức Xô Viết cũng có thể nhận biết được cán cân thương mại của họ, và nếu thiệt hại ngoại tệ mạnh thu được từ dầu mỏ và khí gas tiếp tục diễn ra, có thể phá hỏng kế hoạch cải cách và hồi sinh nền kinh tế đình trệ của Liên Xô vốn vừa mới bắt đầu được tổ chức lại dưới thời Tổng thống Mikhail Gorbachev. Liên bang Xô Viết hứa sẽ cắt giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày cùng với nỗ lực cắt giảm của OPEC. Sự cam kết này khá mơ hồ và công việc phát hiện ra Liên Xô có xuất khẩu đúng như cam kết hay không quả là rất khó khăn, và các quốc gia OPEC có thể không bao giờ dám chắc người Nga thực sự có tốt bụng như những gì họ nói hay không. Tuy nhiên, trong tình trạng lộn xộn lúc này thì việc làm có tính biểu tượng đó thực sự quan trọng. Bước tiếp theo để ngăn chặn "sự bơm dầu vào thị trường" là trách nhiệm của OPEC trong việc chính thức hóa hạn ngạch và bắt tay vào điều chỉnh giá cả. Nhưng để thực hiện được, cần phải có thời gian chuẩn bị.

Tuỳ cơ ứng biến

Tháng 9 năm 1986, Trường đại học Harvard tổ chức kỷ niệm 350 năm ngày thành lập. Sự kiện này đã được lên kế hoạch trong nhiều năm; chứng tỏ vị trí của Harvard trong đời sống Mỹ và đóng góp của trường đối với nền giáo dục toàn cầu. Mọi thứ đều được huy động cho "lần thứ 350" này, từ việc chuẩn bị tôn vinh những người đã giành giải Nobel tới việc đặt làm chiếc bánh sôcôla kỷ niệm với thiết kế đặc biệt. Để thêm phần long trọng, Harvard đã chọn hai người, trong số năm tỷ người trên thế giới, để diễn thuyết. Thứ nhất là Thái tử Charles của Hoàng gia Anh, bởi dù sao đi nữa, John Harvard cũng đã di cư từ Anh Quốc sang Massachusetts, nơi mà năm 1636, ông đã tặng lại toàn bộ bộ sưu tập sách trên 300 cuốn của mình cho một trường đại học nhỏ, mà sau này đã mang tên ông. Người thứ hai là Bộ trưởng Năng lượng Arập, Ahmed Zaki Yamani, người đã học tại trường Luật Harvard một năm và hiện là nhà tài trợ lớn cho kho sách Đạo Hồi của trường. Thậm chí một phái đoàn của Harvard đã đích thân bay tới Sans-serif để trực tiếp mời Yamani và ông đã nhận lời.

Thái tử Charles đã vui vẻ đọc bài diễn văn rất sống động và hài hước, thu hút sự chú ý của rất nhiều khán giả. Về phần mình, Yamani lại có bài thuyết trình rất bài bản, nhiều thông tin, với những con số thậm chí lên đến hàng thập phân thứ hai. Bài thuyết trình được phát trước đó cho những khán giả ngồi chen chúc trong phòng hội nghị ARCO ở trường Kenedy School of Government để họ dễ theo dõi hơn. Bài thuyết trình đề cập toàn cảnh nhiều vấn đề chồng chéo, những sự kiện gây chấn động toàn cầu trong năm 1986 làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới, đồng thời đưa ra cả lời giải thích lẫn chứng minh cho những sự kiện đó. Với giọng đọc trầm, thi thoảng dừng lại mỉm cười nhìn khán giả, Yamani đã nhắc lại trận chiến giá cả của ông với các công ty dầu mỏ và các quốc gia OPEC cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Ông đã kêu gọi sự ổn định và công nhận dầu mỏ là thứ "hàng hóa đặc biệt", đồng thời bày tỏ hy vọng thế giới sẽ quay lại "trạng thái" ổn định khi giá dầu rơi vào 15 đô-la một thùng và tăng dần cùng với sản lượng của OPEC. Đó là tầm nhìn về trật tự thế giới tương lai. Nhưng liệu Yamani có thật sự tin vào điều đó hay không?

Cuối bài diễn văn, Yamani bắt đầu trả lời các câu hỏi. Ở câu hỏi cuối cùng, một vị giáo sư cao ráo, bình thản đứng dậy đề cập về những khó khăn khi thiết lập chính sách năng lượng ở Mỹ: Quốc hội mâu thuẫn với tổng thống, Thượng viện mâu thuẫn với Hạ viện, các bộ ngành mâu thuẫn với nhau, người này mâu thuẫn với người kia. Liệu bất đồng này có xảy ra ở Arập hay không? Và ông đề nghị Yamani nói sơ qua về quá trình lập chính sách năng lượng ở Arập Xêút. Rất nhanh chóng, vị Bộ trưởng Năng lượng trả lời không hề do dự: "Chúng tôi tuỳ cơ ứng biến!"

Khán giả cười ồ lên. Đó là câu trả lời rất hài hước nhưng cũng nêu lên một sự thật là chính phủ nước nào cũng cần ứng biến khi thiết lập chính sách. Tuy nhiên vẫn có gì đó lạ lẫm khi câu nói đó được phát ra từ một người theo trường phái suy nghĩ dài hạn và đóng vai trò trung tâm trong việc ban hành các quyết định chính sách dầu mỏ toàn cầu trong suốt một phần tư thế kỷ qua. Lúc đó, có lẽ không ai trong số khán giả biết rằng đó là những bài diễn thuyết chính thức cuối cùng của Yamani trước công chúng.

Một tháng sau, tháng 11, Yamani tham dự hội nghị ở Sans-serif. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch tái thiết OPEC của ông. Yamani đã làm theo những gì đã được chỉ thị, Arập Xêút không chỉ muốn giữ nguyên hạn ngạch và đảm bảo khối lượng mà còn muốn bán được dầu với mức giá cao hơn 18 đô-la, vượt xa mức 15 đô-la mà Yamani đã nói ở Harvard. Yamani thậm chí còn cho rằng việc tăng sản lượng và giá dầu lên cùng một lúc sẽ là không thể và điều này là hoàn toàn đi ngược với chính sách mà Shah đã đề ra. Tuy nhiên, Yamani cũng nỗ lực hết sức để xây dựng lại hệ thống hạn ngạch dầu mỏ. Một tuần sau cuộc họp, ông quay trở lại Riyadh và trong lúc ăn tối với bạn bè, Yamani nhận được một cuộc điện thoại yêu cầu ông bật vô tuyến và xem bản tin. Một mục nhỏ cuối buổi phát hình thông báo ngắn gọn rằng Ahmed Zaki Yamani "không phải" làm Bộ trưởng Năng lượng nữa. Đó cũng là lúc ông hiểu rằng mình đã bị loại bỏ. Ông đã làm việc được 24 năm, một khoảng thời gian dài, suôn sẻ; đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Và việc ông bị sa thải là một điều quá bất ngờ, một cú sốc cho sự nghiệp 24 năm. Lý do và cách mà Yamani bị hạ bệ đã trở thành chủ đề bàn tán khắp Arập Xêút cũng như trên toàn thế giới. Và đúng như dự đoán, đã có rất nhiều lời giải thích trái ngược nhau về sự kiện này. Ông đã làm hoàng gia tức giận khi đi ngược lại những gì được chỉ thị tại hội nghị Sans-serif, hơn nữa còn chỉ trích những chỉ thị này. Phản đối của Yamani về việc đổi hàng lấy hàng đã làm mất lòng những người có quyền lực và sự ra đi của ông là minh chứng cho thấy những chính sách mà ông đã công khai đề xuất từ trước đến nay đều không được chấp thuận. Nhiều ý kiến khác còn cho rằng, ông vấp phải sự chống đối tại Riyadh chính là vì thái độ kiêu ngạo, bề trên, luôn tỏ ra mình xuất thân cao quý và có uy tín trên toàn thế giới. Yamani là người của Shah Faisal nhưng ông này đã mất cách đây 12 năm và hiện tại, người lên nắm quyền và đưa ra các quyết định đối với những chính sách dầu mỏ là Shah Fahd. Năm 1986, Yamani nhận được rất ít sự ủng hộ từ phía các bộ trưởng và cố vấn khác vì cho rằng ông đang lấn át quyền lực của họ. Nhưng theo một số người, vấn đề mấu chốt là do Shah Fahd không ưa Yamani.

Xét về lâu dài, có lẽ chính sự sụt giảm mạnh mẽ và sau đó là giá dầu mỏ sụp đổ là nguyên nhân dẫn đến việc Yamani bị sa thải. Ngoài ra còn có lý do liên quan đến bài phát biểu của ông tại Harvard. Trước đó, một vài người ở Riyadh nghĩ rằng Yamani sẽ chỉ nói vài lời chung chung chứ không đề cập đến vấn đề nhạy cảm như vậy. Nhưng với một bài diễn văn 17 trang thì đó không phải là nói cho vui. Hơn nữa, chính sách mà Yamani ủng hộ trong bài phát biểu đó không phải là sự lựa chọn của Arập Xêút. Và ngay cả câu thành ngữ "tuỳ cơ ứng biến," không phải ai cũng biết, đã bị Riyadh coi đó là lời chỉ trích đối với Chính phủ Ả Rập. Kết thúc sự nghiệp quan trường, Yamani trở về cuộc sống bình thường, tập trung quản lý nguồn tài sản của ông, thành lập một viện nghiên cứu ở London, mua lại một hãng đồng hồ của Thụy Sỹ, điều hành nhà máy sản xuất nước hoa ở Taif, làm giáo viên bán thời gian tại trường Luật Harvard, và dĩ nhiên, thỉnh thoảng lại phát biểu về tình hình dầu mỏ trên thế giới.

Bình ổn giá

Các nước OPEC cuối cùng đã kết thúc giai đoạn căng thẳng bằng cuộc họp chính thức tại Sans-serif vào năm 1986. Đó cũng là cuộc họp chính thức đầu tiên của OPEC có sự xuất hiện của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập mới, Hisham Nazer. Giống Yamani, ông này xuất thân từ tầng lớp có học vị cao. Kém Yamani 2 tuổi, ông đã được đào tạo tại UCLA và từng làm thứ trưởng dưới thời Abdullah Tariki, vị bộ trưởng dầu mỏ đầu tiên của Ả Rập. Nhiều năm liền sau đó, Nazer giữ chức Bộ trưởng Kế hoạch, điều này giúp ông nhìn được mối liên hệ giữa dầu mỏ với nền kinh tế quốc gia và với những vấn đề tài chính của Riyadh. Tuy nhiên, ông không liên quan hay tham gia vào những chiến lược thị phần hiện đang bị bãi bỏ. Vấn đề khôi phục doanh thu là chủ đề trọng tâm của hội nghị tại Sans-serif. Những nước xuất khẩu đồng tình với mức giá "tham khảo" là 18 đô-la một thùng, dựa trên giá của vài loại dầu thô khác nhau. Các nước này cũng đạt được hiệp ước về hạn ngạch mà họ cho rằng sẽ duy trì được mức giá trên. Hội nghị chỉ có một bất đồng duy nhất là không đạt được thỏa thuận nào giữa Iran và Iraq về hạn ngạch của Iraq, trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn tiếp diễn và Iraq vẫn muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế thỏa thuận hạn ngạch chỉ được áp dụng cho 12 nước, Iraq đứng ngoài và tự quyết định hạn ngạch cho mình. Lại một lần nữa, Iraq đứng ngoài OPEC, giống như việc đất nước này đã rút khỏi tổ chức này vào năm 1961. Tuy nhiên, một mức hạn ngạch cũng được "áng chừng" cho Iraq, khoảng 1,5 triệu thùng một ngày, nâng tổng sản lượng dầu mỏ lên tới 17,3 triệu thùng mỗi ngày.

Trái với dự đoán không mấy lạc quan của nhiều người, hệ thống hiệp ước dầu mỏ đã tồn tại và hoạt động, dù trải qua nhiều lần sửa đổi trong các năm 1987, 1988, 1989; dù phải đối mặt thường xuyên với áp lực khắc nghiệt và ghê gớm của thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, giá dầu mỏ của OPEC không phải là 18 đô-la, mà phần lớn dao động trong khoảng từ 15 đô-la đến 18 đô-la. Giá dầu liên tục thay đổi và đôi khi rơi vào tình trạng rớt giá. Đã hơn một lần, hệ thống hạn ngạch tưởng như đã sụp đổ. Nhưng những nước xuất khẩu dầu mỏ đã đón nhận những khó khăn ấy với thái độ tích cực và thắt chặt đoàn kết. Dù sao đi nữa, các nước OPEC cũng đã tự cảm thấy gánh nặng của thời kỳ khủng hoảng và cũng đã phải chịu áp lực quá nhiều.

Giá dầu mới, được xây dựng ở mức thấp hơn, đã hoàn toàn ngăn chặn được đợt "sốt dầu" giai đoạn 1979-1981. Nền kinh tế đã làm lợi rất nhiều cho người dân. Nếu như hai đợt sốt dầu mỏ trong những năm 1970 đã khiến OPEC quy định "thuế OPEC", buộc các nước nhập khẩu mất thêm một khoản tiền lớn cho các nước xuất khẩu, và khi giá dầu sụt giảm thì nhờ chính sách này, 50 tỷ đô-la đã được trả lại cho các nước nhập khẩu. Đây là chính sách nhằm kích thích và duy trì sự ổn định của quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp đã bắt đầu từ bốn năm trước đó, đồng thời, hạn chế thấp tỷ lệ lạm phát. Trên phương diện kinh tế, cuộc khủng hoảng dai dẳng này đã kết thúc

Chiến tranh Iran - Iraq, gió xoay chiều

Tuy nhiên, về cả phương diện chính trị lẫn chiến lược, vẫn còn đó một mối đe dọa lớn. Cuộc chiến tranh leo thang giữa Iran và Iraq đã làm ảnh hưởng lớn tới sản lượng dầu mỏ toàn khu vực và ngay cả các nước xuất khẩu dầu mỏ. Đến năm 1987, cuộc chiến thậm chí đã vượt ra khỏi phạm vi hai nước tham chiến và lan rộng ra cả khu vực, lôi kéo các nước Arập tại Vùng Vịnh và cả hai siêu cường là Mỹ và Anh. Một năm sau đó, Iran chiếm được bán đảo Fao, ở cực nam của Iraq, gây ảnh hưởng trực tiếp đến Côoét. Fao được xem là cửa ngõ để đánh chiếm thánh phố Basra của Iraq, đe dọa chia cắt và xóa sổ một nước Iraq hợp nhất mà nước Anh đã thiết lập từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng dù quân đội Iran đã đến Fao, họ cũng không thể tiến xa hơn do vấp phải những vũng cát lầy và sự bao vây của quân đội Iraq lúc đó đã được tăng cường. Iran lâm vào thế bị động. Iraq bất ngờ chiếm được ưu thế và dùng tên lửa tấn công tàu của Iran ở Vùng Vịnh, "cuộc chiến dầu mỏ" dẫn đến việc Iran trả đũa bằng cách tấn công các bể chứa dầu của nước khác. Iran chĩa mũi súng sang Côoét, nước đang hỗ trợ Iraq. Quân đội của tướng Khomeini không chỉ tấn công tàu ra vào Côoét mà còn bắn ít nhất năm quả tên lửa vào Côoét.

Cũng giống như các nước Ả Rập khác, Côoét đã phản đối kịch liệt việc Mỹ bán vũ khí cho Iran đang hùng mạnh. Vì vậy, Côoét đã rất bất ngờ phanh phui vụ việc Mỹ bí mật bán vũ khí cho Iran nhằm đổi lấy tự do cho các con tin người Mỹ đang bị giam giữ ở Li Băng và cố gắng đàm phán với những "người theo chủ nghĩa ôn hòa" ở Tehran, cho dù đó là ai đi nữa. Sự việc này đã đẩy sự bất ổn sẵn có ở đất nước nhỏ bé này tăng lên. Những cuộc tấn công của Iran đã khiến Côoét phải viện đến sự giúp đỡ của Mỹ để bảo vệ tàu thuyền của nước này vào năm 1986 (đại sứ Mỹ ở Côoét khẳng định đã nhận được đề nghị này vào mùa hè 1986). Washington cũng choáng váng khi biết Côoét cũng đã cẩn thận nhờ vả sự bảo vệ của cả người Nga. Và khi thông tin đó đến tai những quan chức cao cấp của chính quyền Reagan, yêu cầu trước đó của Côoét, đã "không còn tồn tại". Mỹ phản ứng như vậy là do lo ngại nếu tham gia vụ này, Nga sẽ tăng tầm ảnh hưởng của mình lên tại Vùng Vịnh, điều mà Mỹ đang ra sức ngăn cản trong suốt hơn bốn thập kỷ và với người Anh thì khoảng thời gian này là hơn 165 năm. Nhưng bất kể là cường địch ở phương Đông hay phương Tây thì vấn đề cấp bách trước hết là đảm bảo việc vận chuyển dầu mỏ ở khu vực Trung Đông.

Tổng thống Reagan đã đích thân phát biểu về sự cần thiết phải tự phòng vệ của các nước Vùng Vịnh nhưng cũng cam kết nước Mỹ sẽ bảo vệ nguồn xuất khẩu dầu mỏ của khu vực này. Và vào tháng 3 năm 1987, chính quyền Reagan, với ý định loại bỏ sự ảnh hưởng của người Nga, đã tuyên bố với Côoét rằng, nước Mỹ sẽ đảm nhận toàn bộ công việc bảo vệ và nếu Côoét không chịu thì Mỹ sẽ chấm dứt mọi sự giúp đỡ. Mỹ có vẻ không chịu "chia đôi" ảnh hưởng với Nga. Sau đó, 11 tàu chở dầu của Côoét đã cắm cờ Sao và Sọc, dấu hiệu của những con tàu được lực lượng thủy quân Mỹ hộ tống. Vài tháng sau, những tàu chiến hạng nặng của Mỹ đã được phái đến tuần tra khu vực Vùng Vịnh. Người Nga, cuối cùng, chỉ có thể gửi vài tàu chở dầu của họ tới Côoét. Tàu của hải quân Anh, Pháp, cùng với lực lượng của Ý, Bỉ, Hà Lan cũng tới Vùng Vịnh để bảo vệ các tàu chở dầu. Người Nhật, do quy định của Hiến Pháp, không được mang tàu tới nhưng cũng đã góp vốn bằng cách tăng ngân sách bù vào chi phí duy trì quân đội Mỹ ở Nhật Bản và bỏ tiền đầu tư vào một số khu mỏ thuộc eo biển Hormuz do nước này phụ thuộc phần lớn vào lượng dầu mỏ từ Vùng Vịnh. Tây Đức cũng đã chuyển các chiến hạm từ Bắc Băng Dương sang Địa Trung Hải, mà theo lời của họ là để gánh một phần trách nhiệm của quân đội Mỹ tại Vùng Vịnh. Nhưng, với việc người Mỹ đang đứng đầu các lực lượng ở đây, nhiều người lo ngại về xung đột vũ trang giữa quân Mỹ và Iran Vào mùa xuân 1988, Iraq nhờ có vũ khí hóa học đã giành được phần thắng. Khả năng và ‎ ý chí để theo đuổi cuộc chiến của người Iran đã không còn. Kinh tế Iran cũng bị khủng hoảng nghiêm trọng. Thất bại này đã làm chế độ thống trị của Khomeini mất đi mọi sự ủng hộ. Quân đội của Iran đã không còn mạnh như trước. Mất mát do chiến tranh đã đeo bám đất nước này. Chỉ trong vòng một tháng, 148 quả tên lửa của Iraq đã bắn thẳng tới Tehran.

Trong số những người vận động ủng hộ Khomeini-Iran, vì theo nhiều nguồn tin, Ayatollah lúc này đã cao tuổi và lâm bệnh nặng, có Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, người phát ngôn của Chính phủ Iran và là chỉ huy trưởng quân đội. Ông xuất thân từ một gia đình giàu có chuyên làm nghề trồng quả pistachio (hồ trăn), và số tài sản của ông đã tăng đáng kể nhờ bất động sản ở Tehran dưới thời Shah. Bản thân Akbar là một giáo sĩ, học trò, đồ đệ của Khomeini và bắt đầu làm việc cho Shah từ năm 1962. Mặc dù có liên quan mật thiết đến vụ đàm phán "Đổi con tin lấy vũ khí" với Mỹ, ông này đã quay lại chỉ trích nền chính trị của Iran, mà theo ông, quá thiên về thần quyền phức tạp, vì thế, mọi người đã gọi ông là "Kuseh," nghĩa là cá mập. Ngoài Khomeini, ông là người có quyền quyết định cao nhất tại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Và ông nhận định rằng, đã đến lúc phải tìm giải pháp để kết thúc chiến tranh. Iran không còn bất cứ cơ hội nào để giành chiến thắng. Chi phí đổ vào chiến tranh quá lớn và dường như không có giới hạn. Những thất bại liên tiếp sẽ khiến cả chế độ của Ayatollah và tương lai của ông bị đe dọa nghiêm trọng. Hơn nữa, Iran, xét về cả phương diện ngoại giao lẫn chính trị, đang bị cô lập với thế giới bên ngoài, trong khi Iraq ngày càng mạnh.

Sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Vùng Vịnh lúc đó, thực tế đã dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp với Iran, bằng một thảm kịch rất bất ngờ. Vào đầu tháng 7 năm 1988, tàu khu trục Vincennes của Mỹ, từng đánh nhau với tàu chiến Iran, đã nhầm một máy bay dân sự của Iran, đang chở 290 hành khách là máy bay chiến đấu và bắn hạ. Đó là sự nhầm lẫn tai hại. Giới lãnh đạo Iran thì nghĩ khác. Với họ, đó không phải là sự nhầm lẫn, mà là dấu hiệu cho thấy Mỹ đã ra mặt và chuẩn bị tập trung sức mạnh to lớn vào cuộc đối đầu quân sự với Iran và hủy diệt chế độ Tehran. Iran, trong tình trạng khó khăn, sẽ không đủ sức kháng cự. Quốc gia này đã không còn đủ sức mạnh cũng như nguồn lực kinh tế để chống lại Mỹ. Hơn nữa, sau những nỗ lực bất thành trong việc dựa vào vụ tai nạn thảm khốc này để giành lấy sự ủng hộ từ bên ngoài, Iran hiểu họ đã hoàn toàn bị cô lập. Tất cả những yếu tố này đã buộc Iran phải cân nhắc lại việc tham chiến của mình.

Tuy nhiên, Rafsanjani vẫn phải đối phó với những trở lực lớn. Đó là lòng ham muốn báo thù Ayatollah Khomeini và cái đầu của Saddam Hussein chính là giá để đối lấy hòa bình. Nhưng tình hình thực tế của Iran đã khiến quan chức của Khomeini hiểu ra rằng Rafsanjani mới là người chiếm ưu thế. Vào ngày 17 tháng 6, Iran thông báo với Liên hợp quốc quyết định ngừng bắn. "Đưa ra quyết định này còn đau đớn hơn cả uống thuốc độc," Khomeini tuyên bố. "Con xin dâng tấm thân này cho Đấng tối cao và sẽ uống để làm vừa lòng Ngài." Thế nhưng, trả thù vẫn là tham vọng lớn nhất của Khomeini. "Đấng tối cao", ông nói, "sẽ đến lúc mọi khổ đau sẽ được hóa giải khi chúng con trả thù Al Saud, trả thù người Mỹ." Ayatollah đã không thể sống để chứng kiến ngày đó. Ông đã chết một năm sau đó.

Sau khi Iran gửi thông điệp lên Liên Hợp Quốc, phải mất 4 tuần và rất nhiều cuộc thương lượng, Iraq mới đồng ý về hiệp định ngừng bắn. Ngay khi Hiệp định ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 1988, Iraq lập tức khánh thành những chuyến tàu chở dầu từ Vùng Vịnh, vốn bị đình trệ trong suốt tám năm qua. Iran thông báo về dự định tái thiết nhà máy lọc dầu lớn ở Abadan, nơi khởi đầu của ngành Công nghiệp dầu mỏ ở Trung Đông, và cũng là nơi bị tàn phá nặng nề kể từ năm 1980, những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Sau bảy năm 11 tháng, chiến tranh Iraq - Iran kết thúc trong bế tắc dù phần thắng đã thuộc về Iraq. Và mục tiêu của nước này, sau khi giành chiến thắng, là áp đặt ảnh hưởng của mình lên Vùng Vịnh, khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng chiến tranh Iran-Iraq kết thúc còn ý nghĩa nhiều hơn thế. Cuối cùng thì nguy cơ chảy máu dầu khu vực Trung Đông đã bị loại bỏ, Vịnh Ba Tư đã không còn tiếng súng. Thời kì khủng hoảng liên tiếp ở thế giới dầu mỏ, bắt đầu từ trận chiến tranh Tháng Mười từ 15 năm trước, dọc theo một tuyến thủy lộ khác, đó là kênh đào Suez, cuối cùng đã kết thúc.

Một thời kì mới đã bắt đầu không chỉ vì chiến tranh kết thúc mà còn do những thay đổi trong mối quan hệ giữa các nước xuất khẩu và các nước tiêu thụ dầu mỏ. Tranh cãi về chủ quyền đã được giải quyết, những nước xuất khẩu có quyền sở hữu nguồn dầu mỏ chính thức. Vấn đề còn lại của các nước này trong những năm 1980 là tiếp cận thị trường một cách an toàn. Các nước xuất khẩu cũng hiểu rằng khách hàng của họ có nhiều sự lựa chọn hơn họ vẫn tưởng. Với họ, "an ninh nguồn cầu" cũng quan trọng không kém "an ninh nguồn cung" đối với những nước tiêu thụ dầu mỏ. Phần lớn các quốc gia xuất khẩu đều muốn chứng tỏ họ là nhà cung cấp đáng tin cậy và dầu mỏ là nguồn năng lượng bảo đảm. Với việc vấn đề lãnh thổ được giải quyết, chiến tranh Bắc Nam đã lùi vào quá khứ, những nước xuất khẩu có thể quan tâm nhiều đến kinh tế hơn là chính trị. Do có nhu cầu về vốn, một vài nước đã mở cửa cho phép các công ty tư nhân trong nước tiến hành khai mở cánh cửa mà họ đã đóng sập từ những năm 1970.

Những nước khác thậm chí còn tiến xa hơn, theo logic của sự hợp nhất – một xu hướng rất mạnh mẽ trong lịch sử ngành dầu mỏ – tự khẳng định lại mình, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường. Nhiều công ty sở hữu nhà nước của một số nước xuất khẩu, theo trào lưu của các công ty tư nhân, đã xuống nước mua lại những đơn vị phân phối. Petroleos de Venezuela đã xây dựng một hệ thống tiếp thị rộng lớn ở Mỹ và Tây Âu. Côoét đã tự biến mình thành một công ty thống nhất, với hệ thống lọc dầu ở Tây Âu và hàng ngàn trạm xăng ở châu Âu hoạt động dưới thương hiệu "Q-8". Quốc gia này thậm chí đã không dừng lại ở đó. Năm 1987, Margaret Thatcher, đi ngược lại những quyết định lịch sử của Winston Churchill vào năm 1914, đã đồng ý bán 51% cổ phần của chính phủ trong công ty British Petroleum. Theo bà, công ty này không còn phục vụ cho các mục đích quốc gia và chính phủ sẽ có lợi hơn khi thu lại nguồn tài chính. Côoét lập tức nhảy vào mua 22% cổ phần của BP, là công ty đã cùng với công ty Gulf phát triển và sở hữu dầu mỏ của Côoét cho đến tận năm 1975. Chính phủ Anh đã can thiệp bằng cách bắt Côoét giảm tỷ lệ cổ phần xuống còn 10%.

Gần như cùng một lúc với thời điểm kết thúc chiến tranh Iran ‑ Iraq, Arập Xêút và Texaco, một trong những đối tác của Aramco đưa ra thông báo về kế hoạch liên doanh. Ban lãnh đạo Texaco không chỉ lo lắng về những vấn đề hiện tại của công ty – vụ kiện 10 tỷ đô-la mà Pennzoil đã thắng trong một phiên tòa liên quan đến việc mua lại Getty, mà còn phải phát triển tầm nhìn lâu dài ở một thế giới dầu mỏ khác xa với môi trường hiện tại. Arập Xêút muốn tiếp cận thị trường một cách chắc chắn nhất. Trong các điều khoản thỏa thuận, Arập Xêút sẽ được hưởng 50% lợi nhuận từ các nhà máy lọc dầu và các trạm xăng bán lẻ của Texaco trên khắp 33 bang ở phía đông và phía nam của nước Mỹ. Vụ giao dịch này sẽ đảm bảo cho Arập Xêút bán được 600.000 thùng dầu mỗi ngày ở Mỹ, so với số lượng 26.000 thùng ít ỏi đã bán trong năm 1985 vào thời kỳ giá dầu sụt giảm. Thương vụ "kết hợp" này tiêu biểu cho những nỗ lực đưa ngành công nghiệp ổn định trở lại và kiểm soát rủi ro cho cả quốc gia xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Vài tháng sau hiệp ước ngừng bắn Iraq - Iran, George Bush, đã kế nhiệm Ronald Reagan lên làm Tổng thống Mỹ. Sự sụp đổ nhanh chóng của bức tường, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, từng làm chia cắt những nước trong khối Xô Viết và các nước dân chủ phương Tây đã mở ra một bức tranh toàn cảnh chưa từng có về nền hòa bình thế giới vốn bị đóng kín từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Cạnh tranh giữa các quốc gia trong những năm sắp tới, theo dự đoán, sẽ không còn trên mặt trận tư tưởng như trước mà chủ yếu thiên về lĩnh vực kinh tế – cuộc cạnh tranh trong việc bán hàng hóa và dịch vụ cũng như quản lý nguồn vốn trên một thị trường quốc tế thật sự. Nếu điều đó thật sự xảy ra, dầu mỏ, nguồn năng lượng quan trọng, sẽ là thứ hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế của cả những nước công nghiệp và những nước đang phát triển trên toàn thế giới. Là đối tượng trao đổi giữa các nước xuất khẩu và các nước tiêu thụ, dầu mỏ vẫn sẽ là vũ khí tối quan trọng trên đấu trường chính trị thế giới.

Một số bài học quan trọng đã được rút ra bên cạnh những sự xáo trộn trong những năm 1970 và 1980. Các nước tiêu thụ hiểu rằng dầu mỏ, nền tảng kinh tế của họ, không phải là thứ có thể cho không. Các nước xuất khẩu cũng hiểu, họ không thể xem nhẹ thị trường và các nước tiêu thụ. Thực tế cho thấy ảnh hưởng của kinh tế lớn hơn chính trị rất nhiều. Và thay vì đối đầu, các quốc gia trên thế giới nên đối thoại và hợp tác với nhau. Nhưng liệu điều này sẽ tồn tại hay không khi mà sau nhiều năm nữa, những người lãnh đạo sẽ rút lui khỏi chính trường và những người mới sẽ lên thay thế nắm quyền? Dù sao đi nữa, ham muốn đạt được sự giàu có, danh vọng và quyền lực đã trở thành thâm căn cố đế trong xã hội loài người kể từ những ngày sơ khởi. Trong một cuộc hội thảo ở New York cuối mùa xuân 1989, bộ trưởng năng lượng của một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, trung tâm của mọi cuộc tranh luận trong suốt những năm 1970 và 1980, đã phát biểu về tình hình thực tế các nước xuất khẩu và nước tiêu thụ cũng như những bài học mà cả hai bên phải ghi nhớ. Cuối cùng, có người hỏi ông rằng: Phải mất bao lâu thì những nước này mới nhớ được những bài học đó? Ban đầu, ông hơi bất ngờ và sau một lát suy nghĩ, ông trả lời: "ba năm, nếu không ai nhắc đến nó cả." Trong vòng một năm sau đó, ông này đã không còn làm bộ trưởng. Và một tháng sau, đất nước của ông bị xâm lăng.

PHẦN KẾT

Mùa hè năm 1990, thế giới vẫn đang vui mừng trước sự kiện Chiến tranh Lạnh kết thúc và một thế giới mới, hòa bình đã mở ra trước mắt. Năm 1989 là một mốc thời gian đáng nhớ, một năm kỳ diệu khi trật tự thế giới thay đổi. Cuộc đối đầu Đông - Tây đã kết thúc. Chế độ Cộng sản ở Đông Âu đã sụp đổ cùng với bức tường Berlin, một biểu tượng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên bang Xô Viết bắt đầu công cuộc thay đổi theo chiều sâu, không chỉ trên mặt trận kinh tế, chính trị mà còn ở lĩnh vực xã hội vốn bị những người theo chủ nghĩa dân tộc kìm hãm. Chế độ dân chủ đã được lập lại ở nhiều nước mà không lâu trước đó còn đang bị đàn áp tưởng như không bao giờ có thể vực dậy nổi. Một nước Đức thống nhất đã không còn là chủ đề tốn giấy mực và gây nhiều tranh cãi. Quốc gia này sẽ sớm trở thành một trong những thế lực lớn ở châu Âu. Nước Nhật lúc này đã là một trung tâm tài chính quyền lực trên thế giới. Trong tương lai, những cuộc đối đầu trên thế giới chắc chắn sẽ là những cuộc cạnh tranh về tiền tệ và thị trường. Một viễn cảnh đã hiện hữu rõ ràng đến nỗi mọi người còn cho rằng đó không chỉ đơn giản là kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh mà còn là "kết thúc một lịch sử."

Dầu mỏ vẫn là yếu quan ngại lớn cho vấn đề môi trường, nhưng mặt khác vai trò của nó dần trở nên kém quan trọng, chỉ giống như những loại nhiên liệu, hàng hóa khác. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá dầu thấp. Thực tế, đây là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí xăng dầu mà những người sử dụng phương tiện giao thông ở Mỹ phải bỏ ra là thấp nhất. Những vấn đề có thể ảnh hưởng đến nguồn cung vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện, thêm nữa, lượng dự trữ dầu trên thế giới đã gia tăng mạnh, từ 670 tỷ thùng năm 1984 lên 1.000 tỷ thùng năm 1990.

Thế nhưng, giữa lúc thị trường đang ổn định, vẫn có những vấn đề cần phải xem xét thận trọng. Mặc dù trữ lượng dầu mỏ thế giới đã tăng đáng kể nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở năm nước xuất khẩu dầu mỏ lớn ở khu vực Vùng Vịnh và Venezuela. Không có bất kì trữ lượng dầu mỏ lớn nào của một nước ngoài OPEC có khả năng góp phần vào hệ thống này giống như đóng góp của Alaska, Mexico, hay các nước khu vực Biển Bắc trong giai đoạn khủng hoảng 1973. Trữ lượng dầu mỏ của các nước Vùng Vịnh đã tăng tới 2/3 tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới. Trên phương diện kinh tế, tình hình dầu mỏ thế giới lúc này giống với những năm 1970, thời kỳ gây nên cơn sốt dầu năm 1973 hơn là những năm 1980. Thị trường dầu mỏ đang được thả lỏng hơn. Nguồn cầu đang tăng lên mạnh mẽ. Sản lượng dầu mỏ khai thác ở Mỹ từ cao điểm năm 1986 đến năm 1990 đã giảm 2 triệu thùng một ngày. Năm 1989, 10 trong số 13 quốc gia dầu mỏ OPEC có sản lượng thấp hơn mức kể trên. Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ đã tăng tới mức cao nhất kể từ trước tới nay và vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Thế giới lại phải phụ thuộc vào dầu mỏ ở Vùng Vịnh. Giới hạn an toàn, hay khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng cung đã thu hẹp lại, điều này khiến cho thị trường trở nên dễ phải hứng chịu những cuộc xung đột và biến cố. Khoảng cách này vào thời kỳ đầu và giữa những năm 1980, khi Iran và Iraq xảy ra chiến tranh và giảm sản lượng khai thác, là rất lớn. Tuy nhiên, điều đó đến nay đã không còn. Liệu giá dầu mỏ sẽ tăng đến đâu? Điều đó phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng sản lượng trên toàn thế giới. Với giá thành hạ và nguồn cung đảm bảo, không có ai tính đến việc đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra. Những nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế trong thời điểm này càng trở nên mờ nhạt. Thêm vào đó, sự trì trệ diễn ra ở nhiều nước, thể hiện sự bất lực trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường. Dù sao, khủng hoảng năng lượng đã là câu chuyện của quá khứ. Tại một phiên họp của Thượng viện Mỹ năm 1990, mọi người đã cho rằng khả năng xảy ra những biến động lớn trong thị trường dầu mỏ là rất thấp, ít nhất là trong vài năm tới. Một số người theo thuyết vị lai và các nhà phân tích đã tuyên bố vào mùa xuân năm đó rằng khủng hoảng năng lượng sẽ không thể xảy ra trong thập kỷ này.

Động thái của Iraq

Vào hồi 2 giờ sáng, ngày 2 tháng 8 năm 1990, ảo tưởng về sự ổn định đã tan biến. Một trăm ngàn quân Iraq bắt đầu xâm lược Côoét. Trước sự kháng cự yếu ớt của quân đội Côoét, xe tăng của Iraq đã nhanh chóng lăn bánh trên đường cao tốc sáu làn tiến vào thành phố. Vậy là cuộc khủng hoảng đầu tiên thời Hậu Chiến tranh Lạnh đã trở thành cuộc khủng hoảng dầu mỏ địa chính trị.

Trong vài năm trước đó, hầu hết các nước xuất khẩu dầu mỏ phải nỗ lực khôi phục lại mối quan hệ đã bị rạn nứt trong những năm 1970 với những nước tiêu thụ. Nhờ gia tăng trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, các nước xuất khẩu đã không còn phải lo mình đang lãng phí nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Thay vào đó, các nước xuất khẩu một mặt muốn chứng minh họ là nhà cung cấp lâu dài và đáng tin cậy, mặt khác thuyết phục các nền công nghiệp trên thế giới nên coi họ là nguồn dự trữ năng lượng, đồng thời khẳng định dầu mỏ là loại năng lượng an toàn. Dầu mỏ cần thị trường và thị trường cần dầu mỏ, mối quan hệ qua lại đó là cơ sở để tạo dựng mối quan hệ ổn định, hòa thuận cho đến thế kỷ XXI.

Nhưng Iraq là một ngoại lệ. Nước này không che giấu thái độ thù địch ngay cả với những khách hàng của mình – các nước công nghiệp. Tháng 6 năm 1990, nhà độc tài Iraq, Saddam Hussein, đã cảnh báo với các nước phương Tây rằng Iraq có thể sẽ sử dụng dầu mỏ làm vũ khí một lần nữa. Mặc dù Saddam Hussein luôn tự cho rằng mình là người tiên phong, nhưng ông ta lại là một kẻ không thức thời, một kiểu người lạc hậu. Ông ta đã tự gắn mình với những luận điệu và nguồn cơn giận dữ mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc vào những năm 1950 và 1960. Ông ta đã nói một trong những hình mẫu lý tưởng của ông là Joseph Stalin ngay cả khi những nước Đông Âu và khối Xô Viết đang cố gắng thoát khỏi tàn dư của thói đạo đức giả và những nỗi kinh hoàng mà thời Stalin để lại. Saddam Hussein đã tạo ra một kiểu sùng bái cá nhân riêng.

Không chỉ những bức chân dung lớn và hình ảnh của ông ta được đặt khắp nơi ở Iraq mà bản thân ông ta cũng tự hào thừa nhận sự hiện diện của mình vào năm 1990, một tháng trước cuộc xâm lược Côoét rằng, "Saddam Hussein sẽ xuất hiện trên mọi hộp sữa ngon dành cho trẻ em và trên cả những chiếc áo khoác mới của người Iraq." Ông ta cũng có "danh tiếng" của riêng mình trong cách hành xử thô bạo. Đã có những cuốn băng được lưu truyền rộng rãi ở Trung Đông về một cuộc gặp mặt mà ở đó Hussein đã thanh trừng những kẻ chống đối, và cả thân thể của những sỹ quan quân đội đã bị xử treo trên giá. Quân đội của Hussein đã dùng khí độc để đối phó với cả người Iran lẫn những người phụ nữ và trẻ em theo đạo Kurd trên đất nước của ông ta. Vào cuối tháng 9 năm 1990, khi một vị khách đến từ Phương Tây hỏi thẳng ông ta về tai tiếng của những vụ việc vô nhân đạo đó, ông ta đã nhẹ nhàng trả lời rằng: "Sự yếu đuối sẽ không thể đảm bảo cho việc đạt được những mục tiêu mà người lãnh đạo đặt ra"

Cho đến năm 1985, Iraq đã là một quốc gia đi đầu trong việc mua trang thiết bị quân sự và cũng là nước rất tích cực trong các chiến dịch mua bán và phát triển vũ khí, đứng đằng sau là cả một mạng lưới mua bán quốc tế rộng khắp và bí mật. Dù Israel đã phá hủy cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân của Hussein vào năm 1981 nhưng ông ta vẫn nhất quyết theo đuổi con đường chế tạo vũ khí hạt nhân và thậm chí, còn khoe khoang về việc phát triển kho vũ khí sinh học. Iraq lúc này là một nhà nước khép kín, nhưng mục tiêu của Saddam Hussein lại rất rõ ràng: chinh phục thế giới Arập, bá quyền ở Vùng Vịnh, biến Iraq thành một thế lực thống trị dầu mỏ, và sau cùng sẽ biến nước Iraq vĩ đại thành thế lực quân sự toàn cầu. Nhưng Iraq lúc này cũng đang gặp phải những khó khăn tài chính. Cuộc chiến tranh Iran - Iraq mà Saddam Hussein gây ra khiến nửa triệu người chết và bị thương, cuối cùng cũng kết thúc trong bế tắc. Nhưng đất nước 18 triệu dân này lại đang phải gồng mình để nuôi lực lượng quân đội lên tới một triệu người. Hussein muốn đẩy giá dầu lên cao và Iraq nhanh chóng phải dành ra 30% tổng thu nhập quốc nội chi dung cho bộ máy chiến tranh của Saddam và thậm chí Iraq còn lùng sục khắp thế giới để mua những loại vũ khí mới, kì quái, thế nhưng nước này vẫn không chịu trả các khoản nợ quốc tế.

Vào tháng 6 năm 1990, Iraq đã đưa 100.000 quân tới biên giới Côoét, nước đang có chiến lược hạ giá dầu. Đội quân này được xem là quân cờ trong cuộc chiến tâm lý, một công cụ mới của Saddam Hussein – kẻ đòi hỏi và áp đặt để đảm bảo rằng những nước như Côoét và các tiểu vương quốc Arập phải tôn trọng hạn ngạch của họ đồng thời ép giá dầu của OPEC phải tăng. Sau một thời gian do dự, Côoét đã phản ứng lại. Chính quyền Amir đã bất ngờ thay thế Bộ trưởng dầu mỏ Côoét, người đã hứng chịu nhiều nhất sự chỉ trích gay gắt của Iraq; và cùng với các tiểu vương quốc Arập kiểm soát sản lượng cũng như tuân thủ hạn ngạch của OPEC. Tính đến giữa tháng 6 năm 1990, chỉ còn duy nhất một nước vẫn gian lận, xuất khẩu quá mức hạn ngạch của OPEC. Đó chính là Iraq, nước tự cho mình quyền đòi hỏi OPEC. Theo suy đoán của nhiều người, quân đội Iraq cũng được dùng để đe dọa, buộc Côoét phải nhân nhượng trong cuộc tranh chấp vùng lãnh thổ có nhiều mỏ dầu và giao lại hai hòn đảo cho Iraq. Nhưng Baghdad còn có tham vọng lớn hơn. Đó là xâm lược và nuốt chửng toàn bộ Côoét. Và những gì đang xảy ra chỉ là bước dạo đầu trong chiến lược thâu tóm đó. Quân đội đã có mặt. Đó là bằng chứng cho những tham vọng và đe dọa xóa sổ đất nước nhỏ bé này. Có lẽ quân đội khó có thể nghĩ rằng họ bị lợi dụng cho mục đích này. Những lời cảnh báo khẩn vào phút cuối của các chuyên gia tình báo đã không được đếm xỉa đến do Saddam đã hứa hẹn với một số nhà lãnh đạo, trong đó có Tổng thống Ai Cập Mubarak và Vua Hussein của Jordan rằng ông ta sẽ không có ý định cho bất cứ hành động thù địch nào. Thất bại, Hoàng gia Côoét phải chạy trốn, đất nước rơi vào tay Iraq. Côoét đã tồn tại hơn hai thế kỷ nhờ sự khôn khéo và biết cách tỏ ra thân thiện và tránh đụng chạm tới quyền lực với các nước khác. Ngay cả khi quân đội Iraq tiến tới biên giới, Côoét vẫn nghĩ họ nghĩ có thể tránh được cuộc đối đầu như đã làm từ trước đến nay. Nhưng lần này, họ đã tính toán sai lầm.

Khủng hoảng Vùng Vịnh

Để biện minh cho hành động của mình, Hussein đã đưa ra một loạt các lý do và nguyên nhân. Ông ta tuyên bố rằng về mặt pháp lý, Côoét thuộc về Iraq và tuyên bố các nước đế quốc Phương Tây đã chia cắt khu vực này khỏi Iraq. Thực tế, nhà nước Côoét ra đời từ năm 1756, khoảng hai thập kỷ trước khi Hoa Kỳ công bố nền độc lập, và tất nhiên, rất lâu trước khi nhà nước Iraq hiện đại hình thành trên cơ sở gộp ba tỉnh vốn trước đó thuộc về đế chế Ottoman trong suốt bốn thế kỷ, và trong nhiều thế kỷ trước đó thuộc về nhiều đế chế khác nhau.Iraq đã cho rằng chính người Anh đã vẽ ra biên giới giữa Iraq và Côoét để phủ nhận quyền lợi cũng như dầu mỏ của Iraq. Trên thực tế, biên giới được thống nhất tại hội nghị 1922 (hội nghị đã lấy đi của Côoét 2/3 lãnh thổ) chỉ là bản copy biên giới mà người Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất vào năm 1913, trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hơn nữa, vào năm 1922, các chuyên gia cho rằng Côoét không có dầu mỏ.

Năm 1980, khi bắt đầu khai chiến với Iran, Saddam Hussein đã có những tính toán sai lầm chết người, một trong số đó đã suýt lấy mất vị trí của nhà độc tài này: ông ta cho rằng chỉ mất vài tuần là có thể hạ gục Iran. Đó là tính toán sai lầm và Iraq chỉ chút nữa đã bị thất bại. Một thập kỷ sau, năm 1990, ông ta lại nghĩ có thể nhanh chóng nuốt chửng Côoét và đặt thế giới vào "sự đã rồi." Iraq cùng lắm là chịu vài lời chỉ trích và sẽ không có ảnh hưởng gì lớn. Như vậy, cùng một lúc, ông ta có thể giải quyết vấn đề tài chính một cách nhanh chóng và sẽ có đủ kinh phí trang trải cho quân đội cũng như những tham vọng chính trị của mình. Saddam Hussein sẽ là người hùng của thế giới Arập, Iraq sẽ là thế lực dầu mỏ số một và dù muốn hay không, các nước Phương Tây cũng phải cúi đầu trước Saddam.

Nhưng một lần nữa ông ta đã nhầm. Thật không thể ngờ rằng, cộng đồng thế giới và đa số các nước Ả Rập lại thống nhất và đoàn kết với nhau để chống lại âm mưu này. "Cuộc xâm lược sẽ không kéo dài đâu," George Bush đã tuyên bố như vậy chỉ vài ngày sau khi xảy ra cuộc chiến. Và ông đã bắt tay vào hành động. Bush đã sử dụng mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo mà ông đã phát triển trong suốt hơn 20 năm để chống lại Iraq. Điều này đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực ngoại giao hơn những gì mà Saddam Hussein và rất nhiều người khác có thể ngờ tới. Mãi cho đến lúc đó, Liên Xô vẫn là một đồng minh, và Iraq đã không nhận ra quan điểm của Liên bang Xô Viết và những vấn đề mà nước này quan tâm đã có thay đổi lớn. Liên hợp quốc đã làm những việc mà trong những năm 1930 điều này là không thể, đó là ban hành lệnh cấm vận trừng phạt hành động xâm lược đó. Nhưng toan tính của Iraq vẫn chưa dừng lại ở Côoét. Thái độ của quân đội Iraq và cách mà họ hành động cho thấy nước này đang tấn công vào các mỏ dầu của Ả Rập. Lo ngại trước tình thế Arập Xêút có thể là nạn nhân tiếp theo trong danh sách của Hussein, nhiều nước đã khẩn cấp điều động quân đội tới khu vực này. Quân đội Mỹ chiếm đa số lực lượng để thực hiện lời cam kết bảo đảm trong lá thư mà Harry Truman gửi Ibn Saud vào năm 1950.

Nhiều khả năng cuộc khủng hoảng sẽ để lại những hậu quả nặng nề trong những năm 1990 và cả thế kỷ XXI. Nếu có được Côoét, Saddam Hussein sẽ nắm giữ 20% sản lượng của OPEC và 20% trữ lượng dầu mỏ thế giới, và sẽ là mối hiểm họa đối với các quốc gia láng giềng cũng như những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn khác. Ông ta sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Vùng Vịnh, sẽ có đủ cơ sở vật chất để quay lại cuộc chiến với Iran. Ông ta cũng sẽ có được sự tự chủ kinh tế để có thể tiến hành các bước tiếp theo.

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, thế giới chỉ còn lại một siêu cường, đó là nước Mỹ. Nắm được Côoét sẽ mở đường cho Iraq trở thành một siêu cường thứ hai. Mười một năm trước đó, bốn trong năm nước xuất khẩu dầu mỏ lớn ở Vùng Vịnh đều thân phương Tây. Với việc Côoét thuộc về Iraq, sẽ có hai nước xuất khẩu giữ thiện chí với Liên Xô. George Bush đã nhận định tóm lược về những hiểm họa có thể xảy ra như sau: "Công việc của chúng ta, cuộc sống của chúng ta, sự tự do của chúng ta và của các nước bè bạn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới rơi vào tay Saddam Hussein."

Những cuộc tranh luận ở các nước phương Tây chủ yếu tìm kiếm một lý do để giải thích nguyên nhân khiến Bush đã phản ứng như vậy. Cũng như nhiều sự kiện lớn khác, không khó để có câu trả lời. Sự xâm lược, vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trật tự thế giới thời Hậu Chiến tranh Lạnh đều là tâm điểm được suy xét. Trong nước Mỹ tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Một số đã cảnh báo về một Việt Nam khác và Mỹ sẽ lại rơi vào tình cảnh sa lầy. Trong khi bản thân George Bush cho rằng sẽ cố gắng tránh "Việt Nam thứ hai", George Bush cũng chỉ là một sản phẩm của thế hệ ông và của chính kinh nghiệm bản thân ông. Bush nghĩ về khoảng thời gian cuối những năm 1930, về Adolf Hitler và những căn nguyên của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Sinh mạng của 50 triệu người đã bị cướp đi trong cuộc chiến tàn khốc đó. Nếu Hitler bị ngăn chặn ngay ở Rhineland năm 1936 hay ở Cộng hòa Séc-Slovakia năm 1938 – thời điểm nước này có nhiều xe tăng hơn Đức thì con số thương vong có thể đã không lớn đến vậy. Một lần nữa, lại xuất hiện một kẻ độc tài dối trá, kẻ cai trị đất nước theo kiểu độc đoán và chuyên chế, kẻ bị ám ảnh bởi vũ khí và quyền lực, kẻ có tham vọng dường như không giới hạn. Học thuyết Ba’th đã cho thấy cơ sở để Iraq có thể vươn xa hơn biên giới hiện tại của mình. Một nước Iraq mạnh hơn, nước Iraq đã thành công trong việc xâm chiếm Côoét, sẽ dễ dàng bước tiếp trên con đường trở thành quốc gia nắm giữ vũ khí hạt nhân.

Đây mới là ý nghĩa thực sự của dầu mỏ, cách mà dầu mỏ có thể được quy đổi ra tiền và quyền lực: chính trị, kinh tế, quân đội. Saddam Hussein hiểu rằng có được Côoét đồng nghĩa với việc Iraq có thêm 10% trữ lượng dầu mỏ thế giới, điều này cực kỳ có lợi. Có được Côoét, Iraq sẽ là thế lực dầu mỏ số một hành tinh. Và những nhà sản xuất dầu mỏ khác sẽ chiều theo các mệnh lệnh của Saddam, đúng như những gì đã từng làm vào mùa hè năm 1990, trước khi cuộc xâm chiếm xảy ra. Ông ta sẽ có được tiếng nói quyết định đối với nền kinh tế thế giới. Giới lãnh đạo kinh tế và chính trị sẽ cố gắng tranh thủ cảm tình của Saddam Hussein. Hoạt động mua sắm vũ khí ngày càng được đẩy mạnh. Các nhà cung cấp hăm hở rót vào thị trường lớn nhất này các loại vũ khí và công nghệ tối tân nhất, sẵn sàng giao hàng tận nơi ngay khi có yêu cầu. Nhưng điều này không làm cản trở Saddam Hussein, người vốn được trang bị đầy đủ các bí quyết sản xuất vũ khí hóa học và hạt nhân. Ông ta nóng lòng muốn biến Iraq thành trung tâm quyền lực trong khu vực và nếu có thể, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu. Sẽ rất tai hại và nguy hiểm nếu ai đó có ý định ngăn cản ông ta. Rõ ràng là, sau cuộc Chiến tranh Lạnh vào đầu năm 1990, thế giới đã đổi khác và trở nên ít nhân đạo hơn là người ta hy vọng hay tưởng tượng. Rốt cuộc, dầu mỏ là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng này, hay nói một cách chính xác hơn, dầu mỏ là yếu tố then chốt trong cán cân quyền lực toàn cầu kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là một trong những bài học đắt giá nhất của thế kỷ XX.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới

Do sự chia rẽ và cấm vận, bốn triệu thùng dầu đột ngột bị cắt giảm khỏi thị trường dầu thế giới ngang với quy mô cắt giảm của cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979. Tình thế rất bấp bênh và cũng như các cuộc khủng hoảng trước đây, các công ty và khách hàng thấy không an toàn, họ đua nhau xây dựng nguồn dự trữ. Giá dầu tăng đột biến, còn thị trường tài chính thì tụt dốc thảm hại. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới, cuộc khủng hoảng thứ sáu kể từ sau chiến tranh. Cuộc xâm chiếm của Iraq đã đẩy tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Vấn đề đặt ra bây giờ không phải là giá dầu mà là chủ quyền và sự tồn vong của dân tộc đang bị lâm nguy. Hầu hết các thành viên trong tổ chức đều thống nhất tăng cường sản xuất để bù lại phần sản lượng dầu thiếu hụt do Côoét và Iraq cắt giảm, siết chặt sự cô lập với Iraq và đồng thời củng cố cam kết của tổ chức với khách hàng.

Giá dầu tăng mạnh không chỉ bởi lượng cung cấp dầu bị sụt giảm mà còn do sự lo lắng, nỗi sợ hãi và trạng thái đề phòng trước cuộc chiến. Cuối tháng 9 năm 1990, khi Hussein đe dọa phá huỷ hệ thống cung cấp dầu của Arập Xêút, giá dầu trên thị trường kì hạn nhảy vọt lên 40 đô-la một thùng, gấp đôi giá trước cuộc khủng hoảng. Giá dầu tăng cao càng đẩy mạnh sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Khi giá dầu thô tăng, đương nhiên giá xăng dầu cũng tăng, kèm theo đó là những cuộc điều tra nghiên cứu và những lời chỉ trích. Tuy nhiên, thời gian này, khác với những năm 1973 và 1979, không hề có sự phân phối hay kiểm soát nào từ phía Chính phủ Mỹ để ngăn cản những phản ứng của thị trường. Các công ty xăng dầu không bị ảnh hưởng lớn cũng như chịu sự rối loạn đáng kể nào về nguồn cung cấp.

Hệ thống cung cấp dầu toàn cầu phải đáp ứng nhu cầu khẩn thiết tăng sản lượng dầu và hạn chế giá dầu tăng cao. Đến tháng 12 năm 1990, lượng dầu thiếu hụt đã được bù đắp bằng lượng dầu "cứu viện" từ các nguồn khác. Arập Xêút đã chủ động sản xuất 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, bù đắp 3/4 lượng dầu thiếu hụt. Các nguồn cung cấp khác là Venezuela và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Không những thế, bất cứ quốc gia nào có khả năng tăng sản lượng tới 25 nghìn hay 50 nghìn thùng dầu mỗi ngày cũng gấp rút nâng cao sản lượng.

Cùng thời gian này, nhu cầu về dầu mỏ dần giảm sút vì Mỹ và các quốc gia khác đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Mặc dù Cơ quan năng lượng quốc tế đã không khởi động chương trình an ninh năng lượng khẩn cấp, tổ chức này vẫn giữ vai trò hàng đầu trong việc điều phối không chính thức.

Từ viễn cảnh tình hình dầu mỏ nêu trên, một câu hỏi lớn được đặt ra. Liệu Mỹ có sử dụng nguồn Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong trường hợp gián đoạn cung cấp dầu ngày càng tăng? Nguồn dự trữ này được tạo lập từ giữa những năm 1970 và bây giờ Mỹ đang nắm trong tay khoảng 600 triệu thùng dầu. Vài tháng gần đây, đã diễn ra một cuộc tranh luận mạnh mẽ xung quanh vấn đề "mục đích sử dụng SPR". Nguồn dự trữ này chỉ được dùng khi xảy ra "thiếu hụt thực tế" hay nhằm ngăn chặn sự biến động mạnh về giá, điều mà có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Một số người cho rằng thiếu hụt thực tế có thể xảy ra khi giá dầu ở mức 20 đô-la một thùng, nhưng sẽ bị loại trừ khi giá dầu ở mức 40 đô-la một thùng, mặc dù tại thời điểm này, việc giá dầu tăng gấp đôi sẽ là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế. Tháng 10 năm 1990, cuộc tranh luận đã đi đến quyết định. Với tình hình cuộc chiến như hiện nay, nguyên tắc "giải tỏa sớm" sẽ được áp dụng dưới sự hậu thuẫn của chính quyền Reagan và SPR đã có thể rót dầu vào thị trường, ngăn chặn việc tăng giá dầu đột ngột, điều đã từng xảy ra vào những năm 1973 và 1979.

Đến cuối thu, tình hình cung cầu đã được cải thiện dần và giá dầu bắt đầu hạ xuống. Tuy nhiên, khi mà cuộc khủng hoảng kéo dài tới tận mùa đông, vẫn còn đó câu hỏi chưa có lời đáp: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến thực sự bắt đầu?

Những tính toán sai lầm

Câu hỏi đó tỏ ra không phù hợp, khi mà viễn cảnh về cuộc xung đột ngày càng trở nên hiện thực. Mặc cho sự lôi kéo và những thủ đoạn ngoại giao của các con tin phương Tây, Iraq không có mấy dấu hiệu cho thấy họ sẽ rút khỏi Côoét. Thoạt nhìn, có vẻ Saddam Hussein đang rất mạo hiểm nhưng ông ta không nghĩ thế. Ông ta hành động vào thời điểm ông ta cho là phù hợp. Iraq nhanh chóng nuốt chửng Côoét bằng những trò khủng bố tàn bạo và trục xuất người dân Côoét ra khỏi đất nước họ. Hussein tin rằng ông ta có thể tồn tại lâu hơn và làm mất nhuệ khí của bộ máy liên minh cồng kềnh đang chống lại mình. Vào năm 1956 khi cuộc khủng hoảng Suez xảy ra, Hussein 19 tuổi và ông ta được chứng kiến Nasser đã chia cắt liên minh phương Tây thành công như thế nào. Hussein tin rằng ông ta hoàn toàn có thể làm suy yếu cái liên minh cồng kềnh đang chống lại ông ta, và ông ta sẽ tồn tại lâu hơn nó. Ở một nơi nào đó, Hussein sẽ có cơ hội để chơi "quân bài Israel"và từ đó có thể buộc các quốc gia Arập phải rời bỏ liên minh. Hoặc ông ta cũng có thể tiến hành đàm phán và gây mầm chia rẽ. Hay ông ta có thể rút lui khỏi Liên bang Xô Viết. Với thời gian, Hussein tin rằng ông sẽ tìm ra kế sách hợp lý hoặc đơn giản hơn, hoặc liên minh có thể tự tan rã. Mỹ đã thua Việt Nam trong chiến tranh, hơn thế, họ đã rút lui vội vã khỏi Li Băng sau cái chết của vài trăm lính thuỷ đánh bộ vào năm 1983. Tất cả những điều này khiến Hussein ngờ vực quyết tâm của người Mỹ.

Chính quyền Bush cũng nhận thấy thời gian đang chống lại liên minh 33 quốc gia này. Liệu mặt trận chung này sẽ tồn tại được bao lâu? Sự ủng hộ sẽ kéo dài bao lâu? Và cần bao nhiêu thời gian để Saddam Hussein triệt phá Côoét và đồng hóa nó hoàn toàn? Liên bang Xô Viết đang trong tình trạng không ổn định, hệ thống chính trị bị đặt dưới một sức ép rất lớn. Nhưng quân đội Xô Viết lại có mối liên hệ mật thiết với Iraq. Liệu Liên bang này có rời bỏ liên minh để quay về với Iraq hay không? Và phải mất bao lâu để công chúng Mỹ ủng hộ lời cam kết đã được công bố từ ngày 2 tháng 8?

Chính quyền Bush không mấy vui vẻ khi phải chia sẻ quan điểm với Saddam Hussein rằng cuộc khủng hoảng càng kéo dài thì cơ hội đạt được mục đích của ông ta càng lớn. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11, Chính phủ Mỹ quyết định liên minh cần phải tăng cường bảo vệ Arập Xêút, phải luôn trong tình thế sẵn sàng tấn công. Mùng 8 tháng 10, Bush điều thêm quân đến vùng Vịnh "để đảm bảo liên minh có thể lựa chọn được đội hình tấn công hiệu quả nhất". Điều đó đồng nghĩa với việc phải tăng gấp đôi lực lượng quân đội Mỹ tại khu vực này.

Tuy nhiên, chỉ có sự tuyên truyền chứ không có một động tĩnh nào từ phía Baghdad. Saddam Hussein đã lợi dụng con số thương vong 500 nghìn người Iraq trong cuộc chiến Iran-Iraq, nếu so sánh trên bình diện dân số thì tỷ lệ thương vong này tương đương với 7,5 triệu người chết ở Mỹ. Đó là hậu quả từ những sai lầm của chính Hussein, nhưng ông ta là người hiếm khi chịu thừa nhận lỗi lầm. Thực vậy, ông đã cho xây dựng một công trình vĩ đại để kỷ niệm chiến thắng cuộc chiến Iran-Iraq, hai bàn tay khổng lồ đang cầm hai thanh gươm lấy mẫu từ hai bàn tay của ông. Và trong khi tiếp tục gây ra thương vong ngày càng lớn cho binh lính của mình, Hussein tin rằng nước Mỹ sẽ không thể nào chấp nhận một tỷ lệ thương vong nào dù là nhỏ nhất. Ông ta lên mặt kẻ cả với Mỹ và cho rằng dân tộc này rặt một lũ người mềm yếu, uỷ mị. Saddam đã bộc lộ suy nghĩ đó trong chuyến viếng thăm của đại sứ Mỹ tại Iraq vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 ngay trước khi cuộc chiến nổ ra. Ông ta đã khinh khi tuyên bố rằng Mỹ "là nước không thể chịu nổi 10 nghìn cái chết trong một trận chiến" và còn khoe khoang cách sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Hussein đã không xem xét nghiêm túc những động thái rõ ràng từ các nước thành viên trong liên minh và ông ta tiếp tục đánh giá thấp George Bush. Saddam Hussein lại tiếp tục phạm sai lầm.

Giờ đây, như những gì đã xảy ra trong thế kỷ XX, mọi việc lại diễn ra theo đúng trình tự khách quan của chúng. Ngày 29 tháng 10, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết 678, dành cho Iraq một "khoảng thời gian để Iraq bày tỏ thiên chí" – cho đến 15 tháng 1 năm 1991 – để tuân theo nghị quyết 600 và rút quân khỏi Côoét. Nói cách khác, "tất cả các phương tiện cần thiết" đã được huy động để đảm bảo sự ưng thuận từ phía Iraq. Rất nhiều các nhân vật công chúng, từ cựu thủ tướng các nước thành viên trong liên minh, các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ đến những người đã nghỉ hưu đã tập trung đến Baghdad để ủng hộ kế hoạch hòa bình và giúp giải phóng con tin. Đến tháng 12, Saddam đã trả tự do cho vài trăm con tin nước ngoài, hy vọng hành động này có thể làm giảm bớt quyết tâm của liên minh. Nhưng mọi việc không theo đúng như Hussein dự đoán, đặc biệt là khi những thông tin về sự tàn ác bạo ngược của quân đội Iraq ở Côoét đã lan rộng ra toàn thế giới.

Tiếp tục những giây phút chờ đợi. Tại tòa báo và đài truyền hình ở khắp nơi trên thế giới, người ta thành lập các phòng thông tin để cung cấp tin tức chiến tranh. Các biên tập viên và nhà sản xuất đều tìm cách triển khai đội ngũ nhân viên để lấy tin từ cuộc xung đột vũ trang này. Và cho dù nhiều người không tin rằng về cơ bản, các kế hoạch của liên minh đều đã được triển khai. Lẽ phải sẽ chiến thắng. Saddam Hussein buộc phải tìm cho mình một lối thoát, bỏ lại lãnh đạo quân đồng minh đứng ngây ngô.

Ngày 9 tháng 1 năm 1991, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Tariq Aziz tại Sans-serif. Sự bế tắc liệu có được phá vỡ? Sau sáu giờ đối thoại, ông Baker kiên quyết đứng lên và tuyên bố ông không hề nhận thấy một sự nhân nhượng nào từ phía Iraq và Baghdad lại sắp mắc phải một sai lầm thảm hại khác. Baker đã cố gắng đưa lá thư riêng của Tổng thống Bush cho Aziz nhờ chuyển cho Hussein nhưng Aziz đã từ chối nhận nó. Thứ bảy ngày 12 tháng 1, sau cuộc thảo luận kéo dài 3 ngày, Quốc hội Mỹ ra quyết định chính thức tiến hành chiến tranh với tỷ lệ phiếu bầu khá sít sao, 52/47 ở Thượng viện và 250/183 ở Hạ viện. Nhiều người đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này nhưng với thái độ hờ hững, và vẫn còn tiếp tục có ý kiến kêu gọi kéo dài lệnh trừng phạt. Sự phản đối lan rộng ở Hoa Kỳ và những cuộc biểu tình chống lại quyết định của liên minh diễn ra khắp Tây Âu. Tổng thống Bush dường như đơn thân độc mã và bị cô lập.

Ngày 15 tháng 1, hạn chót đã đến và đã qua đi. Không hề có việc rút quân nào, đúng hơn là chỉ có một sự im lặng rùng rợn. "Khoảng lặng thiện chí" đã trôi qua. Liên minh sẽ không lạm dụng quyền hạn của mình? Điều đó phụ thuộc vào George Bush. Có thể tổng thống sẽ cho thêm một vài tuần hoặc thậm chí một tháng và để mọi chuyện được xử lý theo pháp luật. Ngày 16 tháng 1, Bush nói chuyện với 2 mục sư. Và ông đã cảnh báo trước công chúng rằng nếu Iraq không chịu rút lui thì đòn đánh trả của liên minh đối với hành động xâm lược Côoét của Iraq sẽ rất nhanh và nặng nề. Quả đúng như thế. Sáng sớm ngày 17 tháng 1, theo giờ Vùng Vịnh, 700 máy bay của liên minh đã mở đầu cuộc tấn công lớn vào Iraq.

Nguyên nhân của mọi cuộc chiến

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh, mặc dù theo nhận định của một số người, chiến tranh đã thực sự bắt đầu kể từ khi Iraq xâm chiếm Côoét vào ngày 2 tháng 8. Cuộc chiến trên không chỉ kéo dài một tháng với những đòn tấn công có hệ thống vào trung tâm điều khiển và bộ tư lệnh của Iraq, lực lượng quân sự hùng hậu và các mục tiêu chiến lược. Đối với lực lượng không quân Hoa Kỳ, ngạc nhiên lớn nhất không phải là việc các máy bay và tên lửa của liên quân đã đánh bại khả năng phòng ngự của không quân Iraq mà là việc họ đã chiến thắng quá nhanh chóng và quá dễ dàng, chỉ có một vài tổn thất nhỏ về máy bay. Quy mô và ảnh hưởng của cuộc tấn công bằng máy bay vào đêm đầu tiên là nguyên nhân chính dẫn đến những phản ứng từ thị trường dầu mỏ. Ban đầu, giá dầu, đúng như dự kiến, tăng 10 đô-la một thùng, từ 30 đô-la tăng lên 40 đô-la. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ, giá dầu đã giảm mạnh tới 20 đô-la – chỉ còn 20 đô-la một thùng, thấp hơn cả trước thời điểm xảy ra cuộc chiến. Tình hình cung cấp dầu tiếp tục được cải thiện. Nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược sẽ được dùng đến khi cần thiết. Nhu cầu về dầu cũng đang đi xuống vì đã qua giai đoạn khắc nghiệt nhất của mùa đông. Những cuộc tấn công đầu tiên bằng máy bay đã làm Iraq hoàn toàn mất khả năng gây ra bất cứ một tổn thương nghiêm trọng nào đối với hệ thống cung cấp dầu của Arập. Do đó, nỗi sợ giá dầu tăng được dẹp bỏ và thực tế tình hình cung cầu khi đó đã khiến giá dầu hạ xuống. Kết quả là, ngay những ngày đầu tiên của cuộc chiến, nguyên nhân về giá dầu đã đươc loại bỏ, điều mà tưởng chừng như không thể chỉ trong 2-3 tháng trước đây.

Người Iraq đối phó với cuộc chiến trên không bằng một cuộc không chiến riêng của họ. Họ bắn loại tên lửa Soviet Scud vào Israel và Arập Xêút. Có lẽ họ hy vọng rằng tấn công vào Israel là một cách xúi giục nước này tham gia chiến tranh, khi đó Iraq có thể chia rẽ được các thành viên trong liên minh Ả Rập, đồng thời, tạo nên tình thế bấp bênh cho Arập Xêút. Hoặc có thể, Iraq sẽ châm ngòi sớm cho một cuộc chiến trên bộ với quân liên minh vốn được chuẩn bị yếu kém. Nhưng người Israel, dưới sức ép rất lớn,vẫn không nổ súng. Những cuộc tấn công bằng tên lửa Scud lúc đầu đã gây nên một nỗi kinh hoàng vì người ta sợ chúng mang theo chất độc hóa học. Nhưng, như thực tế đã chứng minh, khả năng tàn phá của loại tên lửa này rất hạn chế.

Chiến tranh trên không vẫn tiếp diễn. Saddam Hussein hứa hẹn rằng cuộc chiến tàn khốc nhất sẽ khởi đầu khi chiến sự diễn ra trên mặt đất. Nhưng năm tuần sau khi bắt đầu cuộc không chiến, khi cuộc chiến trên bộ xảy ra, thì quân đội Iraq đã phải chuốc lấy thất bại thảm hại. Binh lính Iraq nản lòng thoái chí. Bị áp lực của cuộc không chiến, ràng buộc bởi các học thuyết tôn giáo nhưng không phải tất cả họ đều sẵn sàng hiến mình cho vinh quang của Saddam Hussein.

Thêm vào đó, các nước đồng minh đã biết áp dụng những mánh khoé một cách bậc thầy. Tổng tư lệnh Mỹ tại Vùng Vịnh, tướng Norman Schwarzkopf giữ một cuốn sách do Erwin Rommel, một viên tướng người Đức viết. Rommel không chỉ giỏi về chiến tranh lưu động mà còn là bậc thầy về nghệ thuật đánh nhau trên sa mạc. Và ông cũng là người đầu tiên ở Nam Mỹ nghiên cứu về tầm quan trọng mang tính chiến lược của dầu mỏ. Schwarzkopf đã tiếp thu một cách say mê những bài học chiến lược này và ông không có ý định tấn công trực tiếp vào Iraq. Schwarzkopf đã từng nhận xét: "Một cuộc chiến tranh trên sa mạc là một cuộc chiến nguy hiểm chết người và biến đổi khôn lường." Schwarzopf đã vạch ra một chiến dịch chi tiết, gồm nhiều các hoạt động tập trận, và thuyết phục Iraq tin rằng quân đồng minh sẽ tấn công phủ đầu ngay lập tức bằng một cuộc tấn công quy mô lớn của thuỷ quân lục chiến. Cùng thời gian đó, lực lượng quân đội chủ yếu bí mật rút sâu vào sa mạc Saudi và khi cuộc chiến trên bộ bắt đầu, họ quây thành đường hình cung rộng từ phía tây, tiến đến ngay đằng sau vị trí quân Iraq cố thủ, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Cuộc chiến tranh trên cạn không dài hơn 100 giờ đồng hồ và kết thúc bằng việc rút toàn bộ quân Iraq.

Nhưng lực lượng quân đội của Saddam gây ra một vụ tràn dầu, cho đến nay là vụ lớn nhất trong lịch sử. Họ rút khỏi Côoét mang theo lòng thù hận và mong muốn báo thù. Nếu Hussein không thể có được Côoét, ông ta sẽ tìm mọi cách để phá huỷ nó. Khác với quân đội Hitler đã từ chối thi hành mệnh lệnh của Fuehrer năm 1944 – đốt cháy Paris trước khi rời khỏi thủ đô, các binh lính của Hussein đã dìm Côoét trong biển lửa. Hơn 600 giếng dầu bị đốt, tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng với lửa, khói và bóng tối hòa quyện vào nhau. Môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng. Sáu triệu thùng dầu đã bị đốt cháy, nhiều hơn lượng dầu nhập khẩu một ngày của Nhật và gần bằng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ.

Lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 28 tháng 2 năm 1991. Trong khi đó, đã xảy ra các vụ nổi loạn trong cộng đồng người Shia ở vùng đông nam Iraq và ở người Kurd ở phía nam Iraq (những người mà quê hương của họ, do triển vọng dầu mỏ, đã bị Iraq chiếm đóng, kể từ khi vùng đất này được phát hiện vào năm 1920.) Hai cuộc nổi loạn xảy ra ở những nơi tập trung hoạt động sản xuất dầu mỏ và đã bị Iraq dập tắt một cách tàn nhẫn khiến hàng triệu người phải trở thành dân tị nạn. Các đối tác đồng minh trông chờ vào lực lượng quân đội sẽ nhanh chóng lật đổ Saddam Hussein bằng một vụ đảo chính. Nhưng liên minh đã đánh giá thấp "cái đầu" của Hussein và khoản tiền khổng lồ ông ta bỏ ra nhằm mua lấy sự an toàn cho bản thân. Mặc cho những hậu quả nặng nề đã gây ra cho chính quê hương mình sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, Saddam Hussein vẫn bám lấy quyền lực. Chỉ có điều, ông ta đã không còn bộ máy quân sự để tấn công.

Chúng ta đã thực sự vượt qua được cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hay chưa? Điều này vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chiến tranh kết thúc sẽ làm nảy sinh nhiều câu hỏi mới: Tổ chức chính trị của Iraq và vấn đề ai (lực lượng nào) sẽ lãnh đạo Iraq; vấn đề an ninh trong toàn bộ vùng lãnh thổ, kèm theo đó là vấn đề an ninh dầu mỏ; sự tái thiết đất nước và tương lai của Côoét; triển vọng hòa bình Trung Đông; mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu thụ dầu mỏ; đặc điểm của chiến lược và chính sách năng lượng; và tương lai phát triển của dầu mỏ sẽ như thế nào?

Hướng tới tương lai

Thế giới của chúng ta đang liên tục thay đổi nhờ công nghệ và sự sáng tạo. Hai yếu tố này đã kết hợp cùng nhau dẫn đến trào lưu tin học hóa, truyền thông toàn cầu, và "nền kinh tế thông tin" hiện nay tồn tại song song với "nền kinh tế công nghiệp" kế thừa từ thế kỷ XIX. Các yếu tố đóng vai trò dẫn đầu và linh hoạt trong nền kinh tế hiện đại giờ đã phải nhường chỗ cho cái mà người Nhật gọi là nền công nghiệp tri thức. Tuy nhiên, dầu mỏ vẫn giữ vai trò là động lực thúc đẩy xã hội công nghiệp phát triển và là huyết mạch của nền văn minh; là ngành kinh doanh lớn nhất thế giới, ngành hàng rủi ro cao nhưng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Dầu mỏ vừa là yếu tố hỗ trợ vừa là nguồn gốc xung đột giữa kinh doanh cá thể và tập thể, giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân. Dầu mỏ cũng là nguyên nhân chủ đạo của việc tranh giành quyền lực, điều đã được chứng minh qua cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990, 1991. Hơn nữa, dầu mỏ còn đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới, là nguồn gốc của chiến tranh, xung đột cũng như gây ảnh hưởng đến các quyết định liên quan tới những vấn đề toàn cầu.

Chuyện gì sẽ xảy ra vào những năm tiếp theo? Có thể nhận thấy tương lai đầy rủi ro của dầu mỏ và toàn xã hội. Nhưng chắc chắn, một trong những bài học rút ra từ lịch sử phát triển dầu mỏ là sẵn sàng cho những việc không lường trước, những "bất ngờ". Điều này thấy rõ ngay sau cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh. Bạo lực, chiến tranh, rủi ro kỹ thuật, bùng nổ chính trị, nhu cầu về kinh tế, cùng những xung đột xã hội, tư tưởng, tôn giáo và dân tộc – tất cả đều có thể dẫn đến những bất ngờ gây ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ. Nhưng những biến cố không lường trước này còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ như sự thay đổi lớn trong mô hình phát triển kinh tế thế giới, hay có thể là một bước ngoặt kỹ thuật trong việc khám phá ra nguồn năng lượng thay thế khiến cho tầm quan trọng của dầu mỏ bị giảm sút. Nguồn năng lượng mới này có thể do người Mỹ hay người Nhật phát hiện ra. (Cuối những năm 1980, ngân sách chi dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển năng lượng của Nhật Bản nhiều hơn cả Mỹ). Hơn thế nữa, điều bất ngờ còn có thể do khủng hoảng về ô nhiễm môi trường gây ra những biến đổi to lớn trong nền kinh tế năng lượng. Hoặc Liên bang Xô Viết có thể là nhân tố tạo nên bất ngờ cho toàn thế giới.

Hệ thống chính trị của Liên bang Xô Viết có ảnh hưởng quan trọng đến nguồn năng lượng thế giới. Xô Viết là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới với sản lượng năm 1989 gấp đôi Arập Xêút. Quốc gia này cũng đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, chỉ sau Arập Xêút. Từ thế kỷ XIX, nguồn dầu mỏ dồi dào của Nga đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, khi sự phát triển của nền công nghiệp dầu mỏ ở Azerbaijan quanh Baku đã phá vỡ sự o bế của Công ty Standard Oil và trở thành nhà độc quyền ở Tây Pennsylvania. Cuộc cách mạng 1905 đã làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu đáng kể này. Chiến dịch tăng cường xuất khẩu của Bolshevik những năm 1920 đã làm nổ ra cuộc chiến giá trên toàn cầu và dẫn tới cuộc họp bàn tại lâu đài Achnacarry ở Scotland năm 1928 và hiệp định "As-Is."

Ngày nay, thu nhập từ xuất khẩu dầu (và gas) của Liên bang Xô Viết đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia. Đó là nguồn thu nhập chính, chiếm tới 60% ngân sách dùng để chi trả cho việc nhập khẩu kỹ thuật và lương thực. Nhưng nền công nghiệp dầu mỏ của Xô Viết cũng đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng bắt nguồn từ sức sản xuất thấp, khâu tổ chức kém, kỹ thuật lạc hậu, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Chuyên gia Liên Xô, ông Thana Gustaston nhấn mạnh: "Kể từ giữa những năm 1970, chính sách năng lượng là yếu tố duy nhất cản trở nền công nghiệp Xô Viết và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sa sút và kìm hãm kinh tế đất nước phát triển." Có thể thấy rõ rằng năng lượng là một trong những trở ngại lớn nhất đối với cải cách kinh tế. Những khó khăn chồng chất và sự cắt giảm các khoản đầu tư đã cho thấy tình trạng sụt giảm sản lượng dầu mỏ ‒ điều được dự đoán trước đó đã thực sự bắt đầu. Sản lượng khai thác tuột dốc rất nhanh. Và nếu sản lượng xuất khẩu dầu cũng giảm đáng kể thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, không chỉ riêng đối với nước Nga mà kể cả nền kinh tế thế giới cũng bị ảnh hưởng.

Nền công nghiệp dầu mỏ của Xô Viết đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng và xã hội đã dần mất lòng tin vào chính quyền. Hiện tại, Liên bang Xô Viết đang nôn nóng muốn đưa vốn và công nghệ của các nước phương Tây vào khai thác gas và dầu mỏ. Điều này làm chúng ta nhớ đến Lenin, trong Dự án kinh tế mới đầu những năm 1920, ông đã sẵn sàng đặt "một phần tư Baku" lên bàn cân của cuộc bán đấu giá quốc tế. Động thái này khiến các công ty phương Tây rất quan tâm. Liên bang Xô Viết có nguồn dữ trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và họ tin rằng các mỏ dầu của liên bang cũng dồi dào như thế. Nhưng các công ty này, thực tế là các công ty thuộc các nước công nghiệp phát triển, gặp phải trở ngại do có sự rối loạn, những xung đột chính trị, sự nhầm lẫn, không chắc chắn, và rủi ro chứa đựng tại Xô Viết. Vấn đề năng lượng của liên bang cũng bị ảnh hưởng bởi các xung đột sắc tộc đã bùng nổ và lan rộng trên toàn quốc do sự buông lỏng quản lý của nhà nước. Trái với những ngày đầu của thế kỷ XIX, khi Baku là một trong hai nguồn cung cấp dầu mỏ chính trên thế giới. Ngày nay, Azerbaijan của Cộng hòa Xô Viết chỉ cung cấp được gần 3% tổng sản lượng dầu của liên bang, nhưng vẫn là nguồn dịch vụ và cung cấp chính cho nền công nghiệp toàn quốc. Và cuộc nội chiến nổ ra giữa người Azeris và người Armenia năm 1989 đã dẫn tới những vụ bạo lực đẫm máu vào những năm 1904, 1905. Những cuộc xung đột sắc tộc này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng khai thác dầu mỏ, dẫn tới lượng dầu xuất khẩu bị giảm mạnh. Lo lắng về việc Xô Viết xuất khẩu quá nhiều dầu mỏ vào thị trường thế giới ‒ khuấy động nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dầu mỏ ‒ có thể chuyển thành sự quan ngại về việc thiếu hụt dầu mỏ nghiêm trọng vào những năm 1990. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát triển, Liên bang Xô Viết có thể trở thành quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tầm cỡ.

Liệu chúng ta đã chuẩn bị tốt để đối phó với những bất ngờ và khủng hoảng mới trong tương lai? Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, có thể thấy rõ là các công ty đang và sẽ không thể tự giải quyết được các nếu tiếp tục có khủng hoảng, và vai trò giải quyết này phải do chính phủ đảm nhận. Những năm sau này, các nước công nghiệp phát triển đã xây dựng hệ thống an ninh năng lượng gần Bộ Năng lượng quốc tế và phát triển các kho dự trữ chiến lược như kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ và những kho khác tương tự ở Đức hay Nhật Bản. Các kho này có vai trò dự phòng khi lượng dầu khai thác sụt giảm và đối phó với khủng hoảng. Cơ quan năng lượng quốc tế đã đưa ra kế hoạch phối hợp hành động và trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác giữa các quốc gia. Đây là điều kiện thiết yếu để đương đầu với khủng hoảng. Những năm xảy ra khủng hoảng dầu mỏ trong quá khứ đã chứng minh rằng cùng với thời gian, thị trường sẽ tự điều chỉnh và phân phối. Giai đoạn đó cũng đã chứng minh chính phủ làm rất tốt để kìm hãm sức cám dỗ tức thì muốn điều khiển và quản lý vi mô thị trường. Đương nhiên, các chính phủ sẽ rất khó cưỡng lại tác tình trạng không chắc chắn cao, hoảng loạn đang diễn ra và những cáo buộc cứ thế leo cao. Thế nhưng một loạt sáu vụ khủng hoảng lớn từ những năm 1950 đến 1991 đã cho thấy hệ thống cung cấp và hậu cần có thể tự điều chỉnh đến một mức độ nào đó mà tình trạng thiếu hụt sẽ có cái kết bớt thê thảm hơn người ta dự kiến. Trên thực tế, vấn đề thực trong thập kỷ 1970 hóa ra không phải là tình trạng thiếu hụt trầm trọng, mà là sự sụp đổ của hệ thống cung cấp và tình trạng hỗn loạn về quyền sở hữu dầu lửa, cùng với việc vội vã lập lại trật tự hệ thống trong điều kiện không chắc. Năm 1990 và 1991, bài học rút ra từ những cuộc khủng hoảng trước, cùng với cơ chế được thiết lập từ những năm 1970 và nguồn thông tin được cải thiện đã khiến tác động của vụ sụp đổ đi kèm với khủng hoảng Vùng Vịnh bớt trầm trọng.

Thậm chí nếu kinh nghiệm chỉ ra cách thức phản ứng hiệu quả hơn, vẫn có những câu hỏi quan trọng khác. Trong cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, hệ thống chính trị của nước Mỹ đã bị tê liệt khi phải đối mặt với một trong những vụ sụp đổ lớn nhất và tốn kém nhất của thời kỳ hậu chiến tranh. Giận dữ, chỉ điểm, giơ đầu chịu báng – tất cả thay thế cho quá trình hình thành thái độ phản ứng hợp lý trước một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Tất nhiên, vụ Watergate là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng này. Mặc dù vậy, thái độ phản ứng rời rạc, gây tranh cãi được tô điểm với ham muốn theo đuổi của một nhóm người xung đột về quyền lợi đặc biệt cũng là một lý do để cân nhắc về cách thức đối phó của nước Mỹ, thậm chí sau giai đoạn khủng hoảng Vùng Vịnh, kéo dài đến tình trạng khủng hoảng và nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Trật tự mới

Saddam Hussein đã từng cảnh báo với cả thế giới rằng ông có thể tìm cách để giương vũ khí dầu lửa ra một lần nữa. Tuy nhiên, trong tình tiết diễn biến mới mẻ, mỉa mai thay, vũ khí đã chống lại chính ông khi Liên Hợp Quốc ra lệnh cấm vận xuất khẩu dầu lửa từ Iraq và nước Côoét bị chiếm đóng. Và ai sẽ sử dụng quyền lực dầu lửa hiệu quả nhất trong tương lai: các công ty dầu lửa, nước sản xuất, chính phủ của nước người tiêu dùng, hay thậm chí có thể là chính bản thân người tiêu dùng? Mặc dù nhờ vào quy mô và giàu có, các công ty dầu lửa tư nhân vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ, tuy nhiên các công ty này đã mất đi sức mạnh đã từng được coi là vô song của mình. Thời đại của những Rockefeller, Teagle và Deterding đã quá xa. Ở Mỹ, trong suốt thế kỷ XX, các công ty dầu lửa trở thành mục tiêu bị săm soi, nghi ngờ và không đáng tin cậy. Nguyên chủ tịch của ARCO, ông Robert O.Anderson đã nói: "Nền công nghiệp dầu lửa giống như một con nai sừng tấm Bắc Mỹ cố trốn trên một vùng đất cằn cỗi." Và chỉ riêng hiện thực đó cũng sẽ tiếp tục kiềm chế quyền lực của những người khổng lồ trong ngành công nghiệp này. Trong thời kỳ hoàng kim trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, các công ty dầu lửa đa quốc gia quả thực dường như có những biểu hiện đặc trưng của một quốc gia có chủ quyền: có những điều khoản giao dịch riêng, đám đông quần chúng tận tuỵ, có ngân khố làm lu mờ tất cả hầu hết các quốc gia khác, có chính sách ngoại giao và thậm chí cả hạm đội máy bay riêng. Đó là thời kỳ khi các quốc gia sản xuất dầu lửa vẫn yếu kém hoặc vẫn là nước thuộc địa, và khi chỉ có một số ít công ty có quyền thâu tóm công nghệ, hậu cần, thị trường, vốn và quan điểm toàn cầu. Và đó là thời điểm các công ty được Chính phủ Anh và Mỹ hậu thuẫn mạnh mẽ hay ít nhất là có vẻ như được hậu thuẫn. Những năm sau chiến tranh, sự thống trị của các công ty lớn, và sức mạnh của họ lại tiếp tục được củng cố nhờ đặc điểm của trật tự tổng thể thế giới sau chiến tranh trong đó Mỹ là nước dẫn đầu.

Tuy nhiên, quyền lực của các công ty đã bắt đầu suy yếu vào cuối những năm 1950 với phong trào giải phóng thuộc địa và sự xuất hiện của các công ty mới – "những nhà vô địch quốc gia" châu Âu do nhà nước quản lý và các doanh nghiệp độc lập ở Mỹ – trong lĩnh vực dầu lửa thế giới. Vương quốc Anh từ chỗ nắm giữ quyền lực thống trị bị chuyển thành quốc gia đi mua dầu lửa luôn ám ảnh về cán cân thanh toán. Hệ thống chính trị Pháp bị suy sụp nặng nề do phong trào giải phóng thuộc địa cho đến khi nước này tìm được một vai trò mới ở châu Âu. Quyền lực và tầm ảnh hưởng của chính nước Mỹ đối với trật tự thế giới – cũng như khả năng duy trì trật tự – đã bị suy yếu trong thập kỷ 1960 và 1970. Thậm chí trong khoảng thời gian này các nước sản xuất dầu lửa còn giành được nhiều quyền lực hơn từ tay các công ty phương Tây thông qua việc ký kết các thỏa thuận mới hoặc thông qua quá trình quốc hữu hóa và tước đoạt thẳng thừng. Vậy nên, đến đầu những năm 1990, quyền lực chính trị của các công ty dầu lửa quốc tế lớn đã bị suy giảm đi rất nhiều, mặc dù vai trò thương mại, thậm chí chính trị của các công ty này vẫn còn tương đối quan trọng. Thế nhưng các công ty này không còn phản ánh ý muốn của một người nắm quyền duy nhất hoặc không thể được ví như con bạch tuộc nguy hiểm chết người. Thay vào đó, các công ty này trở thành những tập đoàn rất lớn với tư tưởng quan liêu, quản lý rủi ro trong phạm vi cơ cấu của tập đoàn và phân bổ các nguồn lực tài chính lớn, phục vụ chính phủ quốc gia với tư cách là người thầu khoán, tự sản xuất vì lợi ích cho riêng mình ở Mỹ, Biển Bắc và một số khu vực khác, huy động kỹ thuật công nghệ từ khắp nơi trên thế giới đồng sở hữu các nhà máy lọc dầu và trạm xăng.

Trong lúc đó, "nhân tố độc lập" ở Mỹ trở thành một thứ như kiểu động vật sắp bị tuyệt chủng, ít nhất là trong nửa cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, khi các mỏ dầu lửa của Mỹ không được rót vốn. (Như thể đặt dấu chấm hết cho sự suy tàn của các công ty độc lập ở Mỹ, chương trình truyền hình có tên "Dallas" đã kết thúc vào tháng 5 năm 1991, sau khi phát sóng được 13 phần.) "Bảy chị em" của Enrico Mattei – thực ra là 8, kể cả nhà vô địch nước pháp, CFP – cũng bị đặt dấu chấm hết. Gulf trở nên lu mờ, trong khi hầu hết các công ty khác – không chỉ các tập đoàn lớn mà ngay cả những công ty nhỏ, song vẫn được coi là công ty dầu lửa quốc tế rất lớn – đã trải qua giai đoạn rút lui và thu hẹp quy mô, rút khỏi rất nhiều khu vực. Lực lượng lao động bị cắt giảm từ cấp quản lý cấp cao cho đến "người bơm xăng" – khi đó 80% xăng được bán ở Mỹ là do khách hàng tự bơm tại các trạm xăng tự phục vụ. Thêm vào đó, chương trình nghị sự đã thay đổi. Có lẽ thách thức duy nhất, lớn nhất đối với toàn bộ nền công nghiệp không nằm ở vấn đề cung hay cầu, cũng không phải là mối quan hệ giữa các công ty và chính phủ, mà chính là việc đáp ứng được những yêu cầu môi trường ngày càng khắt khe trong khi vẫn phải tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ truyền thống của người cung cấp năng lượng. Và sự thật mới mẻ này đã đẩy toàn bộ nền công nghiệp vào thế phòng ngự.

Sau Chiến tranh Lạnh, một trật tự thế giới sẽ được lập lại triệt để. Có vẻ như các quốc gia tư bản phương Tây cùng với nó là hệ thống các doanh nghiệp tư nhân lại giành được vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, khó có thể đưa các công ty dầu lửa quay trở lại vị trí đầy quyền lực trước đây. Bởi vì dầu lửa ngày càng trở nên "giống với các hàng hóa khác," nên nền công nghiệp dầu lửa cũng trở nên "giống với các lĩnh vực kinh doanh khác."

Thế nhưng trong những năm 1970, các nhà xuất khẩu đã thu được quyền lợi dầu lửa gì mà có vẻ như sẽ lập lại trật tự kinh tế và chính trị thế giới? Kể từ khi Tờ-rớt Standard Oil sụp đổ năm 1911, lợi nhuận và quyền lợi trong nền công nghiệp không phải bắt nguồn từ dưới (lọc và tiếp thị dầu lửa) lên, mà là từ trên (sở hữu và quản lý dầu lửa trong lòng đất) xuống. Và điều này có nghĩa là các công ty nhà nước ở các nước xuất khẩu dầu lửa giành được vị trí hàng đầu như ngày nay. Đó là những tập đoàn đa dạng – chẳng hạn như Saudi Aramco, Petroleos của Venezuela, Pemex ở Mexico, công ty dầu mỏ của Côoét, Pertamina, Statoil ở Na Uy. Thế nhưng có lẽ quyền lực dầu lửa không lớn như những gì người ta tưởng tượng. Mặc dù trong những năm 1970, sở hữu dầu lửa được coi là điều kiện thiết yếu của quyền lực toàn cầu, song thành công trong lĩnh vực kinh tế của Tây Đức và một số nước ở khu vực Thái Bình Dương đã chứng minh hoàn toàn khác trong những năm 1980. Rút cuộc, Nhật Bản, cường quốc kinh tế mới, nhập khẩu hơn 99% nhu cầu dầu mỏ của nước này. Các nước xuất khẩu dầu lửa đã quốc hữu hóa cổ phần của các công ty Mỹ ngay trong phạm vi lãnh thổ của họ, thế nhưng giờ đây, chính các hãng bất động sản của Nhật, chứ không phải là các công ty xuất khẩu dầu lửa, mới là chủ sở hữu tòa nhà Exxon Building ở thành phố New York và ARCO ở Los Angeles. Sự suy vong của triều đại Vua Tư Ba ở Iran, hiện thân của quyền lực dầu lửa ở thập kỷ 1970, đã khẳng định việc tính toán quy mô và tuổi thọ của quyền lực dầu lửa phức tạp hơn rất nhiều so với những gì người ta tưởng tượng. Và trong những năm 1990, bằng một cách khác, người Côoét đã hiểu ra những giới hạn của quyền lực dầu lửa khi phải đối mặt với các loại quyền lực khác.

Vậy thì, liệu rằng quyền lực dầu lửa có phải chỉ là ảo tưởng hay là một sản phẩm của sự tổng hợp các hoàn cảnh kinh tế, chính trị và hệ tư tưởng? Liệu rằng đó có phải là một hiện tượng xưa cũ hay nó sẽ chứng minh là một hiện tượng bất di bất dịch xảy ra theo chu kỳ của đời sống quốc tế? Quyền kiểm soát, hay ít nhất là khả năng tiếp cận với các nguồn dầu lửa phong phú từ lâu đã trở thành một phần thưởng chiến lược. Chẳng có gì nghi ngờ về điều này. Phần thưởng đó giúp cho các quốc gia tích luỹ của cải, tiếp sức cho nền kinh tế, sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch, phát triển, mua, và sản xuất vũ khí để giành thắng lợi trong chiến tranh. Thế nhưng nó cũng có thể là một phần thưởng được đánh giá quá cao. Hơn nữa, chính hiện thực về một thế giới phụ thuộc vào dầu lửa cũng sẽ trở thành vấn đề cần phải bàn đến.

Làn sóng môi trường thứ ba

Thậm chí ngay khi thế giới tiếp tục chuyển hướng sang dầu mỏ và nền kinh tế sống dựa vào dầu mỏ, một thách thức mới đối với Xã hội Hydrocarbon đã nổi lên, lần này là từ bên trong, báo trước một trở ngại lớn có thể sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp dầu mỏ và cuộc sống của chúng ta sau này. Thế giới công nghiệp hiện đang phải đối mặt với sự trở lại của phong trào bảo vệ môi trường. Trước hết phải kể đến làn sóng đầu tiên, cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chú trọng đến không khí trong lành và nước sạch cũng như có được nhãn hiệu danh tiếng "Sản xuất tại Mỹ" và phong trào này được gắn với nhãn hiệu "Sản xuất tại Mỹ". Phong trào này có liên quan rất lớn đối với vấn đề năng lượng bởi nó thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh chóng từ than đá sang dầu mỏ, là một trong những yếu tố chính thắt chặt thị trường dầu mỏ thế giới một cách nhanh chóng, tạo ra bối cảnh cho cuộc khủng hoảng năm 1973. Trong những năm 1970, khi vấn đề ổn định trở nên quan trọng hàng đầu và khó khăn kinh tế buộc phải chú trọng đến việc làm và hiệu quả sản xuất thì phong trào môi trường đã ít nhiều mất đi động lực. Làn sóng thứ hai thu hẹp hơn, tập trung và dành nhiều quan tâm đến việc làm chậm lại hay dừng hẳn chương trình phát triển năng lượng hạt nhân. Nó đã thành công khi tham gia vào hầu hết các công ty công nghiệp chính, đưa ra những thay đổi mang tính quyết định đối với những gì được coi là yếu tố quan trọng chống lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Bằng cách này, phong trào đã đạt được thành công ở hầu hết các quốc gia công nghiệp lớn, thay đổi quyết định đối với vấn đề được cho là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Làn sóng thứ ba bắt đầu nổi lên mạnh mẽ vào những năm 1980 và đang dần tới cao điểm. Nó tạo được sự ủng hộ rộng khắp, vượt qua những khác biệt về truyền thống, dân tộc và tư tưởng bè phái. Đây là một hiện tượng quốc tế, phát sinh rất mạnh ở châu Âu cũng như Bắc Mỹ, mà mối quan tâm của họ chủ yếu là các tác động xấu đến môi trường, từ việc phá bỏ rừng nhiệt đới cho tới xử lý các phế phẩm. Tóm lại, đó là việc quan tâm đến số phận của hành tinh chúng ta.

Có lẽ sự kiện mang tính quyết định duy nhất châm ngòi cho làn sóng môi trường mới xảy ra vào tháng 4 năm 1986, khi những người điều khiển lò phản ứng hạt nhân Chernobyl, ở Ukrane không thể ngăn ngừa thảm họa. Lò phản ứng bị tan chảy một phần và những đám mây bụi phóng xạ đã trào ra ngoài, theo gió phát tán ra một vùng rộng lớn trên lục địa châu Âu. Phản ứng đầu tiên của Chính phủ Xô Viết là phủ nhận và cam đoan rằng báo cáo về thảm họa hạt nhân chỉ là trò lá cải của các phương tiện báo chí phương Tây. Tuy nhiên, nhiều ngày trôi qua, tin đồn về sự náo loạn tại nhà ga Kiev, những cuộc di tản hàng loạt, những xác chết và thảm họa đã lan đến tận Matxcơva. Quốc tế gia tăng chỉ trích. Đến lúc đó, bức màn che đậy sự thật vẫn chưa được dỡ ra, càng làm tăng thêm những phỏng đoán về thảm họa khủng khiếp. Cuối cùng, hơn hai tuần sau tai nạn, Tổng thống Mikhail Gorbachev xuất hiện trên truyền hình. Bài phát biểu của ông hoàn toàn không giống với phát biểu của một nhà lãnh đạo Xô Viết và khác biệt hoàn toàn so với cách mà Kremlin thường thể hiện với người dân cũng như cộng đồng thế giới. Không hề có sự tuyên truyền, không có sự phủ nhận, trong bài phát biểu, thay vào đó, là sự thừa nhận nghiêm túc rằng tai nạn thảm khốc thực sự đã xảy ra, nhưng hiện các bước kiểm soát đang được tiến hành. Chỉ lúc ấy, người dân Liên Xô và thế giới mới nhận ra tình hình thực tế nguy hiểm đến thế nào. Một số người trong giới lãnh đạo Xô Viết sau đó đã nhận định rằng Chernobyl đã tạo nên một bước ngoặt chính trị lớn đối với Liên bang Xô Viết bằng việc cải tổ kinh tế chính trị ở nước này và thực hiện công khai hóa. Những người ở Tây Âu trước đây từng đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản phương Tây về những hiểm họa môi trường giờ buộc phải xem xét lại quan điểm của mình. Chernobyl, với mối đe dọa tiềm ẩn chết người và những lời cảnh báo về nguy cơ không kiểm soát được công nghệ đã tạo nên một cú hích mạnh cho sự xuất hiện làn sóng bảo vệ môi trường mới. Tại Mỹ, một sự kiện khác khá quan trọng đã xảy ra mặc dù mức độ rủi ro tới sức khỏe và cuộc sống con người không bằng hiện tượng Chernobyl. Tình huống xuất hiện trong vòng bốn phút sau nửa đêm, vào ngày Thứ Sáu tuần Thánh, ngày 24 tháng 3 năm 1989, khi tàu dầu siêu tải Exxon Valdez đâm sầm vào mỏm đá Bligh Reef ở Prince William Sound của Alaska, làm tràn 240 nghìn thùng dầu vào nguồn nước tại khu vực đó. Chi phí làm sạch lên tới 2 tỷ đô-la và Mỹ không làm được gì để xóa vụ tai nạn Valdez khỏi bản đồ chính trị. Sự kiện này đứng đầu trong hàng loạt những mối quan ngại khác. Tai nạn tàu chở dầu càng dấy lên ý thức và mong muốn của nhiều người về việc cân bằng giữa sản xuất năng lượng và bảo vệ môi trường.

Dầu mỏ là yếu tố tối quan trọng trong nhận thức về môi trường, trong đó quan ngại lớn nhất là hậu quả của việc đốt cháy các chất hydrocarbon ‒ khói và ô nhiễm không khí, mưa acid, sự nóng lên của trái đất, lỗ thủng tầng ozone. Một trong số các vấn đề gây tranh cãi gay gắt nhất là tìm vị trí để tiến hành sản xuất dầu và khí gas, liệu rằng nên đặt ở ngoài khơi hay đặt tại Alaska. Cuộc tranh luận còn diễn ra xung quanh việc đặt các cơ sở mới sản xuất năng lượng, đặc biệt là các nhà máy điện. Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, những nước có thể sẽ phải đối mặt với những áp lực nặng nề liên quan tới hệ thống cung cấp điện trong những năm 1990 buộc phải có những lựa chọn khó khăn và gây tranh cãi về việc làm thế nào để đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng nhưng chịu thiệt hại môi trường thấp nhất. Nhưng kết quả quan trọng nhất do sự đồng thuận của việc bảo vệ môi trường đem lại là việc chuyển hướng sang dùng khí tự nhiên, một nguồn năng lượng sạch hơn, đặc biệt là trong sản xuất điện. Và sẽ nhấn mạnh vào dự trữ năng lượng, không chỉ vì yếu tố an toàn hay giá cả như những năm 1970 và đầu những năm 1980 mà còn là biện pháp để hạn chế việc đốt các chất hydrocarbon ‒ làm chậm quá trình tác động xấu đến môi trường. Vận chuyển xăng dầu, một vấn đề nổi trội, đang gặp nhiều thách thức. Các công ty dầu đang tìm cách để sản xuất loại xăng dầu đã qua xử lý ít gây ô nhiễm hay còn gọi là xăng "xanh" để cung cấp cho thị trường, trong khi các cơ quan chính phủ đang khuyến khích dùng nhiên liệu thay thế đối với các phương tiện đi lại như khí đốt tự nhiên nén, methanol và nhiên liệu cồn ‒ và xe hơi chạy bằng điện, vốn đã thua trong cuộc cạnh tranh với loại xe chạy bằng xăng đầu thế kỷ XX.

Chương trình hành động môi trường mới sẽ khó được thông qua nếu không có những cuộc tranh luận về sự chính xác khoa học và dự đoán của nó, mức độ của những rủi ro, giải pháp phù hợp ‒ và chi phí. Mặc dù một tâm lý phổ biến cho rằng cải thiện môi trường hoàn toàn "miễn phí", chỉ đơn thuần là vấn đề quy định, nhưng rõ ràng điều đó không đúng trong trường hợp này. Nếu không tính toán chính xác, cái giả phải trả sẽ là rất lớn. Môi trường cũng giống như vấn đề quốc phòng, chăm sóc y tế hay giáo dục, là một loại "hàng hóa" xã hội, nghĩa là người ta phải trả tiền cho vấn đề môi trường và khi chi phí tăng lên thì chi phí giữa các công ty, người tiêu dùng và chính phủ sẽ ngày càng có sự phân chia rõ ràng. Xã hội vẫn không biết làm thế nào để phân bổ chi phí của hiện tại ‒ ví dụ, hệ thống quản lý ô nhiễm đắt đỏ đối với các nhà máy năng lượng với chi phí trong tương lai chi phí không thể dự tính được và sự gián đoạn trong việc sản xuất nông nghiệp, thậm chí tại nơi cư trú của con người nếu có sự thay đổi thời tiết lớn.

Tuy nhiên, những năm 1990 không phải bắt đầu bằng thảm kịch môi trường khác mà bằng cuộc tranh giành nguồn dầu mỏ tại Vùng Vịnh, mà thế giới, một lần nữa, ngày càng trở nên phụ thuộc nặng nề vào nó. Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đã đưa vấn đề an ninh năng lượng quay trở lại các chương trình nghị sự, khiến các chính phủ một lần nữa phải tập trung giải quyết việc bảo đảm nguồn cung. Điều này thúc đẩy sự khai thác và phát triển dầu mỏ trên khắp thế giới. "Quy luật của cuộc đua giữa sự tăng mạnh về nhu cầu và sản lượng vào những năm 1990 đã bị cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh làm thay đổi", Joseph Stanislaw, Giám đốc quản lý của Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Cambridge, đã nhận xét khi mô tả cái mà ông gọi là "trật tự dầu mỏ thế giới mới" sau cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh. "Giờ đây việc bảo đảm năng lực cung ứng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn. Hố ngăn cách đã mở ra trong thế giới dầu mỏ những năm 1970 sẽ bị thu hẹp trong những năm 1990 bằng hành động thực tế của cả quốc gia sản xuất và tiêu thụ. Chính sách bảo đảm nguồn cung của các quốc gia tiêu thụ dầu cùng với nhu cầu thu về nguồn tài chính, công nghệ và các nguồn lực nước ngoài của các quốc gia trong lẫn ngoài OPEC sẽ dẫn đến tăng cường sản xuất dầu mỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khủng hoảng Vùng Vịnh sẽ nhen nhóm lại những nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng ở các quốc gia công nghiệp. Và các quốc gia công nghiệp cũng tự thấy mình bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa hai vấn đề lớn ‒ năng lượng và an toàn, năng lượng và môi trường. Một cuộc đụng độ có ảnh hưởng sâu rộng giữa, một mặt là những lo lắng về an toàn năng lượng và tình trạng nền kinh tế, mặt khác là nỗi sợ hãi về môi trường dường như là điều không thể tránh khỏi. Điểm chung của hai vấn đề này là nhu cầu dự trữ năng lựợng và sử dụng khí gas ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cần thiết phải có sự đồng thuận để giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đáp ứng được yêu cầu an toàn tại và giữa các quốc gia mà chắc chắn là không dễ dàng đạt được như các hình thức hợp tác kinh tế, chính trị và hợp tác xã hội khác. Nhưng có lẽ, tất cả điều này thậm chí có thể chỉ ra một hướng mới đối với xã hội công nghiệp và dẫn đến một giải pháp có lợi nhằm giải quyết xung đột giữa năng lượng và môi trường. Sự phát minh đáp ứng được nhu cầu; và nếu được đầu tư đúng cách, nghiên cứu và công nghệ sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về môi trường và năng lượng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm những đột phá về công nghệ mới ra đời như năng lượng tái sinh hay năng lượng mặt trời; xã hội công nghiệp chỉ có ba nhóm thay thế cơ bản có thể sử dụng để đáp ứng được nhu cầu năng lượng mới của mình là dầu mỏ, khí gas và than đá; năng lượng hạt nhân và cuối cùng là những hình thức cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Vào những năm 1990, vấn đề sử dụng các nguồn năng lượng thay thế sẽ được đưa vào nội dung tranh luận về năng lượng và môi trường, thách thức các mối quan tâm truyền thống và cách suy nghĩ.

Xung đột sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức: Sẽ có áp lực trong việc lựa chọn "lối sống" giữa một bên là những tiện lợi của xã hội tiêu dùng cùng với những sản phẩm nhựa, sự tự do di chuyển và "con đường mở" ‒ đối lập với "chất lượng cuộc sống", và một bên là các nỗ lực áp đặt giới hạn đối với giao thông cũng như chú trọng đến bảo vệ thiên nhiên. Và trong cuộc chiến bảo vệ môi trường đã diễn ra hai xu hướng đối nghịch nhau; một nhóm người muốn sử dụng cơ chế thị trường, nghĩa là ủng hộ việc mua bán giấy phép khí thải, đánh thuế vào gas và ô nhiễm; và nhóm khác ủng hộ các quy định và hạn chế truyền thống hơn. Sẽ ngày càng phải nỗ lực nhiều hơn để giới hạn ô nhiễm và áp đặt quy định "không tăng trưởng" thậm chí cả đối với những thay đổi về kinh tế hay nhân khẩu học. Những cuộc tranh cãi sẽ tập trung vào câu hỏi liệu có nên tăng cường khai thác đất đai và biển vì mục đích kinh tế hay nên bảo tồn chúng trong điều kiện nguyên sơ. Việc áp đặt hạn chế đối với việc xây dựng các cơ sở và nhà xưởng – là những nhà máy dầu ngoài khơi hay các nhà máy năng lượng và nhà máy lọc dầu mới – có nghĩa là các quốc gia công nghiệp sẽ phải nhập khẩu nhiều năng lượng hơn, khiến cho khả năng độc lập về kinh tế và có thể cả về chính trị sẽ khó khăn hơn, phụ thuộc nhiều hơn. Làn sóng môi trường thứ ba cũng sẽ là thước đo đánh giá mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Họ sẽ phối hợp để cùng giải quyết những vấn đề chung? Hay sẽ lại cạnh tranh và xung đột như một vài quốc gia, vài nhóm trong quốc gia nhằm giải quyết vấn đề môi trường, trong khi các quốc gia khác cố tình xem nhẹ vấn đề và bỏ qua những áp lực về môi trường để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Nổi bật nhất là hai mối quan tâm cơ bản: Trước hết, xã hội hiện đại tìm kiếm sự an toàn và tăng trưởng kinh tế ở mức độ nào và nó theo đuổi các giá trị môi trường ở mức độ ra sao? Điều này đang gây ra một cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng trong hơn hai thập kỷ qua nhưng có lẽ sẽ càng trở nên gay gắt hơn khi những năm 1990 đến gần. Thách thức, dĩ nhiên là để tìm sự cân bằng. Nhưng một điều chắc chắn là "môi trường" đã trở thành một trong những "yêu cầu" cơ bản của xã hội hiện đại.

Thứ hai, một vấn đề có tính bao trùm hơn và có lẽ là vấn đề khó giải quyết nhất. Đó là làm sao để cân bằng "hiện tại" với "tương lai" ‒ giữa lợi ích của thế hệ những năm 1990 với lợi ích của thế hệ sống trong khoảng thời gian từ năm 2052 và 2092? Phải từ bỏ điều gì hôm nay vì lợi ích của thế hệ mai sau? Vấn đề càng trở nên phức tạp do đặc tính dự đoán trong công tác đánh giá môi trường toàn cầu, như hiện tượng nóng lên của trái đất hay khả năng phân tích rủi ro khi trường hợp dự báo là chính xác. Đó là câu hỏi có ảnh hưởng to lớn trực tiếp và tiềm tàng đối với dầu mỏ cũng như các nguồn nhiên liệu khác. Làn sóng môi trường thứ ba với những cuộc đụng độ, mâu thuẫn sẽ gây tổn hại về kinh tế, quyền lực và địa vị chính trị không chỉ trong phạm vi các quốc gia mà ở cả tầm quốc tế. Và lối sống của chúng ta cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Sự thực là số phận của hành tinh này cũng dường như đang bị động chạm đến, và bị nền văn minh hydrocarbon mà dầu mỏ xây dựng nên đang làm lung lay.

Thời đại Dầu mỏ

Vào tháng 8 năm 1859, tiếng kêu vọng lại từ những thung lũng hẹp của miền Tây Pennsylvania, nơi gã Yankee điên khùng, đại tá Drake khoan dầu, đã khơi thông một dòng dầu mỏ dồi dào mà kể từ đó đến nay chưa bao giờ ngừng chảy. Và sau này, trong chiến tranh hay hòa bình, người ta cho rằng dầu mỏ hoàn toàn có khả năng tạo dựng hoặc phá bỏ một quốc gia và sẽ là yếu tố quyết định trong các cuộc chiến về kinh tế và chính trị lớn của thế kỷ XX. Nhưng liên tục, qua nhiều cuộc tìm kiếm không có hồi kết, những điều trớ trêu mà dầu mỏ mang lại đã quá rõ ràng. Quyền lực của nó luôn đi kèm với cái giá phải trả.

Trong suốt gần một thế kỷ rưỡi, dầu mỏ đã mang lại những điều tốt đẹp và cả những điều tồi tệ nhất cho thế giới chúng ta. Nó vừa là ân huệ những cũng vừa là gánh nặng. Năng lượng là nền tảng của xã hội công nghiệp. So với các nguồn năng lượng khác, dầu mỏ gây ra những vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất, do vai trò trung tâm của nó, tính chất chiến lược của nó, sự phân bổ về mặt địa lý của nó, tính cách tái diễn cuộc khủng hoảng nguồn cung mà nó gây ra – và sự cám dỗ không thể kháng cự được trước những lợi ích mà dầu mỏ mang lại. Sẽ thật may mắn nếu chúng ta sống đến cuối thế kỷ này mà không xảy ra một cuộc khủng khoảng chính trị, công nghệ, kinh tế hoặc môi trường nào do dầu mỏ đem lại – có thể cuộc khủng hoảng đó được báo trước hoặc diễn ra ngoài dự đoán. Chẳng thể kỳ vọng gì hơn nữa trong một thế kỷ mà dầu mỏ đã có tác động sâu sắc và rõ nét (đối với thế giới). Lịch sử dầu mỏ là bức tranh gồm những chiến thắng và một loạt các sai lầm phải trả giá đắt. Nó chính là sân khấu để phô diễn giá trị và nền tảng đạo đức con người. Sự sáng tạo, cống hiến, việc kinh doanh, kỹ năng khéo léo và những phát minh kỹ thuật đi cùng với thói hám lợi, tham nhũng, tham vọng chính trị mù quáng và bạo lực. Dầu mỏ đã giúp âm mưu thao túng thế giới trở nên khả thi. Nó hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày chúng ta, nói theo nghĩa đen, thông qua những hóa chất nông nghiệp, phương tiện đi lại và những nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Nó cũng là nhân tố tạo nên những cuộc chiến toàn cầu về kinh tế và chính trị. Chỉ vì dầu mỏ mà bao máu đã phải đổ. Những cuộc tìm kiếm dầu mỏ, thậm chí đôi khi còn gây ra cả bạo lực – và quyền lực mà nó mang lại – sẽ vẫn tiếp diễn chừng nào dầu mỏ còn giữ vai trò trung tâm. Thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ mà mọi khía cạnh của cuộc sống văn minh đã bị thay đổi bởi sự hiện đại và phép thuật thôi miên của dầu mỏ. Thời đại của chúng ta vẫn thực sự là thời đại dầu mỏ.

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 35)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 35)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 36)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 36)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 31)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 31)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 32)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 32)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 33)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 33)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 34)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 34)