Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 27)

08:40 | 06/12/2022

11,570 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lần giảm giá đầu tiên, vào tháng 2 năm 1959, đã làm sôi sục Hội nghị dầu mỏ các nước Arập và dẫn tới bản giao kèo của các quý ông. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ lặp lại hành động này?

CHƯƠNG 26: OPEC VÀ GIẾNG DẦU SÔI SỤC

Trong khi đó, lượng dầu dư thừa vẫn tăng lên. Giá dầu tiếp tục giảm xuống, chủ yếu vì chính sách thương mại của Liên Xô muốn tăng cường bán dầu cho phương Tây, giảm giá và có những thỏa thuận trao đổi. Trong Chiến tranh Lạnh, nhiều người phương Tây tin rằng, chiến dịch dầu lửa tăng cường của Liên Xô không chỉ là một chiến lược thương mại mà còn là một đòn tấn công chính trị có mục đích đẩy Tây Âu vào sự phụ thuộc, làm suy yếu tính thống nhất của NATO và phá hoại vị thế dầu của phương Tây tại Trung Đông.

Thượng nghị sĩ Kenneth Keating cho rằng: "Chiến tranh kinh tế là biện pháp đặc biệt thích hợp với mục tiêu thống trị thế giới của họ." Về người lãnh đạo Liên Xô, Kenneth phát biểu: "Khrushchev đã hơn một lần đe dọa sẽ chôn vùi chúng ta. Ngày càng có bằng chứng cho thấy ông ta có lẽ cũng muốn dìm chết chúng ta trong biển dầu nếu chúng ta để cho chiến lược dầu của ông ta thành công." Rõ ràng, Liên Xô thể hiện mình là một đối thủ cạnh tranh rất "khó nhằn". Liên Xô cần đô-la và các ngoại tệ mạnh khác của phương Tây để mua trang thiết bị công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Dầu mỏ là một trong số ít những thứ mà họ cần bán cho phương Tây.

Ở góc độ kinh tế, không dễ cưỡng lại mức giá Liên Xô đưa ra bởi dầu từ Biển Đen của Liên Xô chỉ bằng một nửa giá dầu niêm yết của Trung Đông. Các công ty lo ngại khi thấy Liên Xô tích cực bán dầu cho Tây Âu, thị trường chính của dầu Trung Đông. Sự lo ngại càng gia tăng khi họ biết khách hàng quan trọng nhất của Liên Xô chính là Enrico Mattei, người Italia mà họ ghét cay ghét đắng. Một lần nữa, như trường hợp năm 1959, cách duy nhất để các công ty đối phó với tình trạng nguồn cung vượt mức và, đặc biệt, chống lại mối đe dọa từ Liên Xô, là giảm giá. Nhưng giảm giá nào? Nếu giá thị trường giảm xuống, các công ty dầu mỏ sẽ phải hứng chịu toàn bộ thua lỗ một mình. Liệu họ có thể giảm giá niêm yết một lần nữa? Lần giảm giá đầu tiên, vào tháng 2 năm 1959, đã làm sôi sục Hội nghị dầu mỏ các nước Arập và dẫn tới bản giao kèo của các quý ông. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ lặp lại hành động này?

dau mo tien bac va quyen luc ky 27

Cái êke và thước lôga

Tháng 7 năm 1960, 15 tháng sau Hội nghị dầu mỏ các nước Arập ở Cairo, Ủy ban Standard Oil New Jersey đã họp tại New York để xem xét vấn đề giá dầu niêm yết. Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí rất gay gắt. Monroe Rathbone, có biệt danh "Jack", được bầu làm chủ tịch mới. Cuộc đời của Rathbone thật sự là một cuốn sách giáo khoa về lịch sử ngành dầu mỏ Mỹ. Cả cha và chú ông đều là những ông trùm tinh chế dầu ở Tây Virginia. Bản thân Rathbone là kỹ sư hóa và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đến làm việc tại một khu chế xuất dầu khổng lồ ở Baton Rouge. Ông là thành viên đầu tiên của làn sóng mới đã biến việc chế xuất từ "một sự kết hợp giữa nghệ thuật và phỏng đoán" trở thành một môn khoa học – theo cách nói của một người ở Jersey.

Ở tuổi 31, Rathbone trở thành Tổng giám đốc khu chế xuất Baton Rouge. Tại đây, ông đã phát triển kỹ năng chính trị khi né tránh những đòn tấn công kiểu ăn cướp của Huey Long, ông trùm chính trị mị dân của Lousiana, người "vận động chống lại Standard Oil". Rathbone đã thông qua công ty này để đạt tới vị thế cao nhất. Với tư cách là một ông chủ, Rathbone tỏ ra tự tin, quyết đoán, điềm tĩnh và không hề có hứng thú thảo luận những vấn đề nhỏ. Một đồng sự đã miêu tả ông như là một "kỹ sư với một cái ê-ke".

Điều đáng tiếc là toàn bộ sự nghiệp của Rathbone đã dành cho những vị trí khác nhau trong nước Mỹ nên, chỉ bằng trực giác, ông không hiểu sự thay đổi tâm lý của các nhà sản xuất dầu nước ngoài. Việc né được đòn tấn công của Huey Long, người theo chủ nghĩa dân biểu, không phải là cuộc tập dượt tốt như Rathbone từng nghĩ để đối phó với những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc tại các nước xuất khẩu dầu. Rathbone đơn giản không hiểu lần giảm giá dầu thứ hai sẽ được đón nhận ra sao. Thậm chí, dường như ông không thấy cần phải tham vấn các nhà sản xuất đã khiến ông mất kiên nhẫn.

Ông từng nói: "Tiền là thứ rượu nặng đối với một số nước nghèo và một số người nghèo." Dường như sau đó, Jersey đã bị chi phối vì những thứ đại loại như vô số những ủy ban thuộc "Ủy ban các Công ty Standard New Jersey". Hệ thống này có mục tiêu dự đoán và đi trước những quyết định, để bảo đảm một vấn đề sẽ được xem xét kỹ lưỡng từ mọi khía cạnh. Tuy nhiên, theo một cổ đông, Rathbone "có một kiểu quyết tâm chứa đựng bằng chứng hiển nhiên và đáng sợ về sự sụp đổ." Vào thời điểm đó, Rathbone đang chú tâm vào vấn đề chiến lược là giành những khoảng trống trên thị trường, nên đã quyết định lấn át hệ thống ủy ban và áp đặt việc giảm giá niêm yết.

Howard Page, chuyên gia đàm phán Trung Đông của Jersey, kịch liệt phản đối. Howard và nhiều người trong Ủy ban Jersey cho rằng Rathbone không hiểu thấu đáo vấn đề hoặc những phản ứng có thể nổ ra. Page có nhiều kinh nghiệm quốc tế vì đã từng giúp các tổ chức cung cấp dầu mỏ Mỹ và Anh trong chiến tranh, dưới thời Harold Ickes, trước khi ông trở thành điều phối viên Trung Đông của Jersey. Một người từng đàm phán với với Page nhận xét: "Đó là một người rất cứng rắn. Ông ta luôn thủ sẵn một cái kính lúp trong vạt áo để có thể tính toán và giảm tới nửa xu cuối cùng trên mỗi thùng dầu.

Tuy nhiên, ông ta cũng là người có tầm nhìn và rất có khả năng nắm bắt tầm nhìn của người khác." Page hiểu rõ sức ép có thể gây bùng nổ chủ nghĩa dân tộc tại Trung Đông, và lo sợ đồng nghiệp ở Jersey, đặc biệt là Rathbone, không hiểu được điều đó. Trong một nỗ lực thuyết phục đồng sự, Page sắp xếp để Wanda Jablonski vừa trở về từ Trung Đông tới gặp Ủy ban Jersey. Wanda nói với họ rằng, theo báo cáo của một nhà ngoại giao Anh, ở Trung Đông hiện đang tồn tại "thái độ nịnh bợ Nasser trong hầu hết các tầng lớp, và sự thù địch đối với phương Tây bị khoét sâu rõ rệt.

Trong lĩnh vực dầu mỏ, điều này kéo theo sự phản đối ngày càng kịch liệt chống lại chế độ chiếm hữu ruộng đất." Cô nghe thấy rất nhiều lời chỉ trích cay nghiệt chống lại các công ty dầu mỏ quốc tế đang rút kiệt sự thịnh vượng của các quốc gia Arập từ các thủ đô nước ngoài; với người Trung Đông, không thể chấp nhận thực tế là giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ đang kiểm soát vận mệnh các quốc gia xuất khẩu dầu Trung Đông từ những vùng đất xa xôi như London, New York, Pittsburgh… Jablonski thậm chí còn phát biểu với Ủy ban Jersey rằng với cấu trúc hiện tại, IPC và Aramco sẽ sớm tiêu vong, và đây hẳn là điều cuối cùng mà họ muốn nghe. Trong một cuộc gặp riêng với Jablonski, Rathbone kịch liệt phản đối bản điều tra về sức mạnh chủ nghĩa dân tộc của cô. Rathbone bác bỏ những mối quan ngại của cô. Ông vừa từ Trung Đông về và nói với Jablonski rằng cô quá bi quan. Jablonski gay gắt đáp lại: "Ông chưa bao giờ đi sâu quá lớp bề mặt. Jack, hãy tự giúp mình đi. Ông đi trên thảm đỏ, ông chỉ ở đó vài ngày. Sẽ khôn ngoan hơn nếu ông không đưa ra những lời đó."

Khi Ủy ban Jersey bàn về việc giảm giá dầu, Page đã chống lại chủ trương này. Page khẳng định cần tham vấn và thỏa hiệp với các chính phủ, không đơn phương làm bất cứ điều gì. Page ám chỉ sẽ có một sự cắt giảm, nhưng hành động đó chỉ có thể có hiệu lực sau khi có sự thảo luận và đồng thuận với các chính phủ. Các nhà lãnh đạo khác ủng hộ quan điểm này, nhưng Jack Rathbone thì không, và ông là Chủ tịch. Rathbone bác bỏ và cho rằng Page luôn tự cho mình là "ông biết tuốt". Ông quyết định Jersey sẽ đi trước, giảm giá và sẽ thực hiện những điều ông muốn, nghĩa là không cần có sự tham vấn trước của bất kỳ chính phủ nào hay bất cứ ai. Ngày 9 tháng 8 năm 1960, không hề thông báo cho các quốc gia xuất khẩu dầu, Jersey tuyên bố giảm gần 14 xu/thùng dầu thô Trung Đông – khoảng 7%. Các công ty khác cũng làm theo, dù không nhiệt tình và thậm chí còn cảm thấy lo lắng. Theo John Loudon của hãng Shell, đó là "một đòn thí mạng". "Bạn không thể chỉ bị định hướng trước sức mạnh của thị trường trong một ngành quan trọng đối với nhiều chính phủ. Bạn phải cân nhắc những điều khác nữa. Bạn phải hết sức cẩn thận".

Đã có được bài học cho riêng mình khi giảm giá năm 1959, BP đã tuyên bố là "rất tiếc khi nghe được tin này". Phản ứng của các nước sản xuất dầu vượt xa mức "rất tiếc" này. Standard Oil New Jersey đã bất ngờ có một động thái cắt giảm đáng kể doanh thu của mình. Thêm vào đó, một quyết định ảnh hưởng quá lớn tới tình hình tài chính và hình ảnh quốc gia của họ lại được tiến hành đơn phương, không có bất kỳ sự tham vấn nào. Họ cảm thấy bị lăng mạ. Theo Howard Page, đó là "một mất mát quá sức tưởng tượng". Một quan chức khác của Jersey cũng chống lại việc giảm giá, khi đó đang ở Baghdad, nhớ lại: "Thật may là chúng tôi còn sống mà ra khỏi nơi đó."

"Chúng ta đã thành công!"

Các quốc gia xuất khẩu dầu vô cùng giận dữ và lập tức phản ứng. Chỉ vài giờ sau khi Standard Oil tuyên bố giảm giá niêm yết vào tháng 8 năm 1960, Abdullah Tariki đánh điện cho Juan Pablo Pérez Alfonzo và sau đó vội vã đến thăm Beirut trong 24h. Khi các nhà báo hỏi: "Chuyện gì sẽ xảy ra?", ông trả lời: "Hãy đợi đấy!". Tariki và Pérez Alfonzo muốn tập hợp các bên ký kết khác của Hiệp ước Cairo càng nhanh càng tốt. Trong sự rối loạn xen lẫn với tức giận và cảm giác bị xúc phạm, người Iraq nhận ra một cơ hội chính trị. Chính phủ cách mạng của Abdul Karim Kassem không muốn tham gia "trật tự Nasser" ở Trung Đông và phản đối tới cùng việc Nasser chi phối chính sách dầu mỏ thông qua vai trò thống lĩnh của ông ta trong Liên đoàn Arập và các hội nghị về dầu mỏ khác của các nước Arập.

Bây giờ người Iraq nhận thấy có thể sử dụng việc giảm giá dầu như chất xúc tác để thành lập một tổ chức mới dành riêng cho các nước xuất khẩu dầu (bao gồm cả hai nước không ở trong liên đoàn Arập là Iran và Venezuela) và họ có thể phân lập chính sách dầu mỏ khỏi Nasser. Người Iraq cũng hy vọng một tổ chức như vậy sẽ hỗ trợ họ chống lại IPC và mang lại thêm thu nhập đang rất cần thiết đối với họ. Chớp thời cơ để tập hợp các nước xuất khẩu dầu khác dưới ngọn cờ Iraq, họ đã nhanh chóng phát đi lời mời dự hội nghị Baghdad. Khi bức điện của chính phủ Iraq được gửi tới văn phòng của Pérez ở Caracas, ông rất vui mừng. Đó chính là sự hình thành của một "Hiệp hội Texas" quốc tế mà ông nhiệt thành ủng hộ. Pérez hào hứng tuyên bố với các cộng sự khi cầm bức điện trong tay: "Chúng ta đã làm được!" "Chúng ta đã thành công!"

Các công ty dầu mỏ nhanh chóng nhận ra việc đơn phương cắt giảm giá là một sai lầm nghiêm trọng. Ngày 8 tháng 9 năm 1960, Shell tăng giá bán lên 2-4 xu/thùng. Một hành động quá muộn màng. Ngày 10 tháng 9, đại diện của các nước xuất khẩu dầu, Arập Xêút, Venezuela, Côoét, Iraq, Iran, đã tới Baghdad. Quatar tham dự với tư cách quan sát viên. Có những điềm báo xấu cho cuộc họp. Pérez Alfonzo phải trì hoãn chuyến khởi hành từ Caracas vì một cuộc đảo chính nhằm chống lại chính phủ dân chủ mới. Ngay chính Baghdad cũng đông đặc xe tăng và binh lính vũ trang, chính thể cách mạng mới được đặt trong tình trạng báo động trước nguy cơ một cuộc đảo chính. Trong suốt các cuộc thảo luận, lính vũ trang luôn đứng phía sau từng đoàn đại biểu.

Ngày 14 tháng 9, hội nghị hoàn thành mục đích. Một chính thể mới được thành lập nhằm chống lại các công ty dầu mỏ quốc tế. Nó được gọi là Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC. Mục tiêu của tổ chức này rất rõ ràng: bảo vệ giá dầu, hay nói chính xác hơn là khôi phục mức giá trước khi bị giảm. Kể từ đây, các quốc gia thành viên có thể đòi hỏi các công ty phải tham vấn ý kiến của họ về giá cả – vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập của những nước này. Họ cũng kêu gọi thành lập một hệ thống "điều tiết sản xuất", và đó cũng là giấc mơ của Tariki và Pérez về một "Ủy ban đường sắt Texas" có quy mô toàn cầu. Họ cam kết sẽ đoàn kết trong trường hợp các công ty tìm cách trừng phạt một nước trong tổ chức. Sự ra đời của OPEC khiến các công ty phải nghĩ lại, nhượng bộ và đưa ra lời xin lỗi công khai. Vài tuần sau đó, một đại diện của Standard Oil phát biểu trong một hội nghị dầu mỏ của các nước Arập: "Nếu các ngài không đồng tình với những điều chúng tôi đã làm, chúng tôi vô cùng xin lỗi. Bất cứ khi nào, vì bất kỳ lý do gì và trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu các ngài không đồng ý với một điều chúng tôi đã làm, thì chúng tôi rất tiếc là việc đã xảy ra như thế. Dù những điều chúng tôi đã thực hiện đúng hay sai, việc các ngài cho đó là sai lầm hoặc không hiểu vì sao chúng tôi làm như thế, là thất bại của chúng tôi".

Lời xin lỗi được đưa ra thận trọng trước năm thành viên sáng lập OPEC, những nước đóng góp tới 80% lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới. Hơn nữa, theo lời Fadhil al-Chalabi, người sau này là Phó tổng thư ký OPEC, việc thành lập OPEC tượng trưng cho "hành động chung đầu tiên thể hiện chủ quyền của các nước xuất khẩu dầu mỏ", cũng như "bước ngoặt đầu tiên trong quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng các quốc gia giành lấy quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên". Bất chấp tất cả những động thái và sự khoa trương, tổ chức mới ra đời dường như không đáng sợ hay thật sự gây ấn tượng với các công ty. Dù có xin lỗi như thế nào, các công ty cũng không quá coi trọng tổ chức này. Howard Page của Standard Oil tuyên bố: "Chúng tôi không coi đó là sự kiện quan trọng bởi chúng tôi tin rằng nó sẽ không hoạt động được." Fuad Rouhani, thành viên đoàn đại biểu Iran có mặt tại hội nghị thành lập OPEC và là tổng thư ký đầu tiên của OPEC nhận thấy rằng, ban đầu các công ty đều khẳng định "OPEC không tồn tại". Chính phủ các nước phương Tây cũng không quá chú ý tới những diễn biến này. Trong một báo cáo bí mật dài 43 trang về "Dầu Trung Đông" vào tháng 11 năm 1960, hai tháng sau khi OPEC ra đời, CIA chỉ dành vẻn vẹn bốn dòng nói về tổ chức này.

OPEC những năm 1960

OPEC chỉ có được hai thành công đáng ghi nhận trong thời kỳ đầu tồn tại: làm cho các công ty dầu mỏ phải thận trọng khi tiến hành bất cứ một hành động đơn phương quan trọng nào và không dám giảm giá dầu một lần nữa. Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao OPEC thể hiện được rất ít vai trò trong thập niên đầu tồn tại. Lượng dự trữ dầu của tất cả các quốc gia thành viên, trừ Iran, thật sự phụ thuộc vào hợp đồng với giới chủ mỏ và các công ty. Điều này hạn chế khả năng kiểm soát của nhà nước. Thêm nữa, thị trường dầu mỏ thế giới đang lâm vào tình trạng dư thừa, các nước xuất khẩu là những đối thủ cạnh tranh với nhau, họ phải lo nắm giữ thị trường nhằm duy trì lợi nhuận nên không thể xa lánh các công ty mà họ đang phụ thuộc để thâm nhập vào những thị trường này. Thập niên 1960 chứng kiến sự tiếp diễn của quá trình phi thực dân hóa và sự trỗi dậy những nghi vấn và tranh cãi trong "Thế giới thứ ba". Đó là vấn đề chủ quyền trong lĩnh vực dầu mỏ, vấn đề phức tạp và trung tâm khi OPEC thành lập năm 1960 nhưng chìm đi trong những năm tiếp theo, khi các công ty tìm cách đáp ứng yêu cầu tăng lợi nhuận của các quốc gia xuất khẩu khi sản lượng khai thác tăng lên. Đó còn là những nhân tố chính trị có quy mô rộng hơn.

Tại Arập Xêút, vua Faisal đang nắm chắc quyền lực trong tay, đối đầu với người anh em Saud và quay sang thân phương Tây. Thực tế, một sự cạnh tranh chính trị đã sớm phát triển giữa Arập Xêút và Ai Cập, đạt đỉnh điểm là cuộc chiến thay thế tại Yemen. Bên ngoài khu vực Trung Đông, Venezuela đặt mục tiêu theo đuổi một mối quan hệ ổn định với Mỹ và trở thành quốc gia chủ chốt trong Liên minh vì sự tiến bộ của các chính phủ Kenedy và Johnson. Các diễn biến chính trị quốc tế, bao gồm vị trí thống trị và tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh của một số quốc gia sản xuất dầu mỏ, khiến cho các nước này không thể thách thức Mỹ và các quốc gia công nghiệp phương Tây khác.

Trong khi các thành viên OPEC có một mục tiêu kinh tế chung là tăng lợi nhuận, thì sự cạnh tranh chính trị giữa các nước này cũng vô cùng gay gắt. Năm 1961, khi Côoét hoàn toàn tách rời khỏi Anh, Iraq tuyên bố quyền cai quản quốc gia nhỏ bé này và đe dọa xâm lược, và chỉ rút lui sau khi Anh phái một hạm đội tới giúp Côoét phòng thủ. Để phản đối, Iraq tạm thời từ bỏ tư cách thành viên của OPEC. Hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn, Iran và Arập Xêút, thì nhìn nhau với thái độ cảnh giác và ghen tị, ngay cả khi sự lớn mạnh của Nasser và chủ nghĩa dân tộc ở Ai Cập và trên khắp khu vực Trung Đông đe dọa vương triều đồng thời vai trò thủ lĩnh chính trị của họ trong khu vực. Quốc vương Iran muốn tăng lợi nhuận với tốc độ nhanh nhất và tin rằng điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách bán ra nhiều dầu mỏ hơn, chứ không phải bằng cách sản xuất cầm chừng và tăng giá. Ông muốn chắc chắn Iraq sẽ giành được và duy trì một vị thế vượt trội, thỏa mãn tham vọng của mình: "Iran phải trở lại là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất. Tỷ lệ quốc tế về dầu mỏ rất hay về mặt lý thuyết nhưng không khả thi chút về mặt thực tiễn." Abdullah Tariki, người đề xướng việc chia tỷ lệ sản xuất, quyết định trở thành đồng minh với Saud, một lựa chọn không khôn ngoan. Faisal thắng trong cuộc tranh giành quyền lực.

Năm 1962, Tariki bị bãi chức và cái ghế bộ trưởng dầu mỏ của ông chuyển giao cho một cố vấn luật trẻ tuổi trong nội các: Ahmed Zaki Yamani, người không đặc biệt tha thiết với ý tưởng thành lập một Ủy ban đường sắt Texas quốc tế. Tariki bị tách khỏi OPEC. Trong 15 năm tiếp theo, ông sống lưu vong nay đây mai đó với tư cách chuyên gia tư vấn, cố vấn cho các công ty dầu mỏ và nhà báo, một cây bút luôn lên án các công ty dầu mỏ đồng thời hối thúc các nước Arập giành lại toàn bộ quyền kiểm soát các mỏ dầu. Một người "cha đẻ" khác của OPEC, Pérez Alfonzo, cũng dần vỡ mộng không chỉ với chính trị mà với cả OPEC. Áp lực của cương vị bộ trưởng và tất cả các chuyến công cán đã đưa ông đến quyết định từ chức năm 1963. Pérez cho rằng sứ mệnh của mình là tập hợp các nhà sản xuất dầu mỏ lại với nhau và đã thực hiện điều đó, ngoài ra ông không còn điều gì khác phải làm.

Vài tuần sau khi từ chức, Pérez cũng từ bỏ luôn vai trò lĩnh xướng tại OPEC vì sự thiếu hiệu quả của tổ chức này và vì không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho Venezuela. Sau đó, ông rút về dinh thự của mình để đọc, viết và nghiên cứu triết học. Pérez đã bảo toàn được dinh cơ và các khu vườn của mình như một ốc đảo cho sự suy ngẫm, tính toán và chỉ trích, trong một thành phố đang phát triển bùng nổ, ầm ĩ và tràn ngập xe cộ. Nhưng ông không còn nói về sự "gieo hạt dầu mỏ", mà gọi dầu mỏ là "đống phân của quỷ". Trong những năm cuối đời, Pérez tiếp tục kêu gọi tiết kiệm các nguồn tài nguyên và phản đối sự ô nhiễm do xã hội công nghiệp gây ra.

Ngay trước khi qua đời năm 1979, ông nói: "Tôi trước hết và luôn là một nhà sinh thái học. Giờ đây, tôi không còn quan tâm tới dầu mỏ nữa. Tôi sống cho những bông hoa của tôi. OPEC, với tư cách là một nhóm sinh thái, đã thật sự biến mất." Gần như trong suốt thập kỷ 1960, các công ty dầu mỏ luôn tìm cách tránh đàm phán trực tiếp với OPEC. Giám đốc điều hành của một công ty nhớ lại: "Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi sở hữu quyền khai thác và sẽ dàn xếp với các quốc gia, nơi có các mỏ thuộc quyền khai thác của chúng tôi." OPEC tiếp tục tồn tại trong suốt thập kỷ, ở vị trí ngoài lề, theo cách nói của một người khác: "Thực tế của thế giới dầu mỏ xoay quanh hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ, hoạt động xuất khẩu dầu của Nga và cạnh tranh. Đó là những điều lấp đầy các cột báo thương mại, tâm trí các quan chức dầu mỏ và các bản ghi nhớ của những người hoạch định chính sách chính phủ. Đó là những mối bận tâm lớn nhất của ngành dầu mỏ." Bao trùm tất cả các diễn biến khác là sự gia tăng chóng mặt nhu cầu và tốc độ, tăng thậm chí còn chóng mặt hơn nguồn cung dầu. Dường như thời điểm để OPEC thách thức quyền lực của các công ty dầu mỏ lớn đã qua hoặc chưa tới.

"Biên giới mới" – và thêm nhiều con voi

Khi thành lập OPEC, các quốc gia thành viên đã gần như mất khả năng kiểm soát hoạt động xuất khẩu dầu. Toàn bộ các mỏ dầu mới được tìm thấy và đi vào khai thác trong thập kỷ 1960, càng làm tăng nguồn cung vốn đã tràn ngập thị trường. Các nước sản xuất dầu mới có thể sẽ trở thành thành viên của OPEC, nhưng họ bước vào thị trường thế giới trước tiên với tư cách là đối thủ cạnh tranh, giành giật thị phần với các quốc gia "có tên tuổi". Trong giai đoạn này, châu Phi được xem như "biên giới mới" của dầu mỏ thế giới. Pháp là nước đi đầu khám phá nguồn dầu ở đây, phác thảo nên những chính sách được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Clemenceau nói dầu mỏ là "máu của thế giới" và khẳng định trong vấn đề này, ông không muốn phụ thuộc vào "những người bán tạp phẩm" là các công ty nước ngoài. Muốn tiếp tục là một cường quốc, Pháp bắt buộc phải có nguồn dầu của riêng mình.

Vài tháng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Charles de Gaulle đề ra một chủ trương phát triển nguồn cung dầu mỏ bên trong đế chế Pháp. Mục tiêu là làm cho sản lượng dầu của Pháp trên toàn thế giới ít nhất cũng phải tương đương với sức tiêu thụ của đất nước, để cân bằng thanh toán và củng cố an ninh. Nhà vô địch của Pháp, CFP đang tập trung dàn xếp với IPC và lo giữ vị thế tại Trung Đông nên chính phủ Pháp đã thiết lập một nhóm công ty nhà nước, dưới quyền Phòng nghiên cứu dầu mỏ BRP (Bureau de Recherches Pétroliers), có nhiệm vụ phát hiện dầu ở bất cứ lãnh thổ nào trên Đế chế Pháp. Sau vài năm, dầu được tìm thấy ở Gabon, Tây Phi. Ở Bắc Phi, Cao ủy Pháp tại Marốc tìm cách khai thác tiềm năng của khu vực Sahara, bất chấp sự hoài nghi từ nhiều phía. Giáo sư địa chất nổi tiếng nhất của Sorbone tuyên bố chắc nịch rằng không có dầu ở Sahara và khẳng định sẵn sàng uống bất cứ giọt dầu nào khai thác được ở đó. Tuy nhiên, trên một lãnh thổ rộng lớn và ít sự cạnh tranh để xin được giấy phép, một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty dầu tự trị RAP (Régie Autonome des Pétroles) đã bắt đầu thăm dò và đến năm 1956 phát hiện ra có dầu mỏ ở Angiêri.

dau mo tien bac va quyen luc ky 27

Việc tìm ra dầu ở Angiêri, trong khu vực Sahara, khiến Pháp vô cùng hào hứng. Tại đây, lần đầu tiên Pháp có thể kiểm soát nguồn dầu mỏ từ một nơi ngoài Trung Đông và ngoài tầm với của người Anglo-Saxon (mặc dù Shell cũng là một đối tác trong dự án tại Angiêri). Khủng hoảng Suez sau đó càng củng cố thêm tầm quan trọng của Sahara đối với Pháp, và một lần nữa chứng tỏ sự nguy hiểm của tình trạng phụ thuộc vào người Anglo-Saxon, mà ở đây là Mỹ, không đáng tin cậy cả về dầu mỏ và sự hậu thuẫn chính trị. Người Pháp nhận ra họ đã bị đồng minh Mỹ phản bội. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng Suez đã giáng một đòn mạnh vào cả lòng tự hào lẫn sự ổn định kinh tế của Pháp. Hội đồng kinh tế Chính phủ đã phát động một chiến dịch thăm dò quốc tế tăng cường, đặc biệt là ở châu Phi: "Việc đa dạng hóa nguồn cung là một điều kiện an ninh căn bản với đất nước chúng ta." Tất cả những điều này khiến việc phát hiện và việc đẩy mạnh quá trình khai thác dầu ở Angiêri càng trở nên quan trọng. "Sahara" trở thành một từ có sức lôi cuốn kỳ diệu ở Pháp. "Sahara" sẽ giải phóng Pháp khỏi sự phụ thuộc vào người nước ngoài và khỏi nỗi đau sâu sắc vì những cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái; "Sahara" sẽ đem lại sức sống mới cho công nghiệp Pháp; "Sahara" là câu trả lời của người Pháp cho vùng Ruhr, nơi đã diễn ra điều thần kỳ sau chiến tranh của Đức.

Năm 1957, một năm trước khi quay trở lại nắm quyền, De Gaulle đích thân thực hiện một chuyến viếng thăm cá nhân tới các vùng dầu mỏ tại Sahara. De Gaulle nói với công nhân mỏ trên sa mạc: "Các bạn đã đem lại cơ hội lớn cho đất nước. Điều này có thể thay đổi vận mệnh của chúng ta." Việc khai thác dầu rất khó khăn. Tại những vùng dầu nằm sâu trong sa mạc, những thứ đơn giản nhất, như nước, cũng phải chuyên chở hàng trăm dặm bằng xe tải xuyên qua những vùng đất hoang không có đường xá. Năm 1958, hai năm sau ngày tìm ra dầu tại đây, dòng dầu đầu tiên bắt đầu chảy ra khỏi sa mạc và xuất khẩu tới Pháp. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là cuộc chiến giành độc lập đẫm máu bắt đầu ở Angiêri năm 1954. Lực lượng nổi dậy coi Sahara là một phần lãnh thổ Angiêri, trong khi người Pháp lại nghĩ ngược lại. Trong tương lai, việc sản xuất dầu tại Sahara không còn bảo đảm.

Một số người Pháp tin rằng người Anglo-Saxon và Signor Mattei ở Italia đã thông đồng với lực lượng nổi dậy để giành một lối tiếp cận thuận lợi nguồn dầu mỏ tại Angiêri sau khi nước này giành được độc lập. Chính sách của Pháp đã mang lại kết quả. Năm 1961, dù phải đối phó với những nguy cơ trên, về cơ bản, các công ty Pháp đã khai thác dầu tại nhiều nơi khác nhau và đưa về Pháp, đáp ứng 94% nhu cầu trong nước. Trong năm tiếp theo, Angiêri chính thức giành được độc lập. Nhưng Hiệp định Evian mà De Gaulle ký kết với Angiêri đã bảo đảm vị trí của Pháp trong nguồn dầu mỏ Sahara. Tuy nhiên, không có điều khoản đề cập đến thời hạn của thỏa thuận đã ký với Angiêri. Để củng cố vị thế dầu mỏ của Pháp và để cạnh tranh hiệu quả hơn với các công ty lớn, năm 1965 RAP sáp nhập với BRP. André Giraud, Giám đốc phụ trách nhiên liệu giải thích: "Chúng tôi đã chọn cách thích nghi với tình hình quốc tế". Công ty sáp nhập có tên là Doanh nghiệp nghiên cứu và hoạt động dầu mỏ (Entreprise de Recherches et d’ Activités Pétrolières), tên thường gọi là Elf-ERAP và sau này được biết đến nhiều hơn với cái tên đơn giản Elf, một nhãn hiệu xăng của hãng này.

Phát triển từ những cơ sở tại Angiêri, Elf phát động một chiến dịch thăm dò khai thác toàn cầu và trở thành một thế lực mới, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất và cũng là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất thế giới. Các quốc gia khác cũng tăng sản lượng. Các công ty lớn cũng hành động mau lẹ. Dù kiểm soát phần lớn Trung Đông, các công ty dầu mỏ vẫn muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp để không phải trở thành con tin của những sự kiện xảy ra tại các nước quanh vịnh Ba Tư. Như một quản lý của Shell đã nói năm 1957, họ muốn có một vị trí "mang tính phòng thủ thương mại hơn là cho tất cả trứng của chúng tôi vào một giỏ". Một liên doanh giữa Shell và BP, bắt đầu tìm kiếm ở Nigeria năm 1937, cuối năm 1956 đã phát hiện ra dầu ở vùng đồng bằng lầy lội của sông Niger. Nhưng không gì có thể so sánh với dòng dầu phi thường phun ra từ sa mạc biệt lập ở vương quốc Libya. Sự kiện này làm biến đổi ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới và cả chính trị thế giới.

Số độc đắc Lybia

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng nghìn xe tăng liên tục tuần tiễu trên vùng sỏi đá khô cằn Libya trong trận đại chiến trên sa mạc giữa quân Đức và Anh. Khi đó, lực lượng Rommel rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu và sau cùng bị đè bẹp. Cả hai bên đều không biết khi máy đo nhiên liệu báo cạn dầu thì cách nơi họ đang chiến đấu khoảng 100 dặm có một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Libya được xem là khu vực tương đối quan trọng xét trên góc độ quân sự. Đó là nơi đặt căn cứ của Lực lượng không quân Wheelus, một trong những căn cứ máy bay ném bom chính của Mỹ tại Đông bán cầu. Ngoài ra, Libya không có vị trí đáng kể trong quan hệ quốc tế. Ba tỉnh độc lập đã tự hợp lại để tạo thành đất nước có số dân ít ỏi này. Đứng đầu hệ thống chính trị còi cọc ở đây là ông vua già Idris, người không thực sự giống một ông vua. Ông đã một lần viết chiếu thoái vị nhưng thành viên của bộ lạc đã ngăn cản. Libya là một đất nước rất nghèo, bị hạn hán và bệnh dịch tàn phá. Triển vọng kinh tế của quốc gia này không có gì hứa hẹn.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của Libya là cỏ esbarto để sản xuất loại giấy như hóa đơn thanh toán, và phế thải kim loại từ những chiếc xe tăng, xe tải và vũ khí hoen gỉ do lực lượng Phát xít và Đồng minh bỏ lại. Nhưng đến giữa những năm 1950, các chuyên gia địa chất đưa ra giả thiết đất nước này có thể sản xuất dầu mỏ. Năm 1955, để khuyến khích hoạt động thăm dò và phát triển, Lybia ban hành Luật dầu mỏ cho phép nhượng nhiều quyền khai thác ở quy mô nhỏ, thay vì một quyền khai thác trên một khu vực rộng lớn như thông lệ ở các nước Vùng Vịnh. Bộ trưởng Dầu mỏ Libya giải thích: "Tôi không muốn Libya khởi đầu giống như Iraq hay Arập Xêút hay Côoét. Tôi không muốn nước mình nằm trong tay một công ty dầu mỏ".

Libya sẽ nhượng quyền khai thác cho nhiều công ty độc lập – những công ty không có nền sản xuất hay quyền khai thác để bảo vệ ở Tây bán cầu, nên không có lý do gì để bị chậm chân trong việc khai thác và sản xuất càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt, ở Lybia. Luật pháp nước này cũng đưa ra một biện pháp khuyến khích. Chính phủ chủ trương tính giá dầu Lybia theo giá thị trường, tức là thấp hơn giá ảo đang được đội lên. Điều này có nghĩa là dầu Libya sẽ sinh lãi nhiều hơn so với dầu của các quốc gia khác. Đây là lý do tuyệt vời để bất cứ công ty nào tập trung đầu tư vào Lybia. Mục tiêu trung tâm của chính sách này được Bộ trưởng Dầu mỏ Libya khái quát: "Chúng tôi muốn tìm ra dầu thật nhanh". Chiến lược mở rộng đó đã tỏ ra hiệu nghiệm.

dau mo tien bac va quyen luc ky 27

Trong những vòng đàm phán đầu tiên năm 1957, 17 công ty trúng thầu tổng cộng 84 tổ hợp sản xuất. Bộ máy Libya bắt đầu chuyển động. Tuy nhiên, điều kiện làm việc ở đây rất khó khăn, đất nước lạc hậu và không có điện thoại kết nối với bên ngoài. Những người muốn liên lạc xuyên đại dương với Mỹ đều phải bay sang Rome để gọi điện. Công việc của các nhà địa chất bị ảnh hưởng vì những khó khăn mà họ không lường trước: theo thống kê, có tới ba triệu quả mìn còn sót lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến không ít nhà địa chất và công nhân mỏ bị thương hay thiệt mạng. Các công ty phải lập các đội dò tìm, tháo dỡ mìn và thậm chí còn phải tuyển mộ cả những quân nhân Đức từng rải mìn theo lệnh của tướng Rommel cho công việc này. Kết quả thăm dò ban đầu đáng thất vọng và sớm gây nản lòng. BP bắt đầu tháo dỡ các kho chứa, nhà xưởng để chuẩn bị rút đi.

Tháng 4 năm 1959, tại giếng dầu Zelten, cách bờ Địa Trung Hải khoảng 100 dặm, có một cuộc đình công lớn của công nhân Standard Oil New Jersey. Quốc vụ viện Mỹ nói với Bộ Ngoại giao Anh: "Lybia trúng độc đắc." Mỉa mai thay, Jersey cũng sắp sửa bỏ Libya. Suy cho cùng, hãng này đang sở hữu 30% quyền khai thác của Aramco – một nguồn dầu dường như vô tận, là thành viên của cả IPC và công-xooc-xiom Iran, đồng thời là nhà sản xuất lớn nhất ở Venezuela. Song, mặc dù các nguy cơ có vẻ rất lớn, nhưng việc có dầu Lybia sẽ mang đến một lợi thế rất quan trọng. M. A. Wright, từng là điều phối viên sản xuất toàn cầu của Jersey, phát biểu: "Mục tiêu của chúng tôi khi thâm nhập vào Libya là tìm thấy dầu để có thể cạnh tranh với Trung Đông. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể nâng cao vị thế trước Arập Xêút nhờ nguồn dầu thô mới." Hơn nữa, Jersey, cũng như các công ty khác, tin rằng những nguy cơ gây bất ổn chính trị tại Libya thấp hơn nhiều so với các nước Vùng Vịnh hay Venezuela. Khi dầu được phát hiện ở Zelten, dòng thác tìm kiếm và thăm dò lại tiếp tục.

Đến năm 1961, 10 mỏ dầu lớn được phát hiện và Libya bắt đầu xuất khẩu dầu. Đó là một loại dầu thô có chất lượng cao được gọi là "dầu ngọt". Dầu thô ở Libya có thể chế xuất thành xăng cùng nhiều loại sản phẩm nhẹ và "sạch" khác, và là thứ nhiên liệu hoàn hảo cho các loại xe hiện đại ở châu Âu, đặc biệt phù hợp phong trào bảo vệ môi trường đang lên. Trong khi đó, dầu thô của vịnh Ba Tư là dầu nặng, chủ yếu để sản xuất các loại chất đốt. Thêm nữa, Libya là một địa điểm rất thuận lợi cho quá trình phân phối đến các thị trường lớn. Khác hẳn với Trung Đông, dầu mỏ ở đây không phải quá cảnh qua kênh Suez hay vòng qua vùng rừng châu Phi. Từ Libya có một tuyến đường vận chuyển nhanh và an toàn đi qua Địa Trung Hải tới các khu chế xuất tại Italia và bờ biển phía nam Pháp.

Năm 1965, Libya trở thành quốc gia xuất khẩu dầu thứ sáu thế giới, cung cấp 10% lượng dầu xuất khẩu trên toàn thế giới. Đến cuối thập kỷ 1960, quốc gia này sản xuất hơn ba triệu thùng dầu/ngày, và năm 1969, sản lượng thực của Libya vượt qua Arập Xêút. Đó là một thành công không ngờ tới của đất nước này, nơi một thập kỷ trước còn chưa phát hiện ra mỏ dầu nào. Tuy nhiên, với sự thịnh vượng đến nhanh chóng và bất ngờ này, môi trường kinh doanh của Libya cũng "nặng mùi" tham nhũng. Ai cũng có vẻ có quyền. Một người điều hành công ty dầu mỏ phàn nàn công ty của mình đang bị "mạ kền và bòn rút" cho đến chết. Những người khác lại tìm kiếm những điều còn hơn cả đánh bóng mạ kền.

Bud Reid, một nhà địa chất của Occidental Petroleum, một công ty nhỏ độc lập của Mỹ đã giành được một số quyền khai thác đáng kể tại Libya, nhớ lại: "Khi bạn sử dụng bất cứ nhà thầu khoán địa phương nào thì đó sẽ là một cuộc tống tiền. Sức ép tới từ mọi phía. Nếu anh em đồng hao của anh ta là một quan chức Cục Hải quan địa phương, đột nhiên một số trang thiết bị cần hải quan thông qua sẽ đến chậm. Và muốn chúng được thông qua, bạn phải một phi vụ vận chuyển bằng một hãng vận chuyển nào đó." Gia đình quản gia của hoàng gia đặc biệt nổi tiếng vì nhận nhiều khoản lót tay cực lớn. Cái chết của một thành viên gia đình này do tai nạn ôtô đã gây ra khủng hoảng trong nước. Một quan chức dầu mỏ Mỹ giải thích: "Việc này khiến người ta không biết phải đút lót cho ai." Sự nổi lên của dầu mỏ Libya ảnh hưởng nặng nề tới giá dầu thế giới, tạo thêm sức ép cho sự xuống giá dầu sau vụ Suez. Dầu Libya chiếm lĩnh những nơi mà dầu Nga còn bỏ trống.

Ở Libya, hơn một nửa sản lượng nằm trong tay các công ty độc lập mà hầu hết không có chi nhánh như các công ty lớn. Các công ty độc lập này cũng không có lý do để hạn chế khai thác, bởi họ không có những nguồn cung khác phải bảo vệ. Hơn nữa, họ phải đứng ngoài thị trường Mỹ vì hạn ngạch – biện pháp bảo hộ và khuyến khích dầu mỏ giá cao ở nội địa. Những lý do chính trị, kinh tế và địa lý buộc các công ty độc lập hoạt động tại Libya phải đổ dồn vào thị trường duy nhất là châu Âu và tìm cách bán dầu bằng bất cứ giá nào. Trên toàn thế giới, nhiều công ty dầu mỏ tìm kiếm thị trường nhiều hơn mức cầu và sự cạnh tranh tàn khốc là kết quả tất yếu. Từ năm 1960 đến 1969, giá dầu thị trường giảm 36 xu/thùng, tức là giảm 22%, hay 40% nếu tính cả lạm phát − một mức tuột dốc còn kinh khủng hơn nhiều. Howard Page của Jersey nhớ lại: "Dầu mỏ luôn có sẵn cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và với mức giá thấp tới mức ai cũng có thể trả được. Tôi muốn nói, tôi chưa từng chứng kiến một cuộc cạnh tranh nào khốc liệt tới mức đó. Có thể nói thị trường đã ngã giập mặt."

Chuyến bay cuối cùng của Mattei

Ai là người khơi mào cuộc đối đầu với quyền lực của các công ty dầu mỏ lớn? Đó là Enrico Mattei. Khi biến ENI và công ty con kinh doanh dầu mỏ AGIP thành lực lượng có quy mô thế giới, Mattei đi từ trận chiến này tới trận chiến khác và sau cùng, thách thức không chỉ các công ty đó mà cả với Chính phủ Mỹ và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vốn đang lo lắng vì Mattei tìm cách trở thành một khách hàng lớn của dầu giá rẻ Liên Xô. Ông có ý định kết nối đường ống dẫn dầu bắt nguồn từ Địa Trung Hải của Italia với hệ thống ống dẫn phía tây của Liên Xô và đổi ống dẫn của Italia với dầu Liên Xô. Tuy nhiên, Mattei cũng hướng đến sự thỏa hiệp trong các cuộc chiến khốc liệt với Standard Oil New Jersey và các công ty lớn khác. Ông chuẩn bị tới Mỹ gặp tân Tổng thống John Kennedy. Chính phủ Mỹ ủng hộ nỗ lực giảm căng thẳng với Mattei của các công ty dầu mỏ và, theo lời của Đại sứ Mỹ tại Italia tháng 4 năm 1962, "tìm cách hiệu quả để vỗ về lòng tự trọng của ông ta nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn tương lai".

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Mattei cất cánh từ Sicily trên chiếc phi cơ riêng. Bạn đồng hành duy nhất với Mattei là trưởng đại diện tạp chí Time tại Rome, người đi theo ông trùm Italia để đưa tin. Họ hướng đến Milan, nhưng không bao giờ tới đích. Trong một cơn bão khủng khiếp, chiếc máy bay bị rơi cách đường băng sân bay Linate Milan khoảng bảy dặm. Vì đó là Italia, là Mattei và vì con người gây nhiều tranh cãi của ông, có nhiều luồng thông tin về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Một số người nói lực lượng tình báo phương Tây đã ngầm phá hoại chiếc máy bay do Mattei đã ký những hợp đồng dầu mỏ với Liên Xô. Một số người lại cho rằng một tổ chức quân sự bí mật của Pháp đứng đằng sau vụ này vì người Pháp chống lại nền độc lập của Angiêri trong khi Mattei chỉ trích chủ nghĩa thực dân và vai trò của Pháp tại nước này, đồng thời lại có mối quan hệ thân thiết với lực lượng nổi dậy. Nhưng cách lý giải do thời tiết và số phận thuyết phục hơn.

Mattei luôn vội vàng, gấp gáp, thiếu kiên nhẫn và không cho phép một cơn bão ngăn hạ cánh khi ông có việc quan trọng cần giải quyết trên mặt đất. Ông thường xuyên bắt phi công bay xuyên qua Địa Trung Hải bất chấp thời tiết và luôn an toàn. Nhưng lần này, ông đã đi quá xa. Lúc đó, Mattei mới 66 tuổi và đang ở trên đỉnh cao của đế chế do mình xây dựng. Ông dường như không thể bị đánh bại và không thể bị tổn thương. Người phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của tờ New York Times gọi ông là "nhân vật quan trọng nhất Italia", trên cả Thủ tướng Rome và Giáo hoàng Vatican. Người ta cho rằng, ông có đóng góp lớn nhất trong sự "thần kỳ Italy". Kể từ đó, địa điểm đặt trụ sở của ENI tại Rome được gọi là "Piazza Enrico Mattei". ENI cũng như AGIP, vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng. Nhưng không có Mattei, những ngày huy hoàng của ENI, với tư cách công ty dầu mỏ tự do số một thế giới, đã trôi qua.

Những đối thủ mới

Mattei, dù qua đời, đã khơi mào cho một cuộc cách mạng dẫn đến sự sụp đổ nền thống trị của các công ty lớn. Theo thông lệ, cơ cấu của ngành công nghiệp dầu mỏ đang thay đổi liên tục. Lịch sử dầu mỏ quốc tế thế kỷ XX ghi dấu bằng việc "những người mới đến" liên tục phá vỡ trật tự đã được thiết lập. Về cơ bản, cho tới những năm 1950, dường như họ đã ít nhiều thích ứng và trở thành một phần của trật tự đó. Tuy nhiên, tình hình này đã chấm dứt vào năm 1957, khi Mattei thực hiện thương vụ với Iran và người Nhật theo đuổi vụ thăm dò ngoài khơi khu vực Trung lập. Tiếp nối cuộc cách mạng mà Mattei khởi xướng, hoạt động mạnh mẽ của Libya những năm 1960 đã và sẽ làm cho cục diện thay đổi nhiều hơn nữa. Giờ đây, có rất nhiều bên tham gia vào trò chơi dầu mỏ quốc tế với những lợi ích trái ngược nhau và khác xa thời kỳ cộng tác của "Bảy chị em". Có nhiều nguyên nhân lý giải sự bùng nổ số lượng người chơi. Ưu thế và sự phát triển của công nghệ đã giảm thiểu nguy cơ rủi ro về địa lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thăm dò, sản xuất. Các chính phủ đang sản xuất dầu mỏ và cả các chính phủ sắp sản xuất dầu mỏ đều thực thi chính sách nhượng bộ, nhằm tạo điều kiện cho các công ty độc lập và người chơi mới thâm nhập thị trường. Những cải thiện về du lịch, truyền thông và thông tin khiến Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi bớt xa xôi và dễ tiếp cận hơn.

Tỷ lệ đầu tư trở lại vào công nghiệp dầu mỏ quốc tế tăng lên cho tới giữa những năm 1950 cũng là một yếu tố thuận lợi. Hệ thống thuế của Mỹ tạo điều kiện cho các vụ đầu tư nước ngoài ít rủi ro và hấp dẫn hơn. Tỷ lệ dầu có hạn ở Mỹ cũng khuyến khích các công ty tập trung tìm kiếm thăm dò, khai thác và sản xuất dầu mỏ ở bên ngoài. Nhu cầu dầu mỏ của các nước công nghiệp ở mức cao, trong khi chính phủ của các nước tiêu thụ và sản xuất dầu mỏ ngày càng coi dầu mỏ là động lực phát triển kinh tế, yếu tố quan trọng đối với an ninh, lòng tự hào và quyền lực. Một nguyên nhân khác nữa là vai trò vượt trội của Mỹ trong khối đồng minh phương Tây và trong nền kinh tế thế giới. Mỹ có tầm ảnh hưởng không thể phủ nhận và đã hất cẳng các đế quốc thực dân cũ. Khả năng quân sự của Mỹ rất đáng nể và vượt trội; thành tựu kinh tế của Mỹ đáng ngưỡng mộ và thèm muốn. Đồng đô-la thống trị tuyệt đối. Mỹ trở thành trọng tâm của một trật tự kinh tế khuyến khích dòng chảy ra ngoài của vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực dầu mỏ cũng như các ngành công nghiệp khác. Mỹ cũng ở vị thế cho phép thiết lập một trật tự chính trị mới, trong đó, những nguy cơ và mối đe dọa có thể kiểm soát được. Số người tham gia cuộc chơi dầu mỏ đã tăng lên đáng kể, đặc biệt tại khu vực Trung Đông.

Năm 1946, có 9 công ty dầu mỏ hoạt động, năm 1956 là 19 và tới năm 1970, con số này đã tăng lên 81. Theo thống kê, từ năm 1953 đến 1972, có hơn 350 công ty thâm nhập ngành dầu mỏ ở nước ngoài (không phải của Mỹ) hoặc mở rộng hoạt động. Trong số các "đấu thủ quốc tế" mới này, có 15 công ty dầu mỏ lớn của Mỹ, 20 công ty dầu cỡ trung, 10 công ty khí tự nhiên, hóa chất và thép lớn của Mỹ, cùng với 25 hãng không phải của Mỹ. Điều này rất khác so với khi chiến tranh vừa kết thúc, thời điểm chỉ có sáu công ty Mỹ cùng với 5 hãng lớn thăm dò dầu mỏ trên thế giới. Năm 1953, không có một công ty dầu mỏ tư nhân nào trên thế giới, ngoài bảy công ty lớn nhất với lượng dự trữ tối đa khoảng 200 triệu thùng dầu.

Tới năm 1972, ít nhất 13 "đấu thủ quốc tế mới", trong đó mỗi hãng sở hữu hơn 2 tỷ thùng dầu nước ngoài dự trữ. Tổng cộng những người mới đến sở hữu 112 tỷ thùng dầu dự trữ, tức 1/4 tổng lượng dầu dự trữ của thế giới tự do. Tới năm 1972, các công ty mới đạt sản lượng khai thác 5,2 triệu thùng/ngày. Một kết quả rõ ràng nhất của vũ đài đông đúc người chơi này là sự suy giảm lợi nhuận. Cho đến giữa những năm 1950, đầu tư nước ngoài trong ngành kinh tế này đạt tỷ lệ lợi nhuận rất cao – nhiều người cho đó là phần thưởng của việc dám chấp nhận rủi ro ở những nơi xa xôi và khó tiếp cận trong bối cảnh bất an ngay sau chiến tranh; những người khác thì coi đó là kết quả của một thị trường ít cạnh tranh, một ngành công nghiệp chỉ chịu sự chi phối của một số ít đấu thủ lớn. Chuỗi khủng hoảng – Mossadegh và Iran, chiến tranh Triều Tiên và vụ Suez – tiếp tục duy trì mức lợi nhuận trên 20%. Nhưng khi kênh đào Suez được mở cửa trở lại năm 1957, cuộc cạnh tranh khắc nghiệt giữa các nhà cung cấp bắt đầu, khiến giá và lợi nhuận đều đi xuống. Chiều hướng này liên tục tiếp diễn trong thập kỷ 1960, lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài chỉ đạt 11-13%, tương đương với lợi nhuận của các ngành công nghiệp chế tạo. Trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ đang ngồi đếm những khoản tiền khổng lồ chưa từng có trước đây thì bản thân nền công nghiệp dầu mỏ lại không còn là một phần thưởng như trước đây nữa.

Đi trên dây – Iran chống lại Arập Xêút

Cuộc chiến sản xuất trên quy mô toàn cầu càng thúc đẩy cuộc cạnh tranh vốn đã kéo dài giữa hai nước có tiềm năng dầu mỏ lớn của Trung Đông là Iran và Arập Xêút. Sản lượng gia tăng trên toàn thế giới đẩy các công ty lớn vào một tình huống chính trị khó xử. Họ phải cân bằng cung cầu, mặc dù sản lượng của các nước mới nổi đang tăng lên, tức là phải hãm sản lượng tại Vùng Vịnh, kho dự trữ lớn nhất thế giới. Và sản lượng dù tăng nhanh tại khu vực này thì cũng không thể so với trữ lượng của nó cho phép hay không nhanh như mức mà các chính phủ ở đây mong muốn. Tuy nhiên, ở Mỹ, Ủy ban đường sắt Texas và các cơ quan tương tự ở các bang khác sẽ quản lý và hạn chế sản lượng. Tại các khu vực dồi dào dầu lửa quanh vịnh Ba Tư, việc kìm sản lượng ở mức dự đoán của các công ty lớn rất cần thiết để lấp đầy khoảng trống giữa nhu cầu dự báo và sản lượng của phần còn lại của thế giới. Do đó, vịnh Ba Tư trở thành nhân tố giữ ổn định và là cơ chế kiểm soát để cân bằng cung cầu. Đó là "khu vực cánh" hoặc, theo cách gọi của nhiều nhà kinh doanh dầu mỏ, "giếng phun dầu". Tuy nhiên, phân chia sản lượng giữa Iran và Arập Xêút hoàn toàn không dễ dàng. Nó đòi hỏi một sự khéo léo và nỗ lực rất lớn, mà chỉ có thể hy vọng thành công một nửa, để thỏa mãn Iran, với một Shah quá tham vọng, và một Arập Xêút không có ý định thừa nhận vai trò của Iran trong lĩnh vực dầu mỏ hay trong bất cứ lĩnh vực nào khác. Có nhiều điểm mâu thuẫn giữa hai quốc gia: nước này thuộc bán đảo Arập, nước kia thì không; nước này theo dòng Sunni, còn nước kia theo dòng Shia. Nước nào cũng muốn trở thành lãnh đạo, cả trong khu vực lẫn thế giới các nước sản xuất dầu mỏ, nhưng cả hai đều không thực hiện được tham vọng lãnh thổ của mình.

Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ càng khiến cho sự ghen tị và nghi ngờ giữa hai quốc gia trở nên sâu sắc hơn. Bởi lẽ, sản lượng được quy đổi thành của cải, và đến lượt nó, của cải là quyền lực, ảnh hưởng và sự tôn trọng. Cuộc cạnh tranh giữa Iran và Arập Xêút gây ra vấn đề lớn cho các công ty lớn. Nói như J. Kenneth Jamieson, người sau này là Chủ tịch Exxon, họ như đang phải "giữ thăng bằng trên một sợi dây kéo căng". Khả năng được thua sẽ rất lớn. Các công ty không muốn mất đi vị thế ở bất kỳ nước nào. Cả bốn công ty trong tập đoàn Aramco – Jersey, Mobil (tiền thân là Socony-Vacuum), Standard của California và Texaco – cùng đồng tình ở một điểm: không được làm gì gây nguy hại đến quyền khai thác dầu ở Arập Xêút. Howard Page, Giám đốc khu vực Trung Đông của Jersey khẳng định, thách thức nằm ở chỗ phải làm Arập Xêút hài lòng để giữ vị trí của Aramco vì "đây là quyền khai thác quan trọng nhất trên toàn thế giới và chúng tôi không muốn mạo hiểm đánh mất nó vì bất cứ cơ hội nào". Để Arập Xêút đánh giá họ nghiêng về Iran trong vấn đề sản lượng có thể đe dọa quyền khai thác này. Tuy nhiên, Iran có tiềm năng nắm quyền chi phối trong khu vực nên nếu không thỏa mãn được Quốc vương Iran thì ít nhất cũng phải xoa dịu cơn tức giận của ông.

dau mo tien bac va quyen luc ky 27
Đại diện Iran tại cuộc họp của OPEC tháng 9 - 1960

George Parkhurst, điều phối viên của Công ty Standard California tại Trung Đông nói: "Không ai khai thác được đủ dầu thô để thỏa mãn chính phủ tất cả các nước Vùng Vịnh Ba Tư trong thời gian này." Nếu có sự đầu tư thích đáng, tiềm năng cung cấp dầu đơn giản sẽ vượt quá cầu tại bất cứ thời điểm nào. Tỷ lệ tăng sản lượng phải được phân bổ theo cách để không chính phủ nào phải chịu thiệt thòi. Arập Xêút được thì Iran sẽ mất, và ngược lại. Page của công ty Jersey cho biết: "Nó giống như một quả bóng bay, đặt nó ở chỗ này, nó lại bay sang chỗ khác. Nhưng nếu chấp thuận tất cả các yêu cầu, chúng ta sẽ phải nhận hậu quả nặng nề." Như để làm tình hình phức tạp hơn, các công ty lớn còn đang thỏa thuận trên tư cách đối tác với nhiều quốc gia khác, trong khi họ có những lợi ích trái ngược và cạnh tranh nhau. Một số công ty có nhiều dầu thô hơn mức cần thiết và số khác lại có quá ít. Page cho biết: "Điều cần làm là đàm phán với các đối tác mọi lúc có thể. Họ luôn cạnh tranh nhau".

Sau đó, cuộc chiến trở nên căng thẳng hơn với sự tham gia của những người Mỹ kinh doanh độc lập từng là bước đệm trong các công-xooc-xiom của Iran. Họ không có nguồn dầu thô hay quyền khai thác quan trọng nào phải bảo vệ và cũng ít bị ảnh hưởng vì tình hình thế giới, nên muốn khai thác càng nhiều dầu ở Iran càng tốt và tiếp thị bằng mọi khả năng. Họ đang đẩy sản lượng tăng lên ở Iran, và các công ty lớn nghi ngờ họ đang gây áp lực với Shah. Nhưng nếu sản lượng của Iran tăng lên, các công ty độc lập sẽ có nhiều dầu để "rao bán", theo cách nói của Page, và cạnh tranh với các công ty lớn, trong khi các công ty này phải kìm sản lượng của Arập Xêút và giải thích với Ahmed Zaki Yamani đang điên tiết, và có thể với chính nhà vua Faisal. Vấn đề phân phối sản lượng giữa Arập Xêút và Iran như thế nào, xét cho cùng, không phải là một vấn đề kinh tế. Mức giá chênh lệch giữa hai quốc gia thường chỉ là một hoặc hai xu, "chẳng đáng gì", Page nói. T

hực ra, đó là một quyết định chiến lược và chính trị. Đã nhiều lần Howard Page phải lĩnh trách nhiệm đại diện cho cả bốn công ty của Aramco để lý giải và biện minh cho hành động của các công ty. Zaki Yamani, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút, là một đối thủ đáng gờm. Biết Page đặc biệt có cảm tình với người Iran, ông không ngần ngại bày tỏ nghi ngờ của mình về việc Page đang thiên vị Iran và gây ảnh hưởng lên sản lượng của Arập Xêút. Thỏa thuận với người Iran cũng không dễ dàng.

Hiệp ước Công-xooc-xiom năm 1954 đã cam kết sản lượng dầu của Iran ít nhất cũng phải tăng theo tốc độ tăng trưởng trung bình của cả khu vực. Tuy nhiên, Shah vẫn cho rằng mình đã bị các công ty dầu mỏ lừa dối. Trong một bữa tiệc ở Nhà Trắng năm 1964, ông nói với Lyndon Johnson rằng các công ty này chỉ ưu tiên các nước Arập. Ông cũng thêm, OPEC đã trở thành "công cụ cho chủ nghĩa đế quốc Arập". Chính ý muốn cháy bỏng muốn biến Iran thành nước xuất khẩu số một Trung Đông đã khiến nhà vua cho áp dụng hàng loạt sách lược và biện pháp đối với các công ty xung quanh, và thậm chí còn cố gắng thúc đẩy Quốc vụ viện Mỹ và Bộ Ngoại giao Anh gây áp lực lên các công ty thuộc các khu vực địa chính trị quan trọng. Quốc vương Iran nhớ chính xác vị trí mình đứng khi gặp người bạn cũ Kim Roosevelt, người đã dàn xếp cuộc đảo chính giúp ông lấy lại chính quyền trước đó một thập kỷ. Ông nói với Roosevelt về sự mệt mỏi vì bị Mỹ đối xử không khác gì một đứa trẻ con. Ông liệt kê tất cả các phương thức đã áp dụng để giúp phương Tây đạt được quyền lợi, bao gồm cả "cuộc nổi dậy của Iran chống lại cuộc tấn công bất ngờ của Nasser".

Tuy nhiên, tất cả những gì ông nhận được chỉ là sự thờ ơ và ngược đãi. Ông nói thêm: "Mỹ đối xử tốt với kẻ thù hơn với bạn bè" và cảnh báo mối quan hệ đặc biệt giữa Iran và Mỹ "sẽ sớm chấm dứt". Để làm rõ hơn quan điểm của mình, ông hàn gắn lại mối quan hệ với Nga, thỏa thuận với Matxcơva về khí đốt và đe dọa ngừng nhập khẩu của Iran từ phương Tây mà hướng đến Liên bang Xô Viết. Các chính sách của Quốc vương Iran tỏ ra hiệu quả. Cả Chính phủ Mỹ và Anh đều thúc các công ty dầu mỏ nỗ lực tối đa để đáp ứng nhu cầu của Iran. Iran cũng tạo áp lực liên tục và trực tiếp lên các công ty nhằm gia tăng sản lượng. Tất cả các phương pháp đều được thử nghiệm để làm hài lòng nhà vua. Các công ty thậm chí còn đổi từ lịch Tây sang lịch Iran để sản lượng tính trong năm cao hơn.

Trong các cuộc đàm phán, không ai dám lên tiếng phản đối nhà vua khi ông mắc lỗi, ngay cả trong môn số học đơn giản và ông lại hay mắc những lỗi như thế. Áp lực gia tăng mà nhà vua đặt ra trong khoảng giữa những năm 1960 đã đạt kết quả như mong đợi. Trong các năm từ 1957 đến 1970, sản lượng dầu mỏ của Iran tăng tốc lớn hơn so với Arập Xêút. Cụ thể là, sản lượng của Iran đã tăng 387%, so với 258% của Arập Xêút. Tuy nhiên, do Arập Xêút khởi đầu với con số lớn hơn nên xét về mặt tuyệt đối, sản lượng tương ứng của mỗi quốc gia tăng khoảng 5% trong năm 1970.

Tình thế trở nên cân bằng mặc dù các cuộc tranh cãi vẫn nổ ra. Tuy nhiên, để có được những kết quả này, các công ty của Arập Xêút và Iran đều phải chịu các khoản nợ khổng lồ để xoa dịu một bên khác, nước Iraq cực đoan, dù chất lượng dịch vụ của nước này không thỏa đáng. Đầu những năm 1960, Iraq đã thu hồi 99,5% quyền khai thác của IPC, do Calouste Gulbenkian thành lập, và chỉ để lại cho công ty này khu vực họ đang thật sự sản xuất dầu. IPC, về phía mình, ngừng đầu tư cho thăm dò và sản xuất trong khu vực này. Kết quả là sản lượng của Iraq chỉ tăng lên từ từ trong những năm 1960, trong khi đáng lẽ cũng phải tăng nhanh như của Iran và Arập Xêút và khiến cho việc phân chia sản lượng trở thành một vấn đề không có lối thoát. Trong giai đoạn này, tại phía đông nam bán đảo Arập, Oman nổi lên như một sân chơi dầu mỏ hấp dẫn. Standard Oil của bang New Jersey có cơ hội tham gia sân chơi này. Tuy nhiên, khi vấn đề được đề đạt lên hội đồng quản trị công ty thì Howard Page phản đối.

Ông đã dành khá nhiều thời gian để đàm phán với Arập Xêút và Iran nên ông dễ dàng hiểu họ sẽ phản ứng dữ dội thế nào. Đặc biệt, ông có thể tưởng tượng được những gì Yamani sẽ nói với ông nếu Jersey và Aramco lại tìm cách hạn chế sản lượng của Arập Xêút để phân cho một nước láng giềng. Điều này trái với nguyên tắc số một của Jersey là không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến quyền khai thác của Aramco. Phòng sản xuất Jersey không tán thành ý kiến của Page. Suy cho cùng, họ là những nhà địa chất, việc khám phá và phát triển các nguồn dự trữ mới là tất cả những gì cần phải làm trong cuộc chơi này. Tham vọng của họ là tìm ra những "con voi" mới và họ thấy rất hứng thú với Oman. Một nhà địa chất vừa trở về từ đó đề đạt với hội đồng quản trị: "Tôi chắc chắn ở đây có 10 tỷ thùng dầu." "Thôi được", Page trả lời, "Tôi thì hoàn toàn chắc chắn là chúng ta không nên tham gia và không giải quyết việc này. Tôi sẽ đầu tư vào đây nếu tôi biết chắc không có dầu, nhưng tôi sẽ không làm gì nếu có dầu, vì chúng ta sẽ có nguy cơ mất quyền khai thác ở Aramco." Với cách nghĩ này, Jersey đã rời Oman. Tuy nhiên, các nhà địa chất đã đúng và Oman trở thành nước sản xuất dầu mỏ quan trọng, với Shell ở vị trí dẫn đầu.

"Chúng tôi – các công ty dầu độc lập"

Người tiêu dùng khắp thế giới đón nhận dầu mỏ giá rẻ từ Venezuela và Trung Đông. Sau một thời gian lưỡng lự, chính phủ các nước công nghiệp cũng làm như vậy, trừ Mỹ. Việc tăng nguồn dầu mỏ nước ngoài giá rẻ như một giải pháp giảm áp lực lên dự trữ của Mỹ không còn được khuyến khích và hoan nghênh. Hơn nữa, cơn lũ nhập khẩu dầu mỏ ngày càng tăng được xem, ít nhất là trong con mắt các nhà kinh doanh độc lập, như một mối nguy hiểm làm giảm giá dầu nội địa và hủy hoại nền công nghiệp trong nước.

Đầu năm 1949, nhà địa chất người Dallas tên là Tex Willis đã viết thư cho thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson, hỏi ông ta "có khả năng làm gì đó để giúp chúng tôi, công ty độc lập, trước việc dầu nhập khẩu năm nay làm mất của thị trường dầu Texas 2 tỷ đô-la hay không?" Tex Willis khẳng định: "Số ít Hoàng tử Arập hoàn toàn lãnh đạm trước sự phá sản của bất cứ công ty Texas độc lập nào vì... Standard Oil New Jersey đã tuyên bố họ cần tiền." Johnson và đoàn đại biểu Quốc hội của các bang có dầu đã nghe Tex Willis và các nhà dầu mỏ Texas khác và nhanh chóng tìm cách bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ nội địa trước Venezuela và Trung Đông. Johnson cử John Connally, cố vấn thân cận của mình, cùng một số đại biểu Quốc hội Texas đến Bộ ngoại giao; họ muốn gây ấn tượng với chế độ quan liêu và thờ ơ khi nói khả năng "tái đắc cử [của họ] phụ thuộc vào việc [họ] có đưa ra được câu trả lời thỏa đáng trước cử tri hay không". Đại diện các bang có dầu đề nghị tăng thuế nhập khẩu dầu lên gấp mười lần, từ 10,5 xu lên tới 1,05 đô-la Mỹ/thùng, và hạn chế lượng dầu nhập khẩu ở mức tối đa là 5% tổng lượng tiêu dùng trong nước. Không đồng tình với biện pháp này, Tổng thống Harry Truman nói với một đại biểu Quốc hội: "Có một sai lầm căn bản trong lập luận của những người muốn kìm hãm hoạt động ngoại thương của chúng ta vì quyền lợi của đám đông dầu mỏ."

Sau chiến tranh Triều Tiên, khi dầu Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới cùng với sự sụp đổ của Mossadegh, dầu nhập khẩu đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường dầu và than nội địa. Kết quả là hình thành một liên minh sản xuất dầu và than thành công giữa các bang nhằm tìm cách hạn chế dầu nhập khẩu. Tuy nhiên, áp đặt thuế quan cũng như hạn ngạch đối với dầu nhập khẩu là những biện pháp mà chính quyền mới của Eisenhower không muốn áp dụng. Chính quyền này muốn khuyến khích thị trường tự do nhằm mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia đang phát triển và giữ họ trong vòng kiềm tỏa của phương Tây. Mặc dù vậy, Quốc hội vẫn nhất trí giao cho tổng thống quyền quyết định giới hạn lượng dầu nhập khẩu thông qua "Luật an ninh quốc gia quốc gia" bổ sung cho Luật thương mại năm 1955. Luật này cho phép tổng thống kiểm soát sản lượng dầu mỏ nếu nhận thấy tình hình an ninh quốc gia hay sự ổn định kinh tế bị đe dọa. Eisenhower miễn cưỡng sử dụng quyền lực mới này. Thay vì đưa ra giới hạn bắt buộc với dầu nhập khẩu, chính quyền của ông kêu gọi các nhà kinh doanh tự hạn chế lượng dầu nhập khẩu. Chính quyền đã phát động một chiến dịch gửi thư và vận động đạo đức nhằm thẳng vào các công ty nhập khẩu. Tuy nhiên, chiến dịch này không ngăn được dầu Trung Đông tiếp tục đổ vào với lượng lớn và giá cạnh tranh.

Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 làm dấy lên mối quan ngại về an ninh quốc gia. Sụt giá khiến các nhà kinh doanh dầu mỏ độc lập càng đòi hỏi quyết liệt một hình thức bảo hộ dưới dạng thuế quan hay hạn ngạch. Các công ty lớn, có cơ sở sản xuất ở nước ngoài, không hưởng ứng yêu cầu này. Eisenhower, vẫn phản đối chủ nghĩa bảo hộ và đề ra một giải pháp khác. Ông đặt ra câu hỏi là, tại sao chính phủ không dự trữ đủ lượng dầu cần thiết phòng trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa? Trong cuộc họp nội các, ông nhắc lại với cộng sự điều mà ông gọi là "lời đề nghị cũ", tức là chính phủ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu với giá thấp và dự trữ trong các giếng dầu đã khai thác hết. Có lẽ ông nhớ lại sự kiện xảy ra năm 1944 khi tướng Patton hết khí đốt, và ông phải đối mặt với nhiệm vụ bạc bẽo, trong một "thời khắc tàn nhẫn", là phân chia dầu dự trữ giữa Patton đang nổi giận và Montgomery cứng nhắc. Tồn trữ không cải thiện công nghiệp dầu nội địa nhưng sẽ hài hòa những quan ngại về an ninh quốc gia và các chính sách kinh tế mậu dịch tự do của chính quyền. Tuy nhiên, Tổng thống Eisenhower không nhận được sự ủng hộ nào. Trên thực tế, ủy ban đặc biệt mà ông chỉ định báo cáo toàn bộ tình hình nhập khẩu dầu và vấn đề an ninh đã bác bỏ giải pháp đặc biệt của ông, đơn giản là vì nó thiếu tính thực tiễn. An ninh quốc gia và "sự cân bằng dễ chịu" Các công ty dầu độc lập muốn đưa ra những điều kiện bắt buộc càng sớm càng tốt. Họ tăng cường chiến dịch vận động để áp dụng hàng rào thuế vì hàng nhập khẩu đã tăng từ 15% tổng giá trị sản phẩm quốc nội năm 1954 lên hơn 19% năm 1957.

Tháng 6 năm 1957, trong cuộc họp với ba thượng nghị sĩ ủng hộ biện pháp hạn chế, Tổng thống Eisenhower nhấn mạnh một loạt yếu tố mà ông đang xem xét: "tình hình công nghiệp quốc gia, an ninh quốc phòng, thuế thu nhập của các bang, nguồn dự trữ đã cạn kiệt, việc khuyến khích thăm dò khai thác dầu mà không đưa quá nhiều dầu nội địa ra thị trường, để không làm giảm quá mức dự trữ dầu quốc gia". Tóm lại, theo lời tổng thống, "có thể đạt được một sự cân bằng dễ chịu". Trong một nỗ lực nhằm đạt được sự cân bằng đó, năm 1957, chính phủ thông qua một hệ thống kiểm soát tự nguyện minh bạch hơn và, như vậy, đang cấp phát quyền nhập khẩu không chính thức. Không ai thật sự thích cơ chế phân chia tự nguyện. Cơ chế này có thể hoạt động nếu tất cả cùng hợp tác. Nhưng nhiều công ty kiên quyết không bắt tay, bởi một nguyên nhân rõ ràng: họ phải chịu quá nhiều thiệt thòi trong các hoạt động trên quy mô rộng với dầu nước ngoài. Tình trạng này không chỉ xảy ra với các công ty lớn. J. Paul Getty đã chi 600 triệu đô-la Mỹ để mở rộng hoạt động đóng tàu chở dầu, xây dựng các trạm cung cấp khí đốt và một nhà máy lọc dầu lớn, tất cả đều trên khu Trung lập ở Côoét. Vì thế, Getty chọn giải pháp lờ đi hệ thống hạn ngạch tự nguyện.

Cuối cùng, vấn đề chỉ là tự nguyện. Công ty Sun Oil thì lo lắng về hậu quả liên quan đến vấn đề chống độc quyền nếu tham gia vào một chương trình "tự nguyện" có tác dụng bình ổn giá dầu. Đúng vào thời điểm đó, Bộ Tư pháp đang kiện các công ty lớn đã vi phạm Luật chống độc quyền Sherman trong cuộc khủng hoảng Suez, vì đã hưởng ứng chính sách khuyến khích của các bộ ngành khác trong Chính phủ Liên bang khi đó sợ sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt dầu. Robert Dunlop, Chủ tịch Sun Oil, cũng nhớ lại "trường hợp Madison" trong những năm 1930: Bộ Tư pháp đưa được ra tòa ngành công nghiệp dầu lửa ra tòa vì đã vi phạm luật chống độc quyền khi hưởng ứng kế hoạch ổn định thị trường mà Harold Ickes và Bộ Nội vụ đưa ra. Hiện tại, chính phủ có thể bảo đảm để Sun Oil, cũng như các công ty khác, sẽ không bị kết tội vi phạm luật chống độc quyền theo cách tương tự, vì đã hợp tác với cái được gọi là hệ thống tự nguyện giống như một chương trình trợ giá mà chính phủ là Mạnh Thường Quân không? Khi chương trình tự nguyện đang được tiến hành thì tình trạng suy thoái kinh tế năm 1958 xảy ra. Lượng dầu nhập khẩu tăng cao, trong khi nhu cầu giảm trầm trọng, áp lực chính trị về việc khôi phục chế độ kiểm soát bắt buộc ngày càng mạnh.

Clarence Randall, Chủ tịch Hội đồng chính sách kinh tế đối ngoại, nói với Ngoại trưởng Dulles rằng những người muốn kiểm soát nhập khẩu để bảo đảm "an ninh quốc gia" đều đang phân vân. Nếu an ninh quốc gia là điều đáng lo ngại thì cần khuyến khích nhập khẩu dầu để bảo đảm dự trữ quốc gia. Ông cho biết: "Chúng ta nên giữ những gì chúng ta có chứ không phải thực hiện các biện pháp khiến nguồn cung cấp cạn kiệt nhanh hơn." Tuy nhiên, chính quyền Eisenhower phản đối các loại hạn ngạch bắt buộc. Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại với Chưởng lý Herbert Brownell, ông Dulles than phiền: "An ninh quốc gia là một tấm màn che lớn." Ông nhắc tới những người Texas yêu cầu chế độ kiểm soát bắt buộc: "Điều họ đang làm chỉ là nỗ lực đẩy giá dầu lên và đưa nhiều giếng dầu Texas vào sản xuất cũng như đẩy mạnh việc khoan những giếng dầu mới, sẽ chỉ làm được nếu giá dầu tăng." Xét về mặt thâm niên và sự khôn khéo chính trị, các bang có dầu và các công ty độc lập có đại diện đầy quyền lực tại Quốc hội. Theo người viết tiểu sử của Sam Rayburn, Phát ngôn viên Nhà Trắng: "Dầu mỏ và Texas không thể tách rời nhau". Lyndon Johnson, người Texas, là người đứng đầu phe đa số tại Thượng viện, cũng rất quan tâm đến cử tri.

Năm 1940, chính ông là nhân tố kết nối bản lề trong việc gây quỹ cho Đảng Cộng hòa qua các nhà dầu mỏ Texas. Một trong những thượng nghị sĩ có quyền lực nhất là Robert Kerr, một triệu phú dầu mỏ Oklahoma. Tổng thống Eisenhower dường như cũng thấy được những điều sắp xảy ra. Ông nói với Ngoại trưởng Dulles: "Nếu chính quyền không hành động thì Quốc hội sẽ làm," và ông không chắc quyền phủ quyết của mình sẽ được ủng hộ. Tổng thống, không hài lòng vì tình thế hiện có, đã trút giận trong cuộc họp nội các, chỉ trích "các xu hướng, vì lợi ích đặc biệt ở Mỹ, gây áp lực để thực hiện những chương trình đặc biệt như vậy [...] xung đột với yêu cầu cơ bản của Mỹ là tăng cường mậu dịch trên toàn cầu." Tuy nhiên, bốn ngày sau, ngày 10 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Eisenhower thông báo hạn ngạch bắt buộc đối với dầu nhập khẩu vào Mỹ. Một thập kỷ sau khi các cuộc tranh cãi nổ ra, Mỹ cuối cùng cũng thông qua chế độ kiểm soát chính thức. Đó có lẽ là chính sách năng lượng quốc gia quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất những năm sau chiến tranh. Các công ty độc lập hân hoan, còn các công ty lớn thất vọng.

"Ngành công nghiệp quốc gia lớn mạnh"

Chính sách hạn ngạch kéo dài khoảng 14 năm. Dưới thời Tổng thống Eisenhower, dầu nhập khẩu không được vượt quá 9% tổng mức tiêu thụ. Mức này được chính quyền Kennedy siết chặt thêm năm 1962. Nửa sau thập kỷ 1960, chính quyền Tổng thống Johnson nới lỏng hạn ngạch để giảm giá dầu và nhờ đó, đối phó được với lạm phát bắt đầu bùng phát sau chiến tranh Việt Nam. Mặc dù vậy, hệ thống hạn ngạch về căn bản vẫn được duy trì. Hạn ngạch đối với dầu nhập khẩu không đơn giản, minh bạch như nó có vẻ thế. Càng ngày cách quản lý hệ thống này càng giống với Đế chế Bazantine. Phía sau chương trình kiểm soát dầu nhập khẩu là những cuộc tranh giành tỷ lệ phân chia, các rắc rối về cách diễn giải, những cuộc tìm kiếm lỗ hổng hay săn tìm ráo riết các quyền ưu tiên và miễn trừ hạn ngạch. Sau nhiều năm, nó trở nên méo mó. Một thị trường sôi động phát triển, nhưng không cho dầu mỏ mà cho "những tấm vé" nhập dầu hay quyền được đưa dầu mỏ vào Mỹ. Một số bộ phận của công nghiệp lọc hóa dầu thậm chí còn ngừng hỗ trợ các công đoạn khác. Nhưng không gì có thể so sánh với cái được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau như "Vòng quay Mexico" hay "Brownsville quay ngược".

Vì ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai và những vụ tàu ngầm Đức tấn công tàu chở dầu còn rất mới, và vì "an ninh quốc gia" là mục đích mà hạn ngạch hướng tới, nên "đường bộ" Mexico và Canada được coi là an toàn hơn cho dầu so với đường thủy, và được ưu tiên; điều này còn có mục đích hỗ trợ quan hệ với Mexico và Canada. Nhưng vấn đề là không có đường ống dẫn dầu từ Mexico và chắc chắn là dầu không được trao đổi cách các trung tâm sản xuất dầu của Mexico hàng trăm dặm. Vì thế, dầu Mexico được vận chuyển bằng tàu thủy tới tỉnh biên giới Brownsville thuộc bang Texas, xếp lên xe tải để vận chuyển trở lại Mexico theo một lộ trình khép kín. Sau đó, cũng số dầu đó quay trở lại cầu và vào Brownsville. Tại đây, nó được chất lên tàu chở dầu để tới miền Đông Bắc. Như vậy, vì vận chuyển bằng "đường bộ", nó được xếp vào loại hàng miễn hạn ngạch hợp pháp.

Dưới thời Tổng thống Johnson, một quan chức đã gọi toàn bộ chương trình hạn ngạch nhập khẩu là "một ác mộng hành chính". Tuy nhiên, chương trình cũng có những tác động quan trọng. Theo dự kiến, nó sẽ làm tăng mức đầu tư vào khai thác dầu nội địa so với hoạt động khai thác ngoài Mỹ, và mục tiêu này đã đạt được theo cách nào đó. Nó khiến các công ty đầu tư nước ngoài của Mỹ hướng về Canada, vì nước này được ưu tiên thâm nhập thị trường Mỹ. Nó cũng dẫn đến việc xây dựng các nhà máy lọc dầu lớn trên quần đảo Virgin của Mỹ và Puerto Rico, vì lọc dầu ở đây được miễn hạn ngạch để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cuối cùng, chương trình này còn là động lực của hoạt động kinh doanh dầu mỏ toàn cầu.

Không đưa được dầu nước ngoài vào Mỹ, các công ty phải tìm và phát triển thị trường ở những nơi khác trên thế giới. Kết quả xa hơn của chương trình là giá dầu tại Mỹ lên cao hơn trước thời điểm được bảo hộ. Hơn nữa, hạn ngạch đã đưa hệ thống phân chia ở Texas và các bang khác trở lại mức độ cho phép bình ổn giá dầu nội địa. Trong nước, thời kỳ 10 năm sau khi bắt đầu áp dụng hình thức hạn ngạch bắt buộc, giá dầu bình ổn trở lại giống như những năm 1930 với việc thực hiện chế độ phân chia tỷ lệ nhập khẩu. Giá dầu gốc trung bình tại Mỹ năm 1959 là 2,90 đô-la Mỹ/thùng, năm 1969 là 2,94 đô-la, mức ổn định và cao hơn từ 60 đến 70 xu so với giá dầu thô Trung Đông tại các thị trường bờ Tây.

Vậy là, khi đóng cửa thị trường Mỹ, chế độ hạn ngạch bắt buộc dẫn đến mức giá thấp hơn trên những thị trường ngoài Mỹ. Bất chấp quyền miễn trừ, sự phức tạp và cơn ác mộng về hành chính, chương trình kiểm soát dầu mỏ nhập khẩu đạt được những kết quả căn bản. Nó tạo được sự bảo hộ đối với nhà sản xuất nhằm đối phó với dầu giá rẻ của nước ngoài. Năm 1968, sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 29% so với năm 1959, thời điểm bắt đầu áp dụng hạn ngạch bắt buộc. Nếu không được bảo hộ, chắc chắn nó sẽ chỉ bằng mức đó hoặc thấp hơn. Các công ty lớn và nhỏ đều đã thích nghi với hạn ngạch.

Các công ty lớn, dù ban đầu chỉ trích hình thức này, đã thấy được lợi ích của nó: phương thức này bảo vệ lợi nhuận cho hoạt động trong nước của họ dù ảnh hưởng đến hoạt động của họ ở nước ngoài. Sự điều chỉnh thuận lợi vì nhu cầu dầu ở các thị trường khác đang tăng với tốc độ đủ để tiêu thụ hết sản lượng của họ ở nước ngoài. Các công ty quốc tế cũng thu được một bài học lớn. Họ có tiềm lực tài chính, có tầm vóc và kỹ năng, nhưng các công ty độc lập có ảnh hưởng chính trị, và các thượng nghị sĩ cũng như đại biểu Quốc hội của những vùng có dầu đã hướng về phía các công ty này. Giữa thập niên 1960, thượng nghị sĩ Russell Long của bang Lousiana, cảm thấy phải thuyết giáo cho giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ lớn, rằng đại biểu Quốc hội các bang có dầu "đặc biệt quan tâm đến tình hình ngành công nghiệp này của bang, do công nghiệp dầu mỏ bảo đảm công ăn việc làm cho người dân và mang lại thu nhập cho chính quyền bang, và đây là nhân tố căn bản của nền kinh tế".

Ông cũng mong giám đốc điều hành các công ty lớn suy nghĩ cân nhắc về những tác động khác: "Chúng tôi mong các bạn, những nhà sản xuất dầu ở nước ngoài, nhận ra rằng khi gặp vấn đề về tín dụng thuế, quyền khai thác, chế độ thuế đặc biệt cho đội ngũ nhân viên ở nước ngoài, những người mà các bạn có thể trông cậy để bảo vệ hoạt động của mình cũng chính là những người quan tâm đến hoạt động sản xuất dầu nội địa." Kết thúc thông điệp, Long cho biết: "Có hoạt động nội địa vững mạnh là một lợi thế rất lớn đối với các bạn, và hãy làm những gì nằm trong khả năng của bạn để hợp tác vì mục tiêu này." Các công ty quốc tế miễn cưỡng thu nhận bài học này.

(Còn tiếp)

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 21)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 21)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 22)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 22)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 23)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 23)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 24)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 24)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 25)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 25)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 26)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 26)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 20)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 20)