Đại gia Việt: Người mất nửa tài sản vì hàng Trung Quốc, người lại mách nước chơi cùng
Đại gia mất nửa tài sản trên sàn vì… hàng Trung Quốc
Sau 3 phiên liên tục giảm giá, cổ phiếu VCS của Công ty CP Vicostone đã kịp “cầm máu” trong phiên 2/4 với mức giá được “ghim” tại mốc tham chiếu 63.300 đồng. Tuy mất hơn 50% giá trị so với 1 năm trước song cổ phiếu VCS đã hồi phục từ mức đáy 60.900 đồng ngày 2/1/2019.
Ông Hồ Xuân Năng được coi là linh hồn của Vicostone |
Tại tài liệu dự kiến trình ĐHĐCD sắp tới, ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT Vicostone cho biết, năm 2018, công ty này đạt tổng doanh thu 4.564,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 1.318,5 tỷ đồng và theo đó chỉ hoàn thành hơn 86% kế hoạch doanh thu và hơn 97% kế hoạch lợi nhuận năm 2018 mà ĐHĐCĐ giao phó.
Nguyên nhân dẫn đế tình trạng này được ông Năng cho hay, vụ kiện chống bán phá giá của một công ty sản xuất đá thạch anh nhân tạo của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc dẫn đến việc Trung Quốc xuất hàng ồ ạt vào thị trường Mỹ để tránh bị áp thuế.
Việc lưu trữ rất lớn hàng Trung Quốc của các nhà cung cấp làm ảnh hưởng lớn tới doanh thu của Vicostone. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 thể hiện rất rõ điều này: Tổng doanh thu của Vicostone giảm 3,67% so với cùng kỳ năm trước.
Đại gia Vũ Văn Tiền nói cách "chơi" với nhà thầu Trung Quốc
Ông Vũ Văn Tiền kể: "Mọi người hỏi tôi dự án này dùng nhà thầu Trung Quốc hay không? Tôi bảo ông nào không quan trọng, miễn tôi chọn được nhà thầu theo yêu cầu của tôi là công nghệ cao, môi trường đảm bảo, tiến độ phải vượt, hiệu suất hiệu quả tốt".
Hơn nữa, theo ông Tiền “10 năm nay ngân hàng ở các nước G7 không cho vay, đầu tư dự án vì nguồn tiền của họ cũng hạn chế. Nhà máy nhiệt điện Thăng Long vay ngân hàng của Trung Quốc, chứ giờ ngân hàng của châu Âu họ không cho vay.”
Thực tế, từ lâu nay, hình ảnh của nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam thường gắn liền với các tai tiếng, chủ yếu tại những dự án có vốn nhà nước.
Tuy nhiên theo ông Tiền, nếu hai doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc và Việt Nam làm với nhau thì kiểu gì cũng phát sinh chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả. Nhưng nếu hai doanh nghiệp tư nhân của hai nước làm với nhau thì “khỏi phải suy nghĩ”. “Các vấn đề giải quyết được hết”, ông Tiền quả quyết.
Phạt nửa tỷ đồng thao túng chứng khoán chưa làm khó đại gia
Bà Nguyễn Thị Nhung đã sử dụng 18 tài khoản để mua bán, tạo cung cầu giả đối với cổ phiếu AMV của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ. Với hành vi này, bà Nhung bị phạt số tiền 550 triệu đồng.
Nhưng điều đáng nói là, ây không phải lần đầu mã cổ phiếu AMV bị thao túng. Trong khoảng thời gian từ 1/7/2010 đến 31/8/2010, một cá nhân khác là ông Võ Văn Trường cũng đã sử dụng 2 tài khoản của mình và 10 tài khoản đứng tên người có liên quan đã có hành vi thông đồng với ông Phạm Đình Phú để thực hiện mua, bán cổ phiếu AMV. Hai nhà đầu tư này cũng đã bị phạt hành chính mỗi người 250 triệu đồng.
Hồi tháng 1, một nhà đầu tư ở Đà Nẵng tên là Lê Văn Long cũng đã bị xử phạt hành chính 550 triệu đồng do sử dụng tới 44 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu ALV của Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng ALV.
Trước đó, trong năm 2018, theo thống kê sơ bộ cũng có tới 9 cá nhân bị phạt hành chính về hành vi vi phạm này, mức phạt lên tới 5,1 tỷ đồng. Đây được xem là năm kỷ lục về xử phạt thao túng giá chứng khoán. Trong số 9 trường hợp nói trên có 8 trường hợp cùng nhận mức phạt 550 triệu đồng, duy nhất một trường hợp có thêm phần khắc phục hậu quả là nộp thêm số lợi bất hợp pháp có được (hơn 149,8 triệu đồng).
Bầu Đức giàu đến mức nào?
FPT Capital khởi kiện yêu cầu HAGL mua lại toàn bộ 2.242.500 cổ phần của HAG Rubber mà FPT nắm giữ với giá trị yêu cầu là 141,35 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo của HAGL này cho biết, “ông Đoàn Nguyên Đức cũng cam kết có đủ khả năng thực hiện các nội dung trong hợp đồng tuỳ vào phán quyết của Toà án mà không yêu cầu HAGL phát sinh thêm nghĩa vụ nào khác liên quan đến hợp đồng cam kết này”.
Bầu Đức từng là một trong những doanh nhân đầu tiên sắm máy bay riêng tại Việt Nam |
Chi tiết này phần nào đã tiết lộ tiềm lực tài chính “khủng” của vị Chủ tịch HĐQT, người mà 10 năm trước từng được xếp hạng trong top giàu nhất Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo thuyết minh của bản BCTC này thì khoản phải thu của HAGL đối với nhóm An Phú (gần 7.800 tỷ đồng) cũng đã được bầu Đức dùng tài sản riêng để bảo lãnh cùng với tài sản của một số công ty, cá nhân liên quan khác.
Ngoài ra, báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm 2018 cũng cho biết, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT HAGL là một trong những chủ nợ lớn của tập đoàn này.
Cụ thể, HAGL còn khoản mượn tiền, nhận góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh từ bầu Đức 136 tỷ đồng được tập đoàn này ghi nhận phải trả ngắn hạn khác và 180 tỷ đồng nhận vốn góp thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được ghi nhận là khoản phải trả dài hạn. Đồng thời, chi phí phát sinh cho các giao dịch này là 4 tỷ đồng phải trả ngắn hạn và 2,4 tỷ đồng chi phí phải trả dài hạn.
Bầu Đức còn cho HAGL vay tín chấp, ngắn hạn thêm 163 tỷ đồng và cho vay dài hạn 130 tỷ đồng. Tổng giá trị các khoản bầu Đức cho tập đoàn vay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo Dân trí
| Đại gia Hồ Xuân Năng mất nửa tài sản trên sàn vì… hàng Trung Quốc |
| Ông Trương Đình Tuyển: Hàng Việt Nam có thể thay thế tốt hàng Trung Quốc tại Mỹ |
| Hàng Trung Quốc “núp bóng” hàng Việt |
-
Bán cổ phiếu để trả nợ ngân hàng, công ty bầu Đức vẫn tự tin
-
Đầu tư cổ phiếu "đỉnh" như con gái bầu Đức: Vừa ra tay đã thắng lớn
-
Bầu Đức: Tôi sẽ kiên trì chiến đấu vì danh dự cá nhân, không phải vì tiền
-
Tiền vào chứng khoán hụt hơi, cổ phiếu "bầu" Đức kết thúc chuỗi ngày vui
-
Cổ phiếu tăng bốc đầu, cộng sự lâu năm của bầu Đức muốn bán gần hết cổ phần
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu