Đại biểu lo dự án BT biến tướng thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý
Đại biểu lo ngại biến tướng của các dự án BT. |
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (29/10), Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) đang có khoảng trống pháp lý.
Ông Diến cho biết, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, 90% các dự án BT lựa chọn nhà đầu tư qua chỉ định thầu. Chỉ một trong 12 dự án giai đoạn 2013 - 2017 đấu thầu, còn lại 11 dự án được phân giao qua chỉ định thầu. Thời điểm giao đất thanh toán, thời điểm giao dự án còn nhiều bất cập.
"Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án. Dự án BT có thể trở nên biến tướng thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước", ông Diến bày tỏ lo ngại.
Đại biểu dẫn số liệu cho biết, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi 4.515 tỷ đồng qua các dự án BT. Nhiều dự án, nhà đầu tư được giao nhiều khâu như lập dự án, lập dự toán đầu tư, thẩm định dự án, giám sát dự án… Tuy nhiên, thực chất đều là một người lập nhưng "đẻ" ra nhiều doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến không đảm bảo tính khách quan, gây thất thoái cho ngân sách.
"Từ đó đặt câu hỏi việc thực hiện dự án BT chưa thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách. Và đặt câu hỏi có nên thực hiện tiếp hay không? Có cần thiết phải có thể chế mới về hình thức đầu tư này hay không? Chính phủ cần cân nhắc và báo cáo Quốc hội", ông Diến nói.
Trước đó, trong báo cáo gửi lên Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị chỉ rõ nhiều hạn chế, bất cập và sai sót qua thực hiện các hợp đồng BT.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hầu hết dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cơ chế giao đất ở dự án đối ứng của dự án BT thực hiện chưa có sự thống nhất; việc triển khai thực hiện các dự án còn nhiều thay đổi về quy hoạch chi tiết, giá đất không sát với giá thị trường, khu đất đối trừ được giao chỉ định trái Luật Đất đai... tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến lãng phí nguồn NSNN.
Qua kiểm toán chọn mẫu 3 dự án BT để thực hiện xác định lại giá trị của hợp đồng BT cho thấy, giá trị hợp đồng BT của 3 dự án sau kiểm toán là 1.727,3 tỷ đồng, bằng 39% giá trị hợp đồng BT ban đầu (1.727,3 tỷ đồng/4.421,1 tỷ đồng).
Thảo luận thêm về các dự án BT, Đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) cho biết, bà đồng tình với quyết định của Bộ Tài chính vừa qua, khi tạm đình chỉ thực hiện dùng quỹ đất công thanh toán cho các dự án BT. Song để tránh "tắc đường" triển khai các dự án hạ tầng công cộng, đình trệ gây thiệt hại cho nhà đầu tư đã triển khai dự án, bà đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư đã ứng vốn làm dự án.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Đăng Ninh nói, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là dừng thanh toán quỹ đất của các dự án BT và chưa có hướng dẫn mới để triển khai. Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đã ứng vốn thực hiện dự án.
Theo Dân trí
Hàng triệu tỷ đồng đầu tư công: "Gần như không có câu trả lời hiệu quả thấp hay cao" | |
Thủ tướng: Chi tiêu ngân sách "đừng mặc áo quá đầu, phải liệu cơm gắp mắm" |
-
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
-
Triển khai hiệu quả nhiều dự án trọng điểm: EVN được Thủ tướng biểu dương
-
EVN được Thủ tướng Chính phủ biểu dương tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024
-
Chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
-
Đảm bảo cung cấp đầy đủ và an toàn các nguồn điện