Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Covid-19 ở 10 nước châu Âu "rất đáng lo ngại"

07:26 | 13/11/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Các nước Liên minh châu Âu (EU) nói riêng và châu Âu nói chung đang cân nhắc siết lại các biện pháp hạn chế để đối phó với đợt bùng phát Covid-19 mới nghiêm trọng hơn so với các làn sóng trước đó.
Covid-19 ở 10 nước châu Âu rất đáng lo ngại - 1
Châu Âu đang đối mặt với làn sóng Covid-19 mới nghiêm trọng hơn trước (Ảnh minh họa: Reuters).

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) này 12/11 đã công bố cập nhật bản đánh giá tình hình dịch Covid-19 ở các nước Liên minh châu Âu (EU). Báo cáo nhấn mạnh, số ca bệnh mới ở khu vực này ngày càng tăng và diễn biến dịch "đáng lo ngại" hoặc "rất đáng lo ngại" ở hầu hết các nước thành viên EU.

Cụ thể, tính đến tuần kết thúc vào ngày 7/11, tình hình Covid-19 ở 10 quốc gia EU bị coi là "rất đáng lo ngại". Các nước này gồm Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Ba Lan và Slovenia.

Trong khi đó, tình hình ở 13 quốc gia thành viên khác của EU bị coi là "đáng lo ngại". Chỉ có tình hình dịch bệnh ở 4 quốc gia gồm Italy, Malta, Tây Ban Nha và Thụy Điển được đánh giá ở mức "ít lo ngại".

Theo ECDC, các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp vẫn là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.

Những đánh giá trên được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh trở lại ở châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, châu Âu đang quay lại trở thành tâm dịch của thế giới khi mùa đông đến gần.

Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, một mô hình dự báo đáng tin cậy chỉ ra rằng đến tháng 2/2022, châu Âu có thể ghi nhận thêm khoảng 500.000 ca tử vong vì Covid-19 nếu tình hình hiện nay tiếp diễn. Theo quan chức WHO, những yếu tố như tỷ lệ bao phủ tiêm chủng chưa cao và việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và các quy định phòng dịch đã đẩy châu Âu vào tình cảnh hiện nay.

Tại Đức, nơi 67% dân số trưởng thành đã được tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy đủ, giới chức nước này đang cân nhắc siết lại các biện pháp kiểm soát và tìm cách mở rộng hơn nữa độ phủ vaccine sau khi số ca Covid-19 tăng vọt. Trong tuần này, Đức đã ghi nhận kỷ lục hơn 50.000 ca Covid-19 mới trong một ngày.

Trong khi đó, Hà Lan sẽ trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên phong tỏa một phần kể từ mùa hè. Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sẽ có hiệu lực từ hôm nay 13/11 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng kỷ lục sau khi Hà Lan nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Lệnh phong tỏa một phần dự kiến kéo dài ít nhất 3 tuần, bao gồm đóng cửa nhà hàng, quán bar và các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu từ 19h. Người dân được khuyến khích làm việc ở nhà càng nhiều càng tốt và không được tham dự các sự kiện thể thao. Trường học, rạp hát và rạp chiếu phim vẫn được mở cửa.

Do số ca nhiễm tăng kỷ lục, giới chức Áo cũng đang cân nhắc biện pháp phong tỏa đối với người chưa tiêm chủng vaccine Covid-19. Vùng Thượng Áo dự kiến sẽ ban bố các biện pháp phong tỏa đặc biệt với người chưa tiêm chủng kể từ 15/11 nếu được chính phủ liên bang phê duyệt. Theo đó, người chưa tiêm vaccine sẽ không được phép ra khỏi nhà trừ những lý do như đi làm, mua nhu yếu phẩm hoặc đi bộ thể dục gần nhà.

Thủ tướng Alexander Schallenberg từng cho rằng, biện pháp phong tỏa toàn quốc đối với người chưa tiêm vaccine Covid-19 là điều khó tránh khỏi bởi 2/3 dân số Áo không nên bị ảnh hưởng bởi sự chần chừ của bộ phận người dân.

Theo Dân trí

Dịch vụ điện giữa đại dịch COVID-19: Giãn cách – không gián đoạnDịch vụ điện giữa đại dịch COVID-19: Giãn cách – không gián đoạn
Vẫn có trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịchVẫn có trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch
TP HCM: Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19TP HCM: Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Chủ tịch Quốc hội: Đại dịch Covid-19 làm chậm tiến trình đổi mới giáo dụcChủ tịch Quốc hội: Đại dịch Covid-19 làm chậm tiến trình đổi mới giáo dục
Cần nguồn lực mạnh để chớp thời cơ phục hồi kinh tếCần nguồn lực mạnh để chớp thời cơ phục hồi kinh tế