Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công nghiệp Việt Nam cần "bắt cơ trong nguy"

15:16 | 30/06/2024

461 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại họp báo công bố số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 do Tổng cục Thống kê tổ chức, bà Phí Thị Hương Nga - Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng đã phân tích và đưa ra cái nhìn toàn cảnh về công nghiệp Việt Nam. Trong đó, bên cạnh những dấu hiệu tích cực trong phục hồi sản xuất thì vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Nửa năm 2024, tình hình địa chính trị thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng kinh tế thế giới và Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Thể hiện rõ nét là trong những tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) liên tục cao hơn 50 điểm. Trong đó, sản xuất có xu hướng mở rộng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam tích cực phục hồi sản xuất, lượng sản phẩm tháng sau cao hơn tháng trước.

Công nghiệp Việt Nam cần
Bà Phí Thị Hương Nga - Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng.

Nhìn về các ngành công nghiệp trong điểm thì có đến 3/4 ngành tăng trường khá gồm công nghiệp sản xuất điện, sản xuất nước sạch và công nghiệp chế biến chế tạo. Riêng ngành khai thác và chế biến khoáng sản vẫn sụt giảm theo kế hoạch.

Nhiều ngành chế biến quan trọng trong công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tăng trường cao hơn so với nhiều năm trước như gỗ và sản phẩm về gỗ đang duy trì mức tăng trưởng cao liên tục. Ngành dệt may da giày phục hồi mạnh với lượng đơn hàng tăng cao. Đặc biệt, tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân đã chấm dứt. Bởi vậy, trong 6 tháng qua ngành công nghiệp chế biến chế tạo có chỉ số tiêu thụ cao hơn so với năm 2023 (tăng trưởng 2,4%), lượng hàng tồn kho giảm mạnh.

Bên cạnh những dấu hiệu tích cực của ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn một số khó khăn như sự phục hồi trong năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng giảm (1,4%). Các chỉ số tăng trưởng cao so với năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn so với những năm trước đại dịch Covid-19. Đặc biệt là ngành khai khoáng vẫn sụt giảm trong thời gian tới. Các ngành công nghiệp nặng như xi măng, sản xuất ô tô xe máy, men bia, mạch nha… vẫn còn nhiều khó khăn, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường mở.

Nhiều ngành công nghiệp (du lịch, dịch vụ) dù đã có nhiều tín hiệu tích cực, tăng trưởng trở lại nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, gặp nhiều khó khăn nên vẫn cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ ngành, địa phương.

Theo một khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê với sự tham gia của hơn 30 ngàn doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chủ lực như chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ… nhằm lượng hóa được các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt cho thấy, chỉ có duy nhất hơn 70% doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tỏ ra lạc quan trong 6 tháng cuối năm. Ngược lại thì các doanh nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, y tế… vẫn không mấy lạc quan, cho rằng còn nhiều điểm nghẽn như cầu trong nước yếu với 53% doanh nghiệp cho rằng cần phải có biện pháp kích cầu thị trường trong nước. Mặt khác chi phí đầu vào vẫn đang cao (nguyên vật liệu, thuế phí nhiều…); Có tới 20% doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng, lãi xuất vẫn ở mức cao so với mặt bằng khu vực…

Công nghiệp Việt Nam cần
Ngành sản xuất ô tô - xe máy Việt Nam đang phải đối diện nguy cơ lạc hậu về công nghệ, thiết bị.

Các doanh nghiệp trong ngành dệt may - da giày thì thiếu đơn hàng, thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, tuyển dụng lao động ngày càng khó khăn; Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống có cồn thì nguyên liệu đầu vào khan hiếm, chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng khắt khe; Ngành sản xuất linh kiện điện tử thì cầu thị trường thấp, lực lượng lao động kỹ thuật cao khan hiếm (chỉ có 24,7% lao động có chứng chỉ nghề); Ngành sản xuất ô tô xe máy Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như vốn, lực lượng lao động, cạnh trang khốc liệt trên thị trường và đặc biệt có tới gần 30% doanh nghiệp đã bị lạc hậu về thiết bị và công nghệ.

Thay mặt Tổng cục Thống kê, Vụ trưởng Phí Thị Hương Nga đưa ra một số khuyến nghị như: Để sản xuất công nghiệp trong nước duy trì đà phục hồi và phát triển trở lại cần có nhiều biện pháp kích cầu, phát triển xúc tiến thương mại và kiểm soát tốt hơn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh cần giảm lãi suất ngân hàng (hơn 47% doanh nghiệp mong muốn được cắt giảm lãi suất), đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu về các nguyên vật liệu sản xuất; Tiếp tục giảm thuế, phí, nộp ngân sách nhà nước, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, 6 tháng cuối năm 2024 là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với tiến trình phục hồi công nghiệp Việt Nam. Nếu giải quyết được những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt sẽ không chỉ hồi phục sản xuất kinh doanh mà còn đưa các ngành công nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, tận dụng được cơ hội bứt phá trong những nguy cơ, tồn tại trong nhiều năm qua như đổi mới thiết bị, công nghệ, đưa sản phẩm Việt Nam xâm nhập các thị trường cao cấp, nâng cao giá trị hàng Việt trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là cần phục hồi tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Thành Công

Sản xuất công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực Sản xuất công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực
54 địa phương giữ được đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp 54 địa phương giữ được đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp