Sản xuất công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực (ảnh minh họa). |
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 11,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,8%.
Một số địa phương có chỉ số IIP tháng 4/2024 tăng so với tháng trước là: Sơn La tăng 36,4%; Vĩnh Phúc tăng 17,6%; Thái Bình tăng 16,8%; Hà Giang tăng 14,2%; Kiên Giang tăng 12,5%; Bắc Kan tăng 11,2%; Hòa Bình tăng 9,8%; Yên Bái tăng 9,6%; Sóc Trăng tăng 9,5%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 6,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,6% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,7%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,3%; khai thác quặng kim loại tăng 16,9%; dệt tăng 14,5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 13,6%; sản xuất kim loại tăng 13,0%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 2,7%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim khác giảm 2,5%; khai thác than cứng và than non giảm 1,2%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương và giảm ở 9 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
IIP tăng 6,18% trong quý I/2024 Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình sản xuất công nghiệp cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 3/2024 tăng tới 20% so với tháng trước tương đương tăng 4,1% so với cùng kỳ kéo theo cả quý I/2024 có giá trị tăng thêm ước tính tăng 6,18%. |
D.Q
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
-
Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
-
Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên