Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

Công nghiệp than khẳng định vị thế, vai trò chủ lực

08:52 | 10/10/2024

28 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những năm đầu thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, sản xuất than toàn ngành mới chỉ đạt ngưỡng 7 triệu tấn than/năm. Đến nay, sản lượng than bình quân của TKV đạt từ 40-45 triệu tấn/năm, tăng gần 7 lần. TKV đã và đang bảo đảm vai trò cung ứng năng lượng cho các ngành sản xuất trọng điểm, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó khẳng định vai trò, vị thế của TKV - Tập đoàn kinh tế trụ cột của Việt Nam về năng lượng và là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ.
Công nghiệp than khẳng định vị thế, vai trò chủ lực

Từ đổi mới đến hiệu quả

Bằng quyết tâm và trách nhiệm chính trị bảo đảm cung ứng than cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tổng công ty Than Việt Nam trước đây, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) không ngừng tìm tòi, nghiên cứu đổi mới công nghệ khai thác, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật theo hướng “3 hóa: Cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa”, từng bước lựa chọn và áp dụng những mô hình khai thác phù hợp và hiệu quả. Đây có thể coi là “chìa khóa” đổi mới diện mạo của ngành Than ngày hôm nay. Theo đó, TKV đã tập trung thực hiện các dự án phát triển mỏ than, cảng biển; tăng cường giải pháp xuống sâu các mỏ theo tiến độ đã phê duyệt, bảo đảm ra than theo kế hoạch; đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng than nhập khẩu, nâng cao hiệu quả chế biến, pha trộn than, bảo đảm cung ứng cho khách hàng, nhất là các nhà máy nhiệt điện. Tận dụng tối đa khả năng khai thác lộ thiên ở những mỏ có điều kiện cho phép, tập trung phát triển các mỏ hầm lò có công suất lớn.

Đồng thời, TKV cũng đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa cơ mỏ, thu thập tài liệu địa chất vỉa than, cơ học đá, tổng hợp và phân tích các đặc điểm về vách trụ vỉa, đánh giá điều kiện địa chất kỹ thuật các vỉa than có khả năng áp dụng công nghệ giới hóa khai thác than, hiện đại hóa sản xuất, chủ yếu tập trung tại Quảng Ninh nhằm nâng cao năng suất khai thác than.

Từ năm 1997, TKV chỉ đạo áp dụng thủy lực hóa tất cả các lò chợ trong các mỏ hầm lò bằng cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giá khung di động và dàn chống tự hành thay thế lò chợ chống gỗ có năng suất thấp. Có thể nói, thủy lực hóa khâu chống giữ lò chợ là thành tựu lớn và đặc biệt quan trọng của TKV trong suốt 30 năm qua để nâng cao sản lượng khai thác than hầm lò, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, tạo tiền đề cho việc đưa các thiết bị cơ giới hóa tiên tiến, hiện đại hơn vào áp dụng tại mỏ hầm lò.

Công nghiệp than khẳng định vị thế, vai trò chủ lực
Đổi mới công nghệ khai thác hầm lò

Để hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò, từ năm 2002, các mô hình công nghệ khai thác bán cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ đã được triển khai áp dụng. Năm 2003, CGH ĐB đào lò than lần đầu tiên được nghiên cứu, lựa chọn đưa vào áp dụng tại Công ty Than Mông Dương, sau đó, được triển khai áp dụng rộng rãi tại các đơn vị sản xuất than hầm lò.

Công nghiệp than khẳng định vị thế, vai trò chủ lực

Đến nay, các mỏ hầm lò của TKV đã và đang áp dụng nhiều công nghệ khai thác hiện đại, tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu: đào lò, khai thác, thông gió và kiểm soát khí mỏ, thoát nước mỏ... Trong toàn TKV đã có 12 dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ hạng nặng, hạng trung, hạng nhẹ ở 8/13 đơn vị khai thác hầm lò. Trong đó có 4 dây chuyền lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa, 7 dây chuyền lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạ trần than nóc và 1 dây chuyền cơ giới hóa sử dụng tổ hợp 2ANSH. Nhìn chung, các lò chợ cơ giới hóa đều đã đạt sản lượng và năng suất cao, nâng cao mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tỷ lệ than khai thác bằng hệ thống cơ giới hóa đồng bộ ngày càng tăng, tỷ lệ tổn thất than trong khai thác ngày một giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên.

Về đào chống lò từ chủ yếu là khoan bắn mìn và xúc bốc thủ công, trong những năm qua đã từng bước cơ giới hóa các công đoạn. Đặc biệt là từ 2019 đến nay đã đầu tư và đưa vào sử dụng 13 dây chuyền CGH đồng bộ đào lò than bằng máy EBH-45; và các thiết bị phục vụ đào lò như: máy khoan xúc đa năng, các chủng loại máy xúc hầm lò và thiết bị chống lò neo.

Song song đó, TKV đã từng bước tự chủ thiết kế và thi công các mỏ hầm lò giếng đứng. Nếu như trước đây, các mỏ than hầm lò công suất trên 300.000 tấn/năm do chuyên gia nước ngoài thiết kế, thì nay với năng lực và chuyên môn cao của những người thợ ngành Than, các đơn vị trong TKV đã tự đảm nhận thiết kế (trong vai trò tổng thầu) và thi công hàng loạt mỏ mới mở vỉa bằng lò bằng và giếng nghiêng, kể cả những giếng nghiêng có công suất lớn, khai thác ở độ sâu âm đến 300m, mỏ hiện đại, mở vỉa bằng giếng đứng.

Mặt bằng công nghiệp mỏ Hà Lầm
Mặt bằng công nghiệp mỏ Hà Lầm

Nổi bật là xây dựng mỏ hầm lò Núi Béo với công suất thiết kế 2 triệu tấn than/năm, giao cho Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin làm tổng thầu tư vấn thiết kế, Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 - Vinacomin làm tổng thầu thi công, hệ thống trục tải giếng đứng và các thiết bị công nghệ khai thác giao cho Công ty Chế tạo máy - Vinacomin chế tạo với sự hỗ trợ của các đơn vị và chuyên gia nước ngoài. Hay như Công ty Than Hạ Long là chủ đầu tư dự án đầu tư khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II-IV mở vỉa bằng 3 giếng đứng có quy mô lớn, sâu nhất do CBCNV ngành Than chủ động thiết kế và thi công với sự hỗ trợ của các đơn vị và chuyên gia nước ngoài. Từ kinh nghiệm đó, các đơn vị trong TKV tiếp tục thiết kế, thi công nhiều dự án mỏ khác.

Moong than lộ thiên
Moong than lộ thiên

Về vận tải thiết bị, vật liệu từ thủ công bán cơ giới đến nay đã cơ bản đầu tư cơ giới hóa toàn bộ các khâu vận tải. Các hệ thống tời trục thủy lực, hệ thống monoray diezel, hệ thống monoray khí nén, tời cáp treo vô cực chở người và hệ thống toa xe chở người được kéo bởi đầu tàu điện trên đường ray phủ hầu hết khai trường mỏ để vận chuyển vật tư, thiết bị và chở người.

TKV cũng đã và đang đầu tư các thiết bị bốc xúc, vận tải có tải trọng lớn để nâng năng lực bốc xúc, vận tải như: máy xúc có dung tích gầu 12m3, xe ô tô khung cứng và khung mềm có tải trọng đến 96 tấn; phối hợp thử nghiệm xe ô tô điện vận chuyển đất đến 130 tấn của hãng Belaz… giúp tăng năng suất thiết bị, giảm chi phí bốc xúc và vận chuyển. Từng bước tiến tới tăng năng lực tự làm: khâu vận chuyển đạt > 70%; Khâu bốc xúc và khoan đạt 100%. Liên tục đổi mới công nghệ nổ mìn, liên thông hệ thống khai thác để tạo ra các khai trường lộ thiên công suất lớn và băng tải hóa công tác vận chuyển. Hiện nay trình độ kỹ thuật công nghệ của các mỏ lộ thiên đã đạt mức độ tiên tiến, theo kịp được công nghệ khai thác lộ thiên trên thế giới.

Công nghiệp than khẳng định vị thế, vai trò chủ lực
Mặt bằng sản xuất Công ty Tuyển than Cửa Ông

TKV đã đầu tư duy trì, cải tạo các nhà máy sàng tuyển than hiện có, đồng thời nâng cấp, đầu tư mới các nhà máy sàng tuyển than theo đó nâng cao khả năng tự động hóa và bảo đảm đáp ứng năng lực sàng tuyển than phục vụ sản xuất.

Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống băng tải để vận chuyển than từ khu vực khai khác đến các nhà máy sàng tuyển và từ kho than, các nhà máy sàng tuyển đến các điểm tiêu thụ… Hiện nay hệ thống sàng tuyển, vận tải ngoài của TKV đã khá hoàn thiện, về cơ bản không còn sử dụng ô tô để vận chuyển than mà được thay thế bằng các hệ thống vận tải băng tải được tự động hóa, điều khiển tập trung, từng bước bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, áp dụng tự động hóa nhiều khâu trong quản lý khai thác mỏ, góp phần bảo đảm an toàn và hiện đại hóa điều hành sản xuất của các nhà quản lý mỏ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Linh hoạt mô hình “Sản xuất và thương mại than”

Giai đoạn 2014 - 2023, TKV đã chủ động trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, từng bước xây dựng, triển khai và tiếp tục hoàn thiện mô hình “Sản xuất và thương mại than” nhằm bảo đảm cung cấp than cho nền kinh tế, đặc biệt là than cho sản xuất điện, nâng cao giá trị kinh doanh than theo hướng sản xuất tối đa các loại than chất lượng cao; khai thác tối đa lợi thế của Tập đoàn, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên trong việc pha trộn than nhập khẩu và than sản xuất trong nước.

Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, nhu cầu than trong nước tăng cao. Để đáp ứng việc cung cấp than trong nước theo các hợp đồng dài hạn đã ký với khách hàng, TKV đã nhập khẩu than khối lượng lớn, đặc biệt là các năm 2019, 2020, 2023, 2024 (trong đó năm 2019 đạt 6,5 triệu tấn; 2020 đạt 9,7 triệu tấn; 2023 đạt 9,2 triệu tấn và dự kiến năm 2024 nhập khẩu khoảng 14,3 triệu tấn). Riêng năm 2021, kế hoạch nhập khẩu than là 1,4 triệu tấn nhưng TKV không nhập khẩu than để tập trung tiêu thụ than tồn kho năm trước chuyển sang và tiêu thụ than sản xuất.

TKV đã xác định rõ nhu cầu sử dụng than của thị trường trong nước, bảo đảm nguồn cung theo các hợp đồng dài hạn đã ký kết với EVN, Petrovietnam, xi măng, phân bón hóa chất…; từng bước xây dựng được cơ chế giá than cho điện theo thị trường với các phương án tối ưu, bảo đảm cung cấp than ổn định với các nguồn than đa dạng gồm than trong nước, than pha trộn nhập khẩu (giữa than trong nước với than nhập khẩu).

Cơ chế điều hành trong kinh doanh than được tổ chức thực hiện theo hướng thị trường, bảo đảm cung cầu than; xây dựng và hoàn thiện các quy định về thương mại than gắn với yêu cầu phải bảo đảm việc giải quyết các thủ tục nhanh nhất, phân cấp, phân quyền theo cơ chế mở, linh hoạt và kịp thời, đồng thời cũng phải bảo đảm sự công khai, minh bạch theo các quy định của Chính phủ và luật pháp.

Phút hội ý giữa ca
Phút hội ý giữa ca
Quyết tâm sản xuất an toàn hiệu quả
Quyết tâm sản xuất an toàn hiệu quả

Theo đó, than tiêu thụ nội địa tăng từ khoảng 30,5 triệu tấn năm 2014 (chiếm 78,2% tổng lượng than tiêu thụ) lên 46,7 triệu tấn năm 2023 (chiếm 96,3% tổng lượng than tiêu thụ), tăng gấp trên 1,5 lần so với năm 2014. Trong đó than chủ yếu cho sản xuất điện có tốc độ tăng lớn, về khối lượng tăng 2,3 lần từ xấp xỉ 17 triệu tấn năm 2014 lên khoảng 39 triệu tấn vào 2023, về tỉ trọng tăng từ 56% lên 84% tổng lượng than tiêu thụ trong nước.

Than xuất khẩu giảm từ 8,5 triệu tấn năm 2014 xuống còn dưới 1,0 triệu tấn năm 2023 do chủ trương hạn chế xuất khẩu than của Chính phủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong nước. Trong giai đoạn này, việc xuất khẩu than phải được phê duyệt hạn mức xuất khẩu theo từng năm của Chính phủ dẫn đến không chủ động được sản xuất, khó đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng theo thị trường. Từ năm 2024, Chính phủ đã chỉ đạo phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than 2 năm cho TKV.

Công tác nhập khẩu than của TKV đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng than tăng lên của nền kinh tế, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Than và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia.

Mới đây, theo Quyết định về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TKV và Tổng công ty Đông Bắc chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển bền vững ngành Than; thực hiện tốt vai trò là những đầu mối chủ đạo trong việc cung cấp than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, đặc biệt là cho sản xuất điện. TKV và Tổng công ty Đông Bắc tích cực chủ động tìm kiếm và phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực, có công nghệ phù hợp nghiên cứu đầu tư lựa chọn công nghệ, lựa chọn phương pháp thăm dò thích hợp để triển khai các đề tài, đề án, dự án khai thác thử nghiệm và tiến tới khai thác công nghiệp hiệu quả bể than sông Hồng.

TKV hiện là Tập đoàn sản xuất than lớn nhất Việt Nam với 20 đơn vị thành viên sản xuất hầm lò và lộ thiên. Than do TKV sản xuất là than Antraxite với nhiều chủng loại, phù hợp làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như luyện thép, sản xuất điện, xi măng, phân bón, hóa chất… và phục vụ dân dụng. Tính đến nay, TKV đã khai thác trên 960 triệu tấn than, đào trên 6,5 nghìn km đường lò và bóc xúc trên 4,2 tỷ m³ đất đá. Sản lượng than bình quân đạt 40 triệu tấn/năm.

P.V

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps