Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công bố dự thảo Thông tư Made in Vietnam

19:48 | 01/08/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo Thông tư Made in Vietnam, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự thảo Thông tư quy định về hàng hóa gắn xuất xứ Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

cong bo du thao thong tu made in vietnam
Vinamilk 20 năm liền là hàng Việt Nam chất lượng cao.

Các phương pháp xác định xuất xứ chủ yếu của thế giới như xuất xứ thuần túy (WO), hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới đều được áp dụng trong dự thảo Thông tư.

Thông tư chỉ rõ, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó khi đáp ứng quy định tại Thông tư này. Tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; Hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; Sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; Chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; Chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác...

Cục Xuất nhập khẩu khẳng định, về nguyên tắc, Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43. Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ. Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc "gian lận xuất xứ", tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua. Dự thảo Thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.

Trước đó, thông tin về xuất xứ hàng hóa và việc xây dựng quy chuẩn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43/2017 của Chính phủ.

Nghị định ghi rõ nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Đồng thời, Nghị định cũng yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập.

Cụ thể, cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được gắn nhãn "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các quy định này đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Để khắc phục bất cập, ngày 29/6/2018, Bộ Công Thương đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ được nghiên cứu, xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về việc như thế nào thì một sản phẩm, hàng hóa được coi là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, đây là lần đầu tiên có quy định chi tiết về vấn đề ghi nhãn xuất xứ Việt Nam trên hàng hóa. Bộ Công Thương sẽ làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, đánh giá tác động nhiều chiều và sẽ chỉ trình cấp trên khi có cơ sở để tin rằng biện pháp này nhận được sự đồng tình cao của xã hội.

Do diện đối tượng chịu tác động của Thông tư rộng, nội dung tương đối phức tạp, Bộ Công Thương mong muốn nhận được ý kiến góp ý của đông đảo người dân và doanh nghiệp, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước hết là về sự cần thiết phải ban hành Thông tư, sau đó là về nội dung của Thông tư và về các tác động có thể có đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thành Công

cong bo du thao thong tu made in vietnam

Dự thảo quy định hàng “Made in Vietnam” sẽ công bố trong tháng 8
cong bo du thao thong tu made in vietnam

Gắn mác “made in Vietnam”, Asanzo chưa hẳn đã sai?
cong bo du thao thong tu made in vietnam

Tổng cục Hải quan: Nhiều doanh nghiệp nhập hàng nước ngoài ghi sẵn 'made in Vietnam'
cong bo du thao thong tu made in vietnam

Xuất xứ hàng hóa không quan trọng bằng chất lượng sản phẩm?
cong bo du thao thong tu made in vietnam

Vì sao dân buôn đua nhau nhập hàng ngoại về đội lốt “made in Vietnam”?

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 83,500
AVPL/SJC HCM 80,000 83,500
AVPL/SJC ĐN 80,000 83,500
Nguyên liệu 9999 - HN 81,000 81,900
Nguyên liệu 999 - HN 80,900 81,800
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 83,500
Cập nhật: 16/11/2024 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 80.900 ▲900K 82.600 ▲700K
TPHCM - SJC 80.000 83.500
Hà Nội - PNJ 80.900 ▲900K 82.600 ▲700K
Hà Nội - SJC 80.000 83.500
Đà Nẵng - PNJ 80.900 ▲900K 82.600 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 80.000 83.500
Miền Tây - PNJ 80.900 ▲900K 82.600 ▲700K
Miền Tây - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 80.900 ▲900K 82.600 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 80.900 ▲900K
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 80.900 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 80.800 ▲900K 81.600 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 80.720 ▲900K 81.520 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 79.880 ▲890K 80.880 ▲890K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 74.350 ▲830K 74.850 ▲830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 59.950 ▲670K 61.350 ▲670K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 54.240 ▲610K 55.640 ▲610K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 51.790 ▲580K 53.190 ▲580K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 48.530 ▲550K 49.930 ▲550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 46.490 ▲530K 47.890 ▲530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 32.700 ▲380K 34.100 ▲380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.350 ▲340K 30.750 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 25.680 ▲300K 27.080 ▲300K
Cập nhật: 16/11/2024 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,020 ▲10K 8,280
Trang sức 99.9 8,010 ▲10K 8,270
NL 99.99 8,045 ▲10K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,010 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,110 ▲10K 8,290
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,110 ▲10K 8,290
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,110 ▲10K 8,290
Miếng SJC Thái Bình 8,030 ▲30K 8,350
Miếng SJC Nghệ An 8,030 ▲30K 8,350
Miếng SJC Hà Nội 8,030 ▲30K 8,350
Cập nhật: 16/11/2024 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,965.78 16,127.05 16,644.42
CAD 17,607.85 17,785.71 18,356.29
CHF 27,830.10 28,111.22 29,013.05
CNY 3,425.24 3,459.84 3,570.83
DKK - 3,521.01 3,655.85
EUR 26,070.92 26,334.26 27,500.42
GBP 31,340.05 31,656.61 32,672.19
HKD 3,180.68 3,212.80 3,315.87
INR - 299.93 311.92
JPY 156.74 158.32 165.85
KRW 15.62 17.36 18.84
KWD - 82,452.28 85,748.60
MYR - 5,601.59 5,723.76
NOK - 2,233.34 2,328.16
RUB - 242.93 268.92
SAR - 6,748.19 6,996.23
SEK - 2,264.05 2,360.17
SGD 18,402.38 18,588.26 19,184.59
THB 642.56 713.95 741.29
USD 25,160.00 25,190.00 25,512.00
Cập nhật: 16/11/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,200.00 25,212.00 25,512.00
EUR 26,197.00 26,302.00 27,381.00
GBP 31,523.00 31,650.00 32,588.00
HKD 3,196.00 3,209.00 3,310.00
CHF 27,965.00 28,077.00 28,907.00
JPY 158.28 158.92 165.62
AUD 16,062.00 16,127.00 16,607.00
SGD 18,516.00 18,590.00 19,093.00
THB 706.00 709.00 739.00
CAD 17,717.00 17,788.00 18,284.00
NZD 14,586.00 15,066.00
KRW 17.30 18.98
Cập nhật: 16/11/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25268 25268 25512
AUD 16072 16172 16735
CAD 17725 17825 18376
CHF 28192 28222 29016
CNY 0 3477.7 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3648 0
EUR 26375 26475 27350
GBP 31631 31681 32784
HKD 0 3240 0
JPY 160.44 160.94 167.45
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.8 0
LAK 0 1.095 0
MYR 0 5952 0
NOK 0 2294 0
NZD 0 14709 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2336 0
SGD 18551 18681 19402
THB 0 673.8 0
TWD 0 782 0
XAU 8150000 8150000 8350000
XBJ 7700000 7700000 8300000
Cập nhật: 16/11/2024 23:00