Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công an điều tra việc mua bán tiền giả qua facebook

07:15 | 24/01/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện nay, trên Facebook xuất hiện rất nhiều tài khoản bán với rao hấp dẫn, 1 triệu tiền thật được 4 – 7 triệu tiền giả.

Chỉ cần đăng nhập vào mạng xã hội Facebook và gõ cụm từ “bán tiền giả” trong mục tìm kiếm, người sử dụng có thể thấy hàng chục tài khoản rao bán mặt hàng này, trong đó, có tài khoản mang tên cá nhân, có tài khoản là nhóm công khai hoặc nhóm kín.

Chất lượng tiền được quảng cáo giống 95% tiền thật, nhìn bề ngoài rất khó phát hiện trừ khi dùng máy soi; kèm theo đó là những hình ảnh về các cọc tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. Do vậy, rất nhiều khách hàng nảy lòng tham, đã vào các tài khoản trên để giao dịch.

cong an dieu tra viec mua ban tien gia qua facebook

Rất nhiều trang fanpage của facebook được lập ra rao bán tiền giả.

Thậm chí, để tạo lòng tin cho người mua, các đối tượng rao bán tiền giả còn đăng tải những hình ảnh, các gói bưu phẩm tiền giả được vận chuyển qua đường bưu điện tới khách hàng.

Tại tài khoản tên K.N, chủ nhân đã ngang nhiên quảng cáo: “1 triệu đồng tiền thật mua được 4 triệu tiền giả. Ai muốn kiếm tiền tiêu Tết, muốn mua xe, xây nhà… thì liên hệ ngay. Chỉ cần mỗi ngày “rửa” được 10 triệu thì 1 tháng sẽ kiếm được 300 triệu mà khỏi phải đi làm gì, chỉ việc ăn rồi tiêu tiền?!”.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của khá nhiều người với nhiều bình luận trái chiều. Bên cạnh ý kiến hưởng ứng, sẵn sàng đặt cọc để nhận tiền thì không ít người tỏ ý nghi ngờ.

Theo số điện thoại được đăng trên mạng, trong vai khách hàng, chúng tôi gọi điện hỏi mua tiền giả thì được người bên kia đầu dây tra hỏi khá kỹ về tên tuổi, quê quán, người giới thiệu… rồi lấy lý do có việc bận sau đó nhanh chóng… tắt máy.

cong an dieu tra viec mua ban tien gia qua facebook
Một lời chào mời mua tiền giả hấp dẫn được đăng công khai trên mạng xã hội

Thông thường, khách có nhu cầu sẽ đặt cọc trước, sau đó được giao tiền tận nơi. Hầu hết các đối tượng bán tiền giả đều khẳng định, tiền giả rao bán có hình thức giống tiền thật 99%, bằng mắt thường không thể phân biệt và đã được tiêu thụ ở nhiều nơi.

Bên cạnh đó, việc mua bán chủ yếu diễn ra trên mạng (chuyển tiền vào tài khoản hoặc thanh toán qua thẻ cào). Ngoài ra, để tạo niềm tin cho khách, các đối tượng còn hướng dẫn bên mua nên tiêu tiền với số lượng nhỏ lẻ, ở vùng ngoại thành, không tiêu ở những nơi có máy soi tiền như siêu thị, trung tâm thương mại lớn đề phòng bị phát hiện…

Do hám lợi tin vào những lời quảng cáo có cánh của các đối tượng, không ít khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản của bên bán tiền giả song chỉ ít phút sau, số điện thoại của bên bán sẽ… không liên lạc được, còn tài khoản facebook cũng bị chặn hoặc khóa.

cong an dieu tra viec mua ban tien gia qua facebook
Những chiêu trò dụ dỗ và lôi kéo người khác

Trao đổi với báo chí về những nội dung trên, Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội cho biết: “Cảnh sát công nghệ cao Công an TP Hà Nội đã vào cuộc, xác minh điều tra với không chỉ Facebook K.V. Tuy nhiên một thủ đoạn phổ biến của đối tượng lừa đảo khi bán hàng qua Facebook là sau khi nhận được tiền gửi chuyển khoản, chúng sẽ rút tiền và không giao lại “hàng”. Nếu vì tò mò hoặc thực sự có ý định mua bán tiền giả mà chuyển tiền vào tài khoản Facebook K.V, người dân sẽ lập tức bị chiếm đoạt tiền hoặc có thể bị xem xét xử lý hình sự nếu CQĐT làm rõ được trách nhiệm”.

Còn luật sư Hoàng Huy Được - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, Điều 23 Luật Ngân hàng đã quy định các hành vi bị cấm gồm: Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; hủy hoại đồng tiền trái pháp luật… Bộ luật Hình sự nêu rõ, người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì bị phạt tù từ 3-7 năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5-12 năm.

Cũng theo luật sư Hoàng Huy Được, tiền giả không chỉ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước mà còn gây ra tâm lý hoang mang trong nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rao bán tiền giả trên mạng xã hội là do lòng tham của một số cá nhân. Mặc dù khi rao bán tiền giả, các đối tượng thường khẳng định như đinh đóng cột rằng, tiền giả chỉ không thể “qua mặt” máy soi, nhưng trên thực tế, đã có nhiều vụ tiền giả bị phát hiện bằng mắt thường.

Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý cũng được đặt ra đối với những người mua, tiêu thụ tiền giả bởi họ chính là những người đồng lõa, có hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Do vậy, để tránh tiền mất, tật mang, mỗi người dân tuyệt đối không tham gia tiêu thụ và mua bán tiền giả, đồng thời nắm rõ các đặc điểm của tiền thật để hạn chế rủi ro khi tham gia các giao dịch. Khi nhận phải tiền giả hoặc phát hiện những người có hành vi tiêu thụ, buôn bán tiền giả cần nhanh chóng tới cơ quan công an trình báo.

Thảo Phượng