Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cơ hội đặc biệt cho thị trường khi Libya nối lại xuất khẩu dầu mỏ

09:07 | 11/10/2024

4,724 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quyết định khôi phục xuất khẩu dầu của Libya vào thời điểm căng thẳng giữa Israel và Iran đang ở mức cao nhất mọi thời đại là cơ hội thị trường độc đáo đối với Libya, theo báo cáo mới nhất về mối đe dọa an ninh hàng hải (MSTA) của Dryad Global, được phát hành vào tối thứ Hai.
Cơ hội đặc biệt cho thị trường khi Libya nối lại xuất khẩu dầu mỏ
Hình minh hoạ

“Thị trường dầu mỏ, vốn đã bất ổn do rủi ro địa chính trị, có thể chứng kiến ​​giá tăng đột biến đáng kể nếu các cuộc không kích của Israel tác động đến sản lượng dầu của Iran hoặc làm gián đoạn eo biển Hormuz”, báo cáo MSTA lưu ý.

“Việc Libya khôi phục xuất khẩu dầu, vốn trước đây đã bị dừng lại vì các tranh chấp chính trị nội bộ, trùng với thời điểm giá dầu toàn cầu có thể tăng, do lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung”, báo cáo cho biết thêm.

“Việc khôi phục này giúp Libya hưởng lợi từ giá dầu cao hơn, có khả năng tăng đáng kể doanh thu”, báo cáo tiếp tục.

“Tuy nhiên, phản ứng của thị trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi quy mô và tác động của bất kỳ cuộc giao tranh quân sự nào gần hoặc tại các cơ sở dầu mỏ của Iran, điều này có thể làm tăng đáng kể giá dầu hoặc gây ra sự thay đổi chiến lược trong các tuyến đường giao dịch dầu mỏ và mô hình tiêu thụ, nếu tình trạng gián đoạn kéo dài đủ lâu”, MSTA tiếp tục nêu rõ.

Dryad cảnh báo trong MSTA rằng xung đột Trung Đông đã leo thang đáng kể, “tạo ra một tình hình phức tạp và bất ổn”.

“Cuộc xung đột đã lan sang nhiều mặt trận, bao gồm Lebanon, Yemen, Syria và Iraq, với cuộc tấn công bằng tên lửa trực tiếp của Iran vào Israel báo hiệu sự sẵn sàng tham gia một cách công khai hơn”, báo cáo lưu ý.

“Sự tham gia của Hezbollah, Houthis và các nhóm ủy nhiệm khác đã làm leo thang xung đột, đặt các chiến lược quân sự và chính trị của Israel vào thử thách”, báo cáo cho biết.

Trong một báo cáo gửi tới AFP vào ngày 3/10, các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence lưu ý rằng, mối thù giữa các Chính phủ miền đông và miền tây đối địch ở Libya để giành quyền kiểm soát ngân hàng trung ương đã hạn chế sản lượng dầu thô của nước này hơn 500.000 thùng mỗi ngày.

Các nhà phân tích nhấn mạnh trong báo cáo rằng, mức sản lượng này bằng “một nửa sản lượng trước khi xảy ra bế tắc và 0,5% nguồn cung toàn cầu”. Họ cũng chỉ ra, “thoả thuận để bổ nhiệm thống đốc ngân hàng trung ương mới có thể chấm dứt lệnh phong tỏa”.

Trong một báo cáo gửi tới AFP vào ngày 4/10, Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa chính tại Skandinaviska Enskilda Banken AB (SEB), đã nhấn mạnh rằng Libya “sắp khôi phục khai thác trong những ngày tới”.

“Sản lượng của nước này đã giảm xuống dưới 450.000 thùng mỗi ngày vào tháng 8 và trung bình đạt 600.000 thùng mỗi ngày vào tháng 9”, ông Schieldrop cho biết trong báo cáo.

“Sản lượng có khả năng sẽ nhanh chóng trở lại mức khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày khi những bất đồng chính trị nội bộ tạm thời được giải quyết”, ông nói thêm.

Trong báo cáo, ông Schieldrop đã nêu rõ rằng thị trường dầu mỏ đang “căng thẳng chờ đợi động thái tiếp theo của Israel chống lại Iran”.

Ông cảnh báo trong báo cáo rằng, nếu toàn bộ năng lực xuất khẩu dầu của Iran bị cắt giảm, thì thế giới sẽ mất khoảng 1,7 triệu thùng dầu thô xuất khẩu của Iran mỗi ngày, cũng như 0,5 triệu thùng dầu ngưng tụ xuất khẩu mỗi ngày.

“OPEC+ hiện nắm giữ công suất dự phòng là 5-6 triệu thùng mỗi ngày, riêng Ả Rập Xê Út có thể nâng sản lượng lên 2-3 triệu thùng mỗi ngày”, ông cho biết trong báo cáo.

“UAE, Iraq và Kuwait có thể nâng sản lượng lên 1,5 đến 2,0 triệu thùng mỗi ngày, và Nga là 1,0 triệu thùng mỗi ngày, vì vậy thế giới sẽ không cạn kiệt dầu ngay cả khi xuất khẩu dầu của Iran bị cắt giảm hoàn toàn”, ông nói thêm.

“Nhưng công suất dự phòng sẽ thấp hơn nhiều, và điều đó sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn. Nhưng nếu xuất khẩu của Iran bị cắt giảm thì chúng ta sẽ nói đến tình trạng hỗn loạn hoàn toàn xung quanh Eo biển Hormuz”, ông nói tiếp.

“Và giá dầu sẽ tăng đáng kể và vượt quá 100 USD một thùng, do nguy cơ leo thang hơn nữa có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu qua eo biển Hormuz, nơi vận chuyển gần 20% tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới”, ông nói thêm.

Các phe phái đối địch của Libya tiếp tục đàm phán trong bối cảnh bế tắc khai thác dầu mỏCác phe phái đối địch của Libya tiếp tục đàm phán trong bối cảnh bế tắc khai thác dầu mỏ
Libya khôi phục sản lượng, gây thêm áp lực giảm giá dầu thôLibya khôi phục sản lượng, gây thêm áp lực giảm giá dầu thô
Sản lượng dầu của Libya trở lại mạnh mẽ sau bế tắc chính trịSản lượng dầu của Libya trở lại mạnh mẽ sau bế tắc chính trị

Nh.Thạch

AFP