Có gì trong căn hầm bí mật dưới khách sạn Metropole?
Sau khi đào sâu hơn hai mét vào lòng đất và khối bê tông cốt thép kiên cố, đội thi công phải khoan qua trần bê tông dày 278 mm, từ đây mở ra một hành lang ngập nước, một vài căn phòng và cầu thang dẫn xuống hầm. Hồi tháng 8, Tổng Giám đốc của khách sạn ông Kai Speth và Giám đốc Kỹ thuật đã cho khoan một lỗ rộng một mét vuông ngay trên nóc hầm và phát hiện diện tích hầm rộng chừng 40 mét vuông.
Ở đây, họ tìm thấy một chai rượu cũ, những chiếc bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, ống dẫn khí, những dấu viết vẽ trên tường và đâu đó trong không gian này còn phảng phất dấu ấn của cuộc chiến tranh đã kết thúc gần bốn thập kỷ qua, gợi lại ký ức về hầm trú ẩn này qua những trận bom khốc liệt mùa đông năm 1972.
“Trong cuốn lịch sử khách sạn, chúng tôi có câu chuyện kể về Joan Baez, một ca sĩ nhạc dân gian người Mỹ đã từng trú ẩn dưới căn hầm này suốt thời bom đạn mùa đông năm ấy, và cũng tại đây cô sánh vai với một nhạc công guitar người Việt cất cao tiếng hát”, ông Speth cho hay. "Trước đây chúng tôi vẫn biết là trong khách sạn có một căn hầm trú ẩn từ thời chiến tranh, nằm đâu đó trong vườn, giữa hồ bơi và bar Le Club, nhưng việc xác định vị trí chính xác ở đâu không hề dễ; cho đến khi Giám đốc Kỹ thuật của chúng tôi cố gắng đóng cọc móng cho Bamboo Bar trong giai đoạn nâng cấp tháng 8 năm 2011 thì mới tình cờ phát hiện căn hầm”.
Khách sạn vẫn chưa quyết định cách tốt nhất để sử dụng không gian ngầm này, nhưng ông Speth chắc chắn rằng phải làm một cái gì đó có ý nghĩa cho nơi mang đầy giá trị lịch sử quý giá này, ví như biến nơi đây thành một bảo tàng nho nhỏ ngay giữa lòng khách sạn để giúp nhân viên nhiều thế hệ, những người quan tâm hay khách lưu trú hiểu hơn về một dân tộc Việt Nam anh hùng và những gì người dân Việt Nam đã làm trong thời kháng chiến.
Ngày nay, khách du lịch đặc biệt quan tâm đến những công trình xây dựng dưới lòng đất đã đóng góp vào chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Ví dụ tại địa đạo Củ Chi ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể khám phá những lối đi nhỏ trong hệ thống đường hầm dài tới 200 cây số. Hay ở Quảng Trị, gần khu phi quân sự, du khách cũng có thể ghé thăm địa đạo Vịnh Mốc. Nơi đây, toàn bộ ngôi làng này đã được tái định cư trong địa đạo và đây chính là chiến hào chống lại bom Mỹ.
Hầm trú ẩn của khách sạn Metropole khó có thể so sánh với hai địa điểm danh tiếng trên, vẫn có thể được coi một biểu tượng của Việt Nam thời bom đạn gian khổ. Ông Speth cho biết: “Chúng tôi chưa từng thấy có một khách sạn nào khác ở Việt Nam hay nước ngoài có được một hầm trú ẩn cho khách và nhân viên đáng giá như thế này”.
Khách sạn Metropole đã xuất hiện trên trang bìa Tạp chí Life, xuất bản ngày 7 tháng 4 năm 1967, là một khách sạn nằm trong khu vực chiến tranh. Tạp chí đăng hình ảnh một hàng hầm cá nhân sâu tới 1 mét rưỡi, ngay trên vỉa hè phía ngoài khách sạn, nay chính là quán cà phê La Terrasse mặt phố Lê Phụng Hiểu. Những hầm cá nhân này không thông với căn hầm trú ẩn của khách sạn nhưng đã tái hiện một phần cuộc sống của người dân thành phố trong thời gian bị máy bay Mỹ bao vây.
Một mặt, những dấu tích, thông tin để kết nối với một thời khói lửa quá mong manh. Nếu từng có những ghi chép về hoạt động của khách sạn thời kỳ chiến tranh thì có lẽ bây giờ cũng không còn nữa. Tuy vậy, có lần ông Speth đã được trò chuyện với một nhà ngoại giao Canada, người từng trú tại căn hầm của khách sạn Metropole trong thời chiến.
Mặt khác, những phỏng đoán về hầm trú ẩn này cũng đã được hình thành từ nhiều năm. Bằng chứng là khách sạn đã phải thu gọn diện tích bể bơi do được nhận định là nằm nối liền với căn hầm này.
Giờ đây, khi hầm trú ẩn được tìm ra, những thắc mắc về nó ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Ví dụ, ai là Bob Devereaux, người đã viết tên mình trên bức tường xi măng dưới căn hầm này ngày 17 tháng 8 năm 1975? Và đó có phải là ngày căn hầm bị bịt kín hay không?
Để xuống được căn hầm trú ẩn này, khách sạn đã phải bơm nước trong hầm ra ngoài trong suốt một tuần liên tục, cho đến khi mực nước chỉ còn 20 cm. Ông Speth đã lội nước với quần soóc, mang ủng cao su và mặc chiếc áo phông cũ – bộ đồ ông sử dụng trong một vài lần thăm hầm sau đó.
Ông Speth cho biết: “Tôi đã mặc bộ vest và đeo chiếc cà vạt hàng ngày trong suốt 30 năm làm việc trong ngành khách sạn, và có lẽ sẽ tiếp tục trong 15 đến 20 năm nữa. Nhưng lúc này là cơ hội tôi được trải nghiệm những khám phá tương tự như Indiana Jones trong loạt phim hành động lừng danh, ai mà không muốn làm thế cơ chứ!”.
Khai trương năm 1901, Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội được coi là một trong các khách sạn chuẩn mực của châu Á.
Để xuống được căn hầm trú ẩn này, khách sạn đã phải bơm nước trong hầm ra ngoài trong suốt một tuần liên tục, cho đến khi mực nước chỉ còn 20 cm.
Hồi tháng 8, Tổng Giám đốc của khách sạn ông Kai Speth và Giám đốc Kỹ thuật đã cho khoan một lỗ rộng một mét vuông ngay trên nóc hầm và phát hiện diện tích hầm rộng chừng 40 mét vuông.
Ở đây, họ tìm thấy một chai rượu cũ, những chiếc bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, ống dẫn khí, những dấu viết vẽ trên tường và đâu đó trong không gian này còn phảng phất dấu ấn của cuộc chiến tranh đã kết thúc gần bốn thập kỷ qua, gợi lại ký ức về hầm trú ẩn này qua những trận bom khốc liệt mùa đông năm 1972.
Khách sạn vẫn chưa quyết định cách tốt nhất để sử dụng không gian ngầm này, nhưng ông Speth chắc chắn rằng phải làm một cái gì đó có ý nghĩa cho nơi mang đầy giá trị lịch sử quý giá này, ví như biến nơi đây thành một bảo tàng nho nhỏ ngay giữa lòng khách sạn để giúp nhân viên nhiều thế hệ, những người quan tâm hay khách lưu trú hiểu hơn về một dân tộc Việt Nam anh hùng và những gì người dân Việt Nam đã làm trong thời kháng chiến.
Quang Phong
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Petrovietnam và Zarubezhneft trao văn kiện hợp tác
-
[VIDEO] Thủ tướng đến Nga dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện