Chuyện lỗ giả - lãi thật
Theo kết luận của Thanh tra Tổng cục Thuế, Metro Việt Nam bắt đầu đi vào kinh doanh từ ngày 28-3-2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD. Trải qua 6 lần thay đổi giấy phép, tổng vốn đầu tư bổ sung đến tháng 5-2013 là hơn 301 triệu USD. Mạng lưới hệ thống bao gồm 1 trụ sở chính, 15 chi nhánh (bao gồm 19 trung tâm) và 1 kho trung chuyển trải dọc 16 tỉnh, thành cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2002-2013 đơn vị này kê khai lỗ với tổng số tiền 1.657 tỉ đồng và chỉ duy nhất 1 năm lãi 173 tỉ đồng. Việc báo lỗ triền miên của công ty này gây ra “nghi án” chuyển giá suốt thời gian vừa qua kéo theo sự vào cuộc của thanh tra thuế để làm rõ các vi phạm.
“Ông lớn” trong ngành nước giải khát đến Việt Nam đầu tư từ năm 1991 |
Keangnam Vina từng bị đồn là phá sản và rao bán Tòa nhà Keangnam Việt Nam 800 triệu USD, từng bị truy thu thuế tại Việt Nam lên đến 95,2 tỉ đồng cũng từng báo 5 năm. Năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu vận hành, với doanh thu đạt trên 5.200 tỉ đồng, công ty này vẫn báo lỗ 140 tỉ đồng.
Tương tự, “ông lớn” trong ngành nước giải khát đến Việt Nam đầu tư từ năm 1991 nhưng phải đến 16 năm sau (năm 2007) DN này mới báo lãi với tổng thu nhập chịu thuế thu nhập DN là 58 tỉ đồng. Tuy nhiên năm 2008, Pepsico lại kêu lỗ 58 tỉ đồng. Đến năm 2009 DN này khai lãi 141 tỉ đồng. Bước sang năm 2010, lũy kế tính đến ngày 31-12-2010, Pepsico lỗ 1.206 tỉ đồng. Câu chuyện lỗ lãi của Pepsico thay đổi liên tục qua từng năm để rồi theo thống kê từ năm 2009 cho đến 2013 Pepsico chỉ phải nộp thuế thu nhập DN là 40,2 tỉ đồng. Cũng giống như nhiều “ông lớn FDI” khác, dù liên tục kêu lỗ nhưng Pepsico vẫn liên tục khai trương các nhà máy mới với vốn đầu tư nhiều triệu USD.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, năm 2011, qua thanh tra kiểm tra 921 DN giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế đã điều chỉnh giảm lỗ 6.617 tỉ đồng; truy thu và phạt 1.669 tỉ đồng; năm 2012, thanh tra kiểm tra 2.027 DN, điều chỉnh giảm lỗ 3.703,6 tỉ đồng, truy thu và phạt 683,5 tỉ đồng, giảm khấu trừ gần 202 tỉ đồng; năm 2013, thanh tra kiểm tra 2.110 DN, điều chỉnh giảm lỗ 4.192 tỉ đồng, truy truy thu, truy hoàn và phạt vi phạm hành chính 988 tỉ đồng; giảm khấu trừ 137 tỉ đồng.
Năm 2014, cơ quan thuế đã tập trung thanh tra kiểm tra 2.866 DN giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá; điều chỉnh giảm lỗ hơn 5.830 tỉ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt vi phạm hành chính gần 1.701 tỉ đồng. Còn năm 2015, số DN giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá được cơ quan thuế thanh tra kiểm tra là 4.751 đơn vị, số tiền điều chỉnh giảm lỗ là trên 10.050 tỉ đồng; số tiền truy thu, truy hoàn và phạt gần 1.063 tỉ đồng và giảm khấu trừ gần 303 tỉ đồng.
Theo TS Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì, hành vi chuyển giá của một số DN FDI tại Việt Nam sẽ để lại các hậu quả xấu trong hoạt động của khu vực FDI, như làm thất thu ngân sách, cạnh tranh không lành mạnh, tạo sức ép lên các DN tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế… nhưng từ việc xác định có hiện tượng, có hành vi chuyển giá để đi đến một quyết định có tính pháp lý là một việc cực kỳ khó. Vì vậy, cần có sự phối hợp hành động chặt chẽ của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính, thuế, thương mại, hải quan… ở Trung ương và địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng giám sát hoạt động của DN FDI, mới có thể ngăn chặn hiệu quả hành vi chuyển giá tại một số DN FDI.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh thanh tra kiểm tra chống chuyển giá. Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế cho biết, “vấn đề này liên quan đến chi ngân sách Nhà nước nên chưa thể thực hiện ngay được”.
Xem ra, cuộc chiến chống chuyển giá vẫn còn lắm gian nan!
NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ l Một hiện tượng phổ biến khác của chuyển giá là việc các DN trong quá trình sản xuất - kinh doanh kê khai giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng các chi phí khác (chi phí quảng cáo, khuyến mại), nhằm triệt tiêu lợi nhuận. l Sử dụng chi phí trả lãi tiền vay cũng là một cách làm khác mà các DN FDI sử dụng. Công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty ở Việt Nam báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi. Việc này được DN coi là trả lãi tiền vay. Nên khi DN bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãi. Phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã chuyển hết ra ngoài cho công ty mẹ. Lựa chọn một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có mức thuế suất thu nhập DN thấp để làm địa điểm đặt trụ sở đăng ký đầu tư vào Việt Nam, bán sản phẩm cho công ty mẹ tại các quốc gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại Việt Nam. Sau đó, bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi. |
Thắng Phan
Năng lượng Mới 539
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ