Chuyên gia Nga: UNCLOS có giá trị chiến lược quan trọng trong vấn đề Biển Đông
Đông đảo các chuyên gia, học giả nghiên cứu về khu vực và Biển Đông của các trung tâm nghiên cứu thuộc VHLKHN đã tham dự sự kiện này.
Chuyên gia Nga đánh giá cao Việt Nam về giải quyết tranh chấp trên biển Đông. |
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Giám đốc Viện Đông phương học Valentin Tsunlievich Golovachev cho rằng, trong bối cảnh chia rẽ và phân mảnh các mối quan hệ quốc tế toàn cầu, không gian tồn tại chung trên đất liền và trên biển hiện nay đang có sự biến đổi.
Hội thảo này là diễn đàn để cộng đồng chuyên gia thảo luận và đưa ra những khuyến nghị hữu ích nhằm giải quyết các điểm nóng toàn cầu bằng biện pháp hoà bình.
Qua gần 10 báo cáo tham luận được trình bày và các cuộc thảo luận sôi nổi, các đại biểu nhất trí cho rằng, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là văn bản chiến lược quan trọng trong quá trình tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh đó, nhiều diễn giả cũng đánh giá cao hiệu quả của Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sự cần thiết phải tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Theo Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học Dmitry Mosyakov, Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm ngày thông qua UNCLOS và qua đây, các học giả sẽ đúc rút những kinh nghiệm trong việc áp dụng một văn bản pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Ông Mosyakov đánh giá cao cách tiếp cận mang tính xây dựng của Việt Nam khi nhiều lần khẳng định, chỉ trên cơ sở luật pháp quốc tế của các tài liệu được quốc tế công nhận mới có thể giải quyết được những tranh chấp lãnh thổ phức tạp nhất.
Chuyên gia Pavel Gudev-Trưởng Nhóm nghiên cứu chính sách ở đại dương thế giới thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Nga-nhấn mạnh, xét từ khía cạnh luật pháp, UNCLOS là một văn bản quan trọng, là cơ sở để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, trên thực tế, để giải quyết triệt để những tranh chấp tại đây còn cần đến mong muốn và quyết tâm của tất cả các bên tranh chấp, nỗ lực liên tục đàm phán để từng bước tiến tới đồng thuận.
Theo Bảo Minh - Báo Quốc Tế
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ