Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất lao động
Hệ sinh thái số Việt Nam - Yếu và thiếu |
Doanh nghiệp tư nhân khó khăn số hóa |
Truyền cảm hứng “Chuyển đổi số - Cơ hội vàng của giới trẻ” |
Theo Cục Tin học hóa, công cuộc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, trong đó có thể kể đến những thách thức lớn như: các doanh nghiệp sẽ bị phá sản nhiều hơn nếu chậm chuyển đổi số, an ninh mạng, thiếu nhân lực, vấn đề bảo vệ tính riêng tư hay nguy cơ bị mất việc làm trong chuyển đổi số.
Tuy nhiên, chuyển đổi sẽ mang lại những cơ hội rất lớn để bứt phá, phát triển. Cụ thể nếu chuyển đổi số, năng suất lao động trong những năm tới sẽ tăng trung bình 8-10%. Trong khi không chuyển đổi số dự báo con số này chỉ là 5-6%.
“Khi tăng được năng suất lao động lên từ 8-10% nhờ chuyển đổi số, Việt Nam có khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất lao động |
Bên cạnh đó, cũng nhờ chuyển đổi số, Việt Nam sẽ có cơ hội để tiến hành thông minh hóa các lĩnh vực kinh tế xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ, đặc biệt là tăng cường và nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hiện nay, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam xếp thứ 77 trên thế giới, thứ 6 ASEAN. Nếu đẩy mạnh chuyển đổi số, theo đại diện Cục Tin học hóa, Việt Nam sẽ có khả năng đưa năng lực cạnh tranh quốc gia vươn lên đứng ở vị trí Top 3, Top 4 khu vực ASEAN trong thời gian tới.
Đề cập đến cơ hội trong chuyển đổi số, đại diện Cục Tin học hóa cho rằng, nhờ chuyển đổi số, sẽ công khai, minh bạch được hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần giảm tham nhũng. “Khi đó, chúng ta sẽ có được một Chính phủ hoạt động hiệu lực hiệu quả hơn và đặc biệt là nhờ chuyển đổi số có thể thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách số. Đó là những cơ hội rất lớn mà chuyển đổi số sẽ mang lại cho Việt Nam”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
Đánh giá về hiện trạng của Việt Nam, theo dự thảo Đề án chuyển số quốc gia, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy, quá trình đổi mới đã giúp đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, so với các nước phát triển hiện nay, Việt Nam vẫn là nước có mức thu nhập trung bình, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ thu nhập của người dân là năng suất lao động. Năng suất lao động người Việt Nam còn rất thấp, ngay cả so với các nước trong khu vực.
Như năng suất lao động bình quân của một người Việt Nam bằng 1/23 người Singapore, bằng 1/6 người Malaysia, bằng 1/3 người Thái Lan. Nguyên nhân chính của năng suất lao động thấp là năng lực người lao động (kiến thức, kỹ năng lao động) còn thấp, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh hạn chế.
Theo đánh giá về chỉ số nguồn nhân lực của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đối với các nước ASEAN năm 2016, 41% nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá có kỹ năng thấp, chỉ có 10% được đánh giá có kỹ năng cao. Báo cáo “Mức độ sẵn sàng cho tương lai của ngành sản xuất” được WEF công bố vào tháng 1/2018 cho thấy, Việt Nam không nằm trong nhóm các quốc gia sẵn sàng cho nền kinh tế sản xuất tương lai. Trong đó, một số chỉ số được đánh giá yếu kém như “Chỉ số công nghệ và đổi mới” xếp hạng thứ 90/100; chỉ số “Vốn con người” xếp hạng thứ 70/100.
Các chỉ số thành phần như “Tiếp thu công nghệ ở doanh nghiệp”, “Tác động của ICT đến dịch vụ và sản phẩm mới”, “Năng lực đổi mới” xếp hạng lần lượt là 78/100, 70/100 và 77/100.
Tổ chức Lao động Quốc tế cũng dự báo, khoảng 70% việc làm ở Việt Nam có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa trong hai thập kỷ tới. Việt Nam được xác định là quốc gia có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tỉ lệ cao nhân công làm việc trong các lĩnh vực may mặc, nông nghiệp và bán lẻ, đây là những ngành có rủi ro bị thay thế cao.
Chính vì vậy, Việt Nam phải tích cực trong công cuộc chuyển đổi số để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế.
Nguyễn Bách
-
Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Thủ tướng: Chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn
-
Thành phố Bà Rịa: Mít tinh hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Thủy sản Việt Nam duy trì sức hấp dẫn trên thị trường thế giới
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số