Chung tay chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Toàn cảnh Hội thảo |
Theo Ban Tổ chức, hiện vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.
Diễn giả của hội thảo là các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ những liên quan đến hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam; bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Từ những ý kiến, kiến nghị và đề xuất mà các doanh nghiệp đưa ra, các cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành sẽ nghiên cứu để từng bước hoàn thiện các quy định, các cơ chế chính sách trong phòng, chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cùng nhau chung tay đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng.
PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh - Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu (Đại học Thương mại Hà Nội) chia sẻ quan điểm rằng: “Việc chống hàng giả, hàng nhái cần phải được thực hiện từ tư duy đến hành động. Nói đến vấn đề chống hàng giả, chúng ta cần phải tiếp cận từ góc độ tư duy và thay đổi ngay từ trong tư duy; thay đổi tư duy của cơ quan quản lý, của các cơ quan chức năng, của cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng. Nếu không thay đổi tư duy, chúng ta không thể chống được hàng giả”.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, vấn nạn hàng giả không chỉ xảy ra ở nước ta mà còn là vấn nạn chung trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển. Ở nước ta hiện nay, tình trạng sản xuất buôn bán hàng giả đang ngày càng diễn biến phức tạp. Người tiêu dùng rất lúng túng trước một thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, nhưng thật, gải khó lường. Có thể thấy hàng giả xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. từ hàng tiêu dùng đến vật tư, máy móc, thiết bị, tiền, văn bằng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm…
Trước tình hình trên, ở góc độ một tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã rất quan tâm đến quyền được bảo đảm an toàn, bảo đảm quyền cung cấp thông tin, quyền được lụa chọn, bồi thường đối với người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, để đem lại động lực sáng tạo, thúc đẩy tiến bộ và phát triển xã hội, cần đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính và môi trường đầu tư, hy vọng rằng công tác đấu tranh chống sản xuất và kinh doanh hàng giả cần được đẩy mạnh hợ nữa thì nạn hàng giả sẽ bị khống chế và đẩy lùi.
Chủ tịch HĐQT PVGAS NORTH Trần Trọng Hữu phát biểu tại hội thảo |
Tại hội thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (PVGAS NORTH) Trần Trọng Hữu chia sẻ: “Trong hoạt động kinh doanh LPG thời gian qua trên thị trường có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm về điều kiện kinh doanh; về phòng cháy chữa cháy, kiểm định an toàn đối với thiết bị, bình gas; vi phạm về chai (bình) LPG về sang, chiết gas trái phép….
Ông Trần Trọng Hữu cho hay, nổi cộm nhất hiện nay trên thị trường là hành vi vi phạm về quyền sở hữu chai LPG như: thu gom chiếm giữ các bình gas của nhau, chiếm đoạt chai LPG để hoán cải, cắt tai, mài vỏ bình gas của chủ sở hữu, sang chiết gas trái phép vào chai LPG của chủ sở hữu. Các hành vi này gây náo loạn thị trường kinh doanh LPG làm thiệt hại về uy tín, về tài chính của chủ sở hữu, nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng, nhà nước thất thu thuế…
Chủ tịch HĐQT PVGAS NORTH Trần Trọng Hữu cũng kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước nên phối hợp chặt chẽ với hiệp hội gas Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh khí rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan diều chỉnh kịp thời những quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn công tác chống gian lận thương mại và hàng giả; xác định rõ những căn cứ pháp luật để quy định rõ chủ sở hữu chai LPG; cần xây dựng Thông tư quy định rõ hành vi, mức độ… đối với những vi phạm trong hoạt động kinh doanh gas thì phải chuyển qua xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự; và cần phải tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng gas an toàn cho người tiêu dùng và tuyên truyền nâng cao văn hóa kinh doanh của các thương nhân kinh doanh gas không thể chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà quên sự an toàn của người tiêu dùng, an ninh trật tự của xã hội dẫn đến cháy nổ.
Nguyễn Hoan
-
Tiếp tục nghiên cứu giảm thuế, phí, cho người dân, doanh nghiệp
-
Nhiều quy định mới liên quan đến sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ
-
Xử lý kịp thời các hành vi bảo kê buôn lậu
-
Doanh nghiệp có trách nhiệm chống hàng giả
-
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu hàng giả thuộc nhóm hàng dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
-
Tin tức kinh tế ngày 17/11: Tỷ giá dự báo còn "căng thẳng" đến cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11