Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chống lãng phí như chống tham nhũng

07:00 | 13/06/2013

581 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - 20 tỉ đồng lãng phí mỗi năm là một con số không hề nhỏ mà nguyên nhân chính là do pháp luật tạo nhiều cơ hội để các cơ quan lãng phí nhưng dự luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại chưa điểm trúng quốc nạn này.

Thọ Vinh (NLM số 229)

Đã có thời điện viện trợ xông xênh từ Liên Xô thường ghi xuất xứ là CCCP nên người ta có cách lãng phí kỳ cục “còn cho còn phá” hoặc “các chú cứ phá”. Đến thời mở cửa, làm ăn có khấm khá hơn nên “phú quý sinh lễ nghĩa” lãng phí lại trở nên phổ biến đến nỗi Quốc hội phải ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP). Luật đi vào cuộc sống dẫu còn một số bất cập cũng đã phát huy tác dụng góp phần ngăn chặn được tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều luật khác, Luật THTKCLP cũng  phải sửa đổi. Không khó khăn gì để nhận diện.

Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự án Luật THTKCLP (sửa đổi). Hầu hết ý kiến của các đại biểu QH cho rằng, dự luật này được chuẩn bị như luật “khung”, tính khả thi thấp, khó chống được lãng phí, tiêu cực.

Tuy khẳng định sự cần thiết phải sửa Luật THTKCLP nhưng đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) cho rằng, ban soạn thảo dự luật này đã “đi hàng hai”. “Ban soạn thảo không dám nhìn thẳng vào sự thật về quốc nạn lãng phí dẫn đến luật sửa đổi không khả thi là thiếu nghiêm túc với QH, với nhân dân. Điều 35 của dự luật về lễ động thổ, khởi công, khánh thành… được coi là các sự kiện lãng phí từ khâu mời đại biểu đến tặng quà. Vậy tiền ở đâu ra, đó là tiền thuế của dân. Vậy mà dự luật giao Chính phủ quy định giống như luật “khung” thì rất tiếc công làm luật, mất thời gian của QH”.

Cùng đánh giá này, đại biểu Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, chỉ cần tiết kiệm những việc nhỏ như tặng quà trong các hội nghị, bắn pháo hoa trong các sự kiện cũng tiết kiệm rất nhiều cho xã hội; chưa nói đến việc lớn hơn từ xăng, xe công...

Các đại biểu QH nhận xét, 20 tỉ đồng lãng phí mỗi năm là một con số không hề nhỏ mà nguyên nhân chính là do pháp luật tạo nhiều cơ hội để các cơ quan lãng phí nhưng dự luật THTKCLP lại chưa điểm trúng quốc nạn này.

Các đại biểu QH cho rằng, dự luật không làm rõ vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội là khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Có dự án 10 năm vẫn chưa xong GPMB, gây tổn hại đến người dân nhưng chế tài cho việc này không thấy trong dự luật. Lãng phí nguồn lực đất đai thời gian, gây bức xúc người dân cũng không thể tính toán hết. Nhiều dự án chi phí GPMB chiếm 70-80% tổng vốn đầu tư nhưng quy định không hợp lý đã gây bức xúc dẫn đến GPMB rơi vào tình cảnh Nhà nước đối chọi với người dân. Vì vậy cần xã hội hóa việc GPMB. Hàng ngàn hécta đất thu hồi của dân rồi để hoang hóa là lãng phí ghê gớm lại được mặc nhiên thông cảm, cho qua. Không thể thống kê hết các công trình phúc lợi công cộng như chợ, công trình thủy lợi, đê kè, cảng để cỏ mọc hoặc vừa xây xong đã hỏng. Có ĐBQH đưa ra con số báo động làm 1 đồng nhưng phá 10 đồng, thậm chí chưa làm được gì thì kinh khủng quá! Do vậy, sửa luật là tối cần thiết vì luật này liên quan đến chống tham nhũng…

Đại biểu Võ Thị Dung (TP HCM) cho rằng, so với luật hiện hành thì dự luật chưa khắc phục được nạn lãng phí.

Theo đại biểu Võ Thị Dung, giải pháp dự luật tiết kiệm quá thiếu các chế tài cần thiết nên luật trở thành mục tiêu của phong trào, hô hào, vận động thì khó có hiệu quả. Dẫn điều 7 dự luật về giám sát, đại biểu Dung cho rằng, vừa trùng lắp và khó thực hiện bởi nói là đề cao quyền hạn giám sát của xã hội nhưng thực tế thì không khả thi.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đề nghị dự luật cần định lượng cụ thể; bảo đảm công khai, minh bạch; có chế tài xử lý hành chính, thậm chí cả xử lý hình sự nếu gây lãng phí lớn. Phải quy định công khai các hoạt động quản lý và cả sử dụng tài sản Nhà nước. Đặc biệt, việc kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước phải được công khai giống như niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Các đại biểu QH yêu cầu dự luật phải tạo điều kiện cho nhân dân tham gia chứ “bí mật” thông tin thì dân biết đâu mà chống. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu để làm gương. Thủ trưởng đi nước ngoài xoành xoạch, lấy xe công đưa vợ con đi du lịch, ăn giỗ, về quê thì nói sao được cấp dưới. Phải kỷ luật người đứng đầu và nếu nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, cứ quyết toán xong là có tiền; dự toán ít, quyết toán nhiều. Đại biểu Trần Thanh Hải (TP HCM) lập luận: “Chống lãng phí phải trên cơ sở THTK được duy trì thường xuyên”. Dự luật cho rằng, THTKCLP trên cơ sở cải cách hành chính là chưa hoàn toàn đúng mà phải dựa trên kết quả cuối cùng. Muốn THTKCLP thì phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu bằng hiệu quả trong sử dụng tài chính, tài sản Nhà nước.

"5 lĩnh vực gây lãng phí nhất: Tài sản Nhà nước (đất, trụ sở, ôtô công…); chi tiêu công; sử dụng trái phiếu Chính phủ; doanh nghiệp Nhà nước và khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên" - đại biểu Trần Hoàng Ngân.


T.V