Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chiến tranh Ukraine sẽ tạo "cơn lốc của nạn đói"?

09:32 | 25/04/2022

989 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cú sốc đầu tiên mà châu Âu đang trải qua trong cuộc xung đột Nga - Ukraine là sự bùng nổ giá các loại ngũ cốc, dầu, phân bón. Cuộc chiến ở Ukraine càng làm bộc lộ rõ sự phụ thuộc của nền nông nghiệp châu Âu vào khí đốt của Nga, nhiên liệu quan trọng để sản xuất phân bón.
Chiến tranh Ukraine sẽ tạo
Hơn 20 quốc gia phụ thuộc vào lúa mì của Ukraine hoặc Nga

Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) ước tính, 85% đất trên thế giới thiếu nitơ, một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng. Phân bón nitơ được sản xuất từ amoniac, thu được bằng cách trộn nitơ từ không khí và hydro từ khí tự nhiên. Gần 80% chi phí sản xuất amoniac liên quan đến khí đốt.

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, năm 2021, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân đạm và là nhà cung cấp phân kali, phốt pho đứng thứ hai trên thế giới.

Ngày 1-3-2022, ông Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành Công ty sản xuất phân bón Yara ở Na Uy cảnh báo: 40% nguồn cung cấp khí đốt và 25% nguồn cung cấp nitơ, kali và phốt phát của châu Âu hiện nay đều đến từ Nga.

Chiến tranh Ukraine sẽ tạo

Thực tế, giá phân bón đang tăng do giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh. FAO cho biết: Giá phân urê đã tăng gấp 3 lần trong 12 tháng qua. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine một lần nữa đẩy giá khí đốt và dung dịch nitơ, vốn có giá khoảng 600 euro/tấn vào cuối tháng 10-2021 trên thị trường châu Âu, hiện đạt mức kỷ lục 800 euro/tấn - bà Isaure Perrot, nhà tư vấn tại hãng tư vấn Agritel, nhấn mạnh.

Nga và Belarus là hai nhà cung cấp phân bón kali lớn, chiếm 40% nguồn cung tại thị trường châu Âu. Tuy nhiên, các nhà môi giới ngũ cốc nhận định, châu Âu có thể chuyển sang nhập khẩu ngũ cốc của Canada, nhưng với giá cao hơn hoặc chuyển sang nguồn cung ở Israel và Jordan.

EU cũng có thể tăng đầu vào phốt phát, trong đó Trung Quốc, Maroc và Mỹ là các nhà sản xuất chính, nhưng không thể thay thế nitơ, vì đây là chất cần thiết cho phần lớn cây trồng ở châu Âu.

Chiến tranh Ukraine sẽ tạo
Chiến tranh Ukraine sẽ tạo "cơn lốc của nạn đói"?

Trong bài phân tích mang tựa đề “Dưới chiến tranh là nạn đói”, nhật báo Le Figaro của Pháp cho rằng, cuộc chiến ở Ukraine là một cú sốc lớn và kéo dài đối với nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn luồng giao thương về nông sản và làm tổn hại đến an ninh lương thực của nhiều nước. Lý do là Nga và Ukraine chiếm 29% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới, 20% lượng ngô và lúa mạch, 80% dầu hướng dương và 35% hạt hướng dương. Nga cũng cung cấp 15% lượng phân đạm xuất khẩu trên toàn cầu.

Xung đột đã làm giảm đáng kể tiềm năng nông nghiệp Ukraine và gây nguy hiểm cho vụ thu hoạch năm 2022, vì 30% diện tích đất canh tác nằm trong vùng chiến sự trong thời kỳ gieo trồng.

Ngoài ra, giao thông của các cảng ở Biển Đen, nơi bảo đảm 30% lượng ngũ cốc vận chuyển, bị gián đoạn hoàn toàn, trong khi mạng lưới đường bộ và đường sắt bị phá hủy hoặc cắt đứt. Các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, thực phẩm có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt và thậm chí là nạn đói.

Theo Le Figaro, tác động tàn phá sẽ rất lớn đối với cư dân các quốc gia phải nhập khẩu thực phẩm. Tại Ai Cập, giá thực phẩm đã tăng 17,5% kể từ tháng 2-2022, rất đáng lo ngại vì tại Ai Cập, thực phẩm chiếm 44% ngân sách hộ gia đình (so với 15% ở châu Âu và 10% ở Mỹ). Các nước Tunisia và Liban đang bị thiếu bột mì và bột khoai mì. Ở Sudan cũng như ở vùng Sahel ở châu Phi, một nửa dân số đang bị nạn đói đe dọa.

Trong bài “Hành tinh lúa mì đang sôi sục”, tờ báo La Croix của Pháp cũng nêu bật số liệu Nga và Ukraine chiếm 30% xuất khẩu lúa mì thế giới. Nỗi lo thiếu hụt khiến giá lúa mì bùng nổ, các nước nghèo bị lệ thuộc nặng nhất càng dễ bị tác hại. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine, thị trường ngũ cốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lúa mì từ Nga và Ukraine, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng sử dụng thêm nhiều lúa mì. Ông Sébastien Abis, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược (Iris) của Pháp, nhận định: “Mỗi năm, chúng ta tiêu thụ 800 triệu tấn lúa mì, so với 600 triệu khoảng 20 năm trước. Trong số 800 triệu tấn đó, 1/4 đến từ thương mại quốc tế, trong khi con số này chỉ chiếm 15% vào đầu những năm 2000”.

Vấn đề là nếu lúa mì bây giờ được tiêu thụ ở khắp mọi nơi, thì việc sản xuất lại đòi hỏi điều kiện khí hậu đặc biệt, không phải nơi nào cũng trồng được. Theo ông Pierre Blanc, giảng viên Trường Nông nghiệp Bordeaux Sciences Agro, 85% lúa mì trên thế giới do khoảng 10 quốc gia sản xuất. Theo La Croix, các kho lúa mì chính của thế giới hiện nay là Nga (khoảng 33 triệu tấn xuất khẩu vào năm 2021), EU (32 triệu tấn, trong đó có khoảng 20 triệu tấn từ Pháp), Ukraine (24 triệu tấn), sau đó là Mỹ và Australia (23 triệu tấn)... Hiện nay có hơn 20 quốc gia phụ thuộc vào lúa mì của Ukraine hoặc Nga với hơn 50% lượng lúa mì nhập khẩu, đó là Somalia (100%), Sudan (75%), Ai Cập (80%)...

Câu hỏi được đặt ra là cuộc chiến ở Ukraine có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống lương thực toàn cầu hay không? Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hồi cuối tháng 3-2022 đã nói lên nỗi lo sợ về một “cơn lốc của nạn đói”. Trong ngắn hạn, liệu lượng dự trữ đang có sẽ đủ trong khi chờ vụ thu hoạch tiếp theo vào mùa hè này hay không? Một vấn đề khác đáng lo ngại là giá lúa mì tăng vọt. Trước khi khủng hoảng nổ ra, giá lúa mì chỉ từ 180-220 euro/tấn, giờ đây đã tăng vọt lên 400 euro/tấn.

85% lúa mì trên thế giới do khoảng 10 quốc gia sản xuất. Các kho lúa mì chính của thế giới hiện nay là Nga (khoảng 33 triệu tấn xuất khẩu vào năm 2021), EU (32 triệu tấn, trong đó có khoảng 20 triệu tấn từ Pháp), Ukraine (24 triệu tấn), sau đó là Mỹ và Australia (23 triệu tấn)…

S.Phương

Giá vàng hôm nay 25/4: Bám trụ ở mức 1.930 USD/OunceGiá vàng hôm nay 25/4: Bám trụ ở mức 1.930 USD/Ounce
"Châu Âu không thể cầm cự được một tuần nếu thiếu khí đốt Nga"
"Cú sốc" dầu Nga báo hiệu làn sóng tăng giá thứ hai sắp bắt đầu
Cách phương Tây vẫn âm thầm mua dầu của NgaCách phương Tây vẫn âm thầm mua dầu của Nga
Cuộc chiến ở Ukraine: Ai thiệt hơn ai?Cuộc chiến ở Ukraine: Ai thiệt hơn ai?
Lo gián đoạn nguồn cung khí đốt, Anh miễn trừng phạt một ngân hàng NgaLo gián đoạn nguồn cung khí đốt, Anh miễn trừng phạt một ngân hàng Nga