Chỉ có người tiêu dùng mới chặn được hàng giả, hàng nhái bán online?
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Phú Thái đã gửi đơn đến cơ quan chức năng phản ánh một số website thương mại điện tử (TMĐT) rao bán sản phẩm đồ gia dụng nhái nhãn hiệu Cuckoo do Phú Thái phân phối độc quyền tại Việt Nam. Trường hợp của Tập đoàn Phú Thái giờ đây không còn hiếm mà trở thành vấn đề nan giải đối với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất. Với nhiều cách thức hoạt động khác nhau, hàng giả hàng nhái ngày càng tinh vi hơn và cũng ngang nhiên hơn, đặc biệt trên không gian mạng.
Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 20.000 website TMĐT bán hàng và gần 900 website cung cấp dịch vụ TMĐT với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25 - 30%. Tuy nhiên thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự phát triển của TMĐT để buôn bán hàng lậu, hàng giả.
(Ảnh minh họa) |
Mới đây, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục QLTT Hà Nội, Công an TP HCM đồng loạt tiến hành kiểm tra 5 địa điểm bán hàng và kho chứa hàng của 2 website kinh doanh hàng hiệu là menshop79.com và Menshopfashion.com đã phát hiện, thu giữ gần 2.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton, Hermes, Versace, Burberry…
Tại Hội thảo "Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT" do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa tổ chức, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Đàm Thanh Thế cho biết, TMĐT đã trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả của các loại hàng giả, hàng lậu... khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào TMĐT.
Các vi phạm trên môi trường TMĐT chủ yếu là không đăng ký kinh doanh; nhiều cá nhân bán hàng giả, hàng nhái nhưng lại đăng hình ảnh hàng hóa thật trên website đánh lừa người tiêu dùng.
Đáng nói là, có hiện tượng một số công ty chuyển phát nhanh “vô tình” trở thành công cụ vận chuyển hàng lậu, điều này đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng QLTT trong việc chống hàng giả. Ngoài ra, với hình thức thanh toán Internet banking nên việc truy tìm dấu vết người bán hàng giả tại các sàn TMĐT hết sức khó khăn, do các quy định bảo mật thông tin cá nhân.
Nhằm tạo hành lang pháp lý quản lý TMĐT, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu về quản lý TMĐT tại thời điểm ban hành, nhưng TMĐT thay đổi liên tục đã đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp thực tế.
Trong đó, chú trọng tăng nặng việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm răn đe các đơn vị và cá nhân kinh doanh bất hợp pháp như: Dừng cấp tên miền; ràng buộc trách nhiệm của các sàn TMĐT với hàng hóa bày bán.
Để có thể bảo vệ người tiêu dùng, nhiều chuyên gia kinh tế, luật cho rằng, cần tăng cường công tác phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng lậu kinh doanh trên môi trường Internet.
M.L
Hà Nội: Tạm giữ hàng loạt sản phẩm giả mạo các thương hiệu nổi tiếng |
Xử phạt nặng đối tượng sản xuất phân bón giả, kém chất lượng |
Hàng giả, hàng nhái nhan nhản trên các trang thương mại điện tử |
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tin tức kinh tế ngày 23/9: Thu thuế thương mại điện tử tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 15/8: Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao kỷ lục
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon