Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Châu Âu trước đòn phản pháo của Nga

12:59 | 17/06/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các ngân hàng trung ương trên khắp châu Âu đã tăng lãi suất vào thứ Năm, bước đi gây chấn động thị trường vốn đang lạm phát, tác động tới mọi thứ, từ thực phẩm đến dịch vụ với chỉ số hai chữ số ở các khu vực của lục địa già. Động thái chưa từng có kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.
Châu Âu trước đòn phản pháo của Nga

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Quốc gia Hungary đều khiến thị trường bất ngờ với các bước tăng lớn, chỉ vài giờ sau khi đối tác Hoa Kỳ là Cục Dự trữ Liên bang nâng lãi suất nhiều nhất trong gần ba thập kỷ. Ngân hàng Trung ương Anh tăng chi phí đi vay theo quý.

Giá dầu giảm nhẹ vào thứ Sáu do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự bất ổn đè nặng lên các thị trường sau nhiều đợt tăng lãi suất trên thế giới trong tuần này. Giá dầu Brent giao sau giảm 83 cent, tương đương 0,8%, xuống 118,98 USD / thùng, trong khi giá dầu thô Tây Texas Trung cấp (WTI) của Mỹ kỳ hạn giảm xuống 116,79 USD / thùng, giảm 80 cent, tương đương 0,7%.

Khả năng giá dầu thô Brent giao sau sẽ giảm tuần đầu tiên sau 5 tuần, trong khi giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ sẽ giảm lần đầu tiên sau 8 tuần.

Giá khí đốt chuẩn của châu Âu, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điện năng, đã tăng 400% trong năm qua.

Phó Thủ tướng Alexander Novak tuyên bố châu Âu sẽ phải trả thêm 400 tỷ USD do giá năng lượng cao hơn và có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt các sản phẩm dầu, mặc dù không đưa ra thời gian nào cụ thể.

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm thêm vào thứ Năm và Moscow cho biết việc trì hoãn nhiều hơn trong việc sửa chữa có thể dẫn đến việc đình chỉ tất cả các dòng chảy, gây cản trở cho cuộc chạy đua bổ sung lượng khí tồn kho của châu Âu.

Dòng chảy chững lại xảy ra khi các nhà lãnh đạo của Đức, Ý và Pháp đến thăm Ukraine, quốc gia đang thúc giục việc chuyển giao vũ khí nhanh cho Ucraine.

Công ty Gazprom do nhà nước kiểm soát của Nga cho biết họ đã giảm cung cấp khí đốt lần thứ hai trong nhiều ngày qua Nord Stream 1, chảy dưới Baltic tới Đức. Động thái mới nhất cắt giảm nguồn cung xuống chỉ còn 40% công suất của đường ống.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc cắt giảm nguồn cung không được tính toán trước và liên quan đến các vấn đề bảo trì.

Các Chính phủ châu Âu đang phải vật lộn để quản lý chi phí năng lượng tăng cao, khi cuộc chiến ở Ukraine làm dấy lên lo ngại gián đoạn nguồn cung trên một thị trường vốn đã căng ra để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ sau COVID 19.

Hôm thứ Năm, nhà điều hành hệ thống truyền tải điện Enagas ở Tây Ban Nha đã mua nhiều khí đốt tự nhiên hơn để tạo ra điện vào hôm thứ Tư so với bất kỳ ngày nào khác.

Enagas cho biết, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở Tây Ban Nha đã cung cấp 764 gigawatt giờ (GWh) nhiên liệu vào thứ Tư, vượt qua kỷ lục trước đó là 754 GWh đạt được vào ngày 20 tháng 6 năm 2008.

Trong nỗ lực giảm ảnh hưởng của giá khí đốt cao đối với hóa đơn tiền điện, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã bắt đầu tạm thời trợ cấp chi phí phát điện của các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực tái tạo trong dài hạn.

Công ty tiện ích Enel của Ý (ENEI.MI) hôm thứ Năm cho biết họ đã đồng ý bán 56,43% cổ phần của mình tại Enel Nga với giá khoảng 137 triệu euro (144,15 triệu USD) cho các nhà đầu tư địa phương. Giao dịch dự kiến hoàn thành trong quý 3 năm nay sẽ đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của tập đoàn Ý khỏi Nga và theo sau các động thái tương tự của các công ty năng lượng lớn nhất thế giới, bao gồm BP và Shell. Enel cho biết Lukoil của Nga và quỹ tư nhân Gazprombank-Frezia sẽ mua cổ phần này.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Eni cho biết họ sẽ chỉ nhận được 65% khối lượng cung cấp khí đốt mà họ đã yêu cầu từ Gazprom vào thứ Năm, Thủ tướng Mario Draghi cáo buộc Moscow sử dụng nguồn cung cấp khí đốt vì lý do chính trị. Năm ngoái, Ý nhập khẩu 40% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, tương đương khoảng 29 tỷ mét khối.

Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Bundesnetzagentur của Đức cho biết, động thái cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho Đức là một tín hiệu cảnh báo có thể gây ra các vấn đề cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào mùa đông.

Khi Đức cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nước này đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Gazprom hôm thứ Tư đã thông báo cắt giảm thêm lượng khí đốt mà họ có thể bơm qua Nord Stream 1, có nghĩa là đường ống sẽ chỉ chạy với 40% công suất. Gazprom đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây vì đã làm gián đoạn các công việc sửa chữa mà họ cần thực hiện.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Séc Jozef Sikela cho biết việc cung cấp khí đốt cho Cộng hòa Séc vẫn ổn định khi Gazprom thông báo cắt giảm thêm lượng khí đốt mà họ sẽ bơm sang châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1.

Ngày thứ Tư, 27 quốc gia EU, Israel và Ai Cập đã ký một Biên bản ghi nhớ, theo đó Israel sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên theo đường ống dẫn tới Ai Cập, nơi nó sẽ được biến thành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG ) sau đó được giao cho các nước thành viên EU, chưa rõ kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ như thế nào.

Elena