Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cấp phép ca khúc - chờ nghị định mới

14:40 | 20/11/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Câu chuyện “nhạc rác” với nội dung ca từ nhảm nhí vẫn đang làm các nhà quản lý phải “đau đầu”, trong khi đó, những ca khúc nhạc xưa lại phải “chật vật” xin cấp phép khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Trong khi việc cấp phép ca khúc còn chưa có “chuẩn”, thì vừa qua, ca khúc “Đừng yêu tôi” của nhạc sĩ Vũ Thành An được Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cấp phép trong một đêm nhạc ở TP HCM vào tháng 7/2017 khiến dư luận cũng như giới âm nhạc không biết ca khúc nào, trường hợp nào sẽ phải xin phép.

Tại Hội thảo “Hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc trong thời kỳ hội nhập, phát triển hiện nay” tổ chức ngày 30/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên, người đang điều hành Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định: “Thủ tục cấp phép vẫn được quy định trong Nghị định 15 và 79 nên cơ quan quản lý phải tuân theo. Tuy vậy, trong lúc chờ nghị định mới được xây dựng, để giúp cho việc cấp phép trở nên thông thoáng, chúng tôi áp dụng linh hoạt đối với từng trường hợp”.

Bên cạnh việc “siết” cấp phép đối với các ca khúc sáng tác trước năm 1975, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng, khán giả cũng cảm thấy bất bình khi những ca khúc nhạc trẻ có nội dung, ca từ nhảm nhí, phản cảm vẫn được phổ biến trên nhiều kênh truyền thông. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, những ca khúc này không vi phạm thuần phong mỹ tục hay xâm phạm lợi ích quốc gia nên vẫn phải cấp phép.

Để hạn chế các sản phẩm âm nhạc kém chất lượng là điều không dễ dàng và khiến các nhà quản lý “đau đầu”. Trong 2 năm 2016-2017, hàng loạt các sản phẩm ca nhạc có nội dung nông cạn, ca từ nhảm nhí được ra đời như “Phiếu bé ngoan” (Yanbi), “Em không hối tiếc” (Hương Giang Idol), “Tan ka ka” (Ganja), “Như cái lò” (Sambi). Hay như trường hợp của Sơn Tùng M-TP, dù liên tục bị lên án là “đạo, nhái” các sản phẩm âm nhạc nước ngoài, song các ca khúc của ca sĩ này luôn có lượng nghe và xem rất cao trên các bảng xếp hạng nhưng lại không có đóng góp nào đối với âm nhạc Việt.

Trong buổi hội thảo, lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng thừa nhận việc quản lý các sản phẩm ca nhạc trên Internet rất khó khăn và hầu như ai cũng có thể sáng tác, biểu diễn và đưa lên các trang nghe nhạc trực tuyến mà không cần xin phép. Đây chính là lý do các ca khúc có nội dung nhảm nhí, dung tục vẫn tràn lan mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào.

Có thể nói, việc cấm lưu hành hay xử phạt các ca khúc, suy cho cùng chỉ là cách xử lý “chuyện đã rồi”. Đã đến lúc cả giới sáng tác và người thưởng thức phải nghiêm túc và văn minh trong lựa chọn và thưởng thức âm nhạc, đó mới là điều kiện quyết định giải quyết nạn nhạc “rác”.

Năm 2014, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã từng phạt một số trang nghe nhạc trực tuyến vì phổ biến bản ghi âm bài hát “Phiếu bé ngoan” và “Tan ka ka” có nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. Sau đó, Bộ cũng gửi công văn tới hàng loạt đơn vị quản lý website âm nhạc đề nghị kiểm tra, gỡ bỏ ngay các bài hát có nội dung phản cảm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, rất nhiều ca khúc “rác” vẫn ngang nhiên lan tràn trên Internet.

K.An