Căng thẳng thương mại EU - Trung Quốc có dễ hóa giải?
Kim ngạch thương mại EU-Trung Quốc đã đạt kỷ lục vào năm ngoái, song cán cân thương mại “rất mất cân bằng”. |
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis đã nói với Trung Quốc rằng khối này không có ý định tách khỏi quốc gia này. “Giảm rủi ro không phải là tách rời. Và EU không có ý định tách khỏi Trung Quốc,” ông Dombrovskis phát biểu tại cuộc đối thoại kinh tế và thương mại chung được tổ chức tại Thượng Hải.
Ông Dombrovskis cam kết tăng cường quan hệ với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề thương mại và giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh EU nên giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số sản phẩm chiến lược được chọn lọc, đồng thời hành động một cách phù hợp và có mục tiêu để duy trì quyền tự chủ chiến lược của khối.
Bên cạnh đó, ông Dombrovskis cũng cho biết rằng sự gia tăng căng thẳng địa chính trị làm tăng sự bất ổn đối với các doanh nghiệp toàn cầu, dẫn đến sự tham gia nhiều hơn của nhà nước vào nền kinh tế và tạo nguy cơ bắt đầu các cuộc đua trợ cấp. Giám đốc thương mại EU cũng nói thêm rằng Bắc Kinh và Brussels nên hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và khó khăn nợ nần.
EU từ lâu đã phàn nàn về sự mất cân bằng thương mại cũng như thiếu khả năng tiếp cận công bằng vào thị trường Trung Quốc. EU đã gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” vào năm 2019 sau khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, dữ liệu của Eurostat cho thấy, giá trị hàng hóa đến châu Âu từ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2022.
Cuộc điều tra mới nhất của EU về làn sóng xe điện (EV) giá rẻ của Trung Quốc tràn vào khối này đã tạo thêm những căng thẳng mới cho mối quan hệ thương mại giữa hai bên. Bắc Kinh đã lên án “chủ nghĩa bảo hộ tuyệt đối” của Brussels, cho rằng xe điện sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự khi ông Dombrovskis tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, EU cho biết họ có nhiều bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã được nhà nước trợ cấp.
Xe điện đang là lĩnh vực gây căng thẳng mới giữa Trung Quốc và EU |
Theo chuyên gia He Weiwen, thành viên cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cuộc đối thoại của ông Dombrovskis với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong sẽ rất quan trọng để xoa dịu căng thẳng thương mại và ổn định quan hệ giữa EU và Trung Quốc.
“Các cuộc đàm phán cấp cao nhất giữa EU và Trung Quốc sẽ đặt ra một số điều kiện tiên quyết để tách thương mại khỏi chính trị. Các cuộc đàm phán bình đẳng có thể mở đường cho tương lai của xe điện Trung Quốc tại EU và tôi lạc quan vì lĩnh vực ô tô sẽ là lĩnh vực cốt lõi của thương mại song phương”, chuyên gia này cho biết.
Theo Financial Times, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ô tô châu Âu sang Trung Quốc đã bùng nổ kể từ khi các công ty Mỹ ngừng hoạt động tại thị trường này. Chỉ riêng năm ngoái, mối quan hệ này trị giá 24 tỷ euro.
François Chimits, nhà phân tích thương mại tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, cho rằng việc tăng cường đối thoại song phương là bước đi quan trọng để ngăn chặn mối quan hệ EU-Trung Quốc xấu đi hơn nữa. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa 2 bên không dễ hoá giải, nhất là trong lĩnh vực xe ô tô điện.
Hiện nay, một số doanh nghiệp châu Âu đã miễn cưỡng giảm các giao dịch thương mại với Trung Quốc và cảm thấy họ đang bị chính sách của cả hai bên siết chặt.
Ông Sun Yongfu, thành viên cấp cao tại CCG và từng là người đứng đầu các vấn đề châu Âu tại Bộ Thương mại Trung Quốc và từng tham gia điều phối các cuộc đàm phán thương mại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và EU đánh giá: “Số liệu thương mại năm nay không màu hồng. Vì vậy, chúng tôi đang thay đổi cái gọi là thương mại không công bằng. Ngược lại, lãnh đạo EU tuyên bố điều tra chống trợ cấp đối với xe điện Trung Quốc. Tôi không nghĩ đây là một tín hiệu lành mạnh cho cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao".
Ông Sun nói thêm, mặc dù EU cho biết họ không có ý định tách khỏi Trung Quốc nhưng việc giảm rủi ro vẫn sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Brussels.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á do tình trạng leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. |
-
Tin tức kinh tế ngày 8/11: Giá lương thực thế giới tăng cao kỷ lục
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp
-
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế quy mô lớn
-
Các nhà kinh tế thúc giục Trung Quốc tăng cường “giải cứu” bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng