Cần xây dựng luật riêng về năng lượng tái tạo
Những nội dung UBTVQH sẽ cho ý kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 |
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng |
Một trong những điểm đáng chú ý ở lần sửa đổi này là Dự thảo Luật Điện lực xây dựng một chương về phát triển điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo. Chính sách này nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện năng lượng tái tạo có quy mô nhỏ, tiêu thụ tại chỗ, cho mục đích tự sử dụng, tự sản và tự tiêu, không gây quá tải hệ thống truyền tải, phân phối. Chương này cũng quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn không qua lưới điện quốc gia.
Dự thảo sẽ sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư làm cơ sở thực hiện điện gió ngoài khơi, đề xuất quy định thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án và tăng cường phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án trên địa bàn.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet |
Nêu ý kiến về chính sách trên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần xây dựng luật riêng về năng lượng tái tạo.
Hiện nay, quy định về năng lượng tái tạo được bổ sung vào Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi chỉ áp dụng chủ yếu đối với các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, mà chưa có các quy định về năng lượng tái tạo khác. Đồng thời, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, theo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cần rà soát, xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp luật về năng lượng tái tạo, không chỉ hướng tới việc khắc phục và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, mà còn hướng tới phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững.
Lần sửa đổi này cũng hướng tới mục tiêu giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo trong giá điện để đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí cung cấp điện tới các đối tượng sử dụng điện, đảm bảo sự minh bạch trong xác định giá điện. Theo đó, có một số vấn đề mới như giá điện hai thành phần (bao gồm giá công suất và giá điện năng); mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia và mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia tại khu vực biên giới…
Nhấn mạnh đây là các vấn đề mới, phức tạp và có tác động lớn đến phát triển kinh tế, an ninh năng lượng và các vấn đề khác mang tính quốc gia, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng và đề xuất chính sách cho phù hợp.
Thách thức lớn nhất của phát triển Năng lượng tái tạo? |
Huy Tùng (t/h)
- Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
- Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
- Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
- Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
- Tháo gỡ cơ chế cho điện LNG từ bài học Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
-
Tin tức kinh tế ngày 24/10: Thương mại điện tử 9 tháng tăng gần 38%
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS