Cải thiện chỉ số tự do kinh tế
Quyền tài sản và tư pháp vẫn là những yếu tố kéo những chỉ số đánh giá của Việt Nam xuống thấp. |
Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) 2021. Cụ thể, Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free), tăng 2,9 điểm và thăng 15 bậc so với năm ngoái thuộc nhóm hầu như không tự do.
Trên thực tế, năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế dương giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 gây khủng hoảng trên khắp thế giới, với GDP cả nước tăng 2,91%.
Đặc biệt, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA, đang đàm phán 2 FTA, có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện. Đồng thời tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Hiện đã có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường… Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh với nhiều đột phá trong sản xuất công nghiệp và công nghệ bằng những dự án đầy triển vọng, xứng tầm quốc tế.
Theo Brand Finance (Anh), hãng chuyên định giá thương hiệu quốc tế, trong năm 2020, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 319 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2019, mức tăng nhanh nhất thế giới. Nhờ đó, giá trị thương hiệu Việt Nam đã tăng 9 bậc so với cùng kỳ và đạt thứ hạng 33 trên thế giới.
Chỉ số tự do kinh tế do đo lường dựa trên 12 yếu tố định lượng và định tính của một nền kinh tế và được xếp thành 4 trụ cột của tự do kinh tế gồm Nhà nước pháp quyền; quy mô Chính phủ; hiệu quả quản lý và thị trường mở.
Kết quả thăng hạng chỉ số này của Việt Nam được lý giải là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện. Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Do đó, Quỹ Di sản nhận định, thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu Chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.
Cần tiếp tục tạo lập thể chế về môi trường kinh doanh vì một môi trường kinh doanh tốt thì doanh nghiệp sẽ tự do. |
Đáng lưu ý hơn, TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, 2 chỉ số khiến Việt Nam không cải thiện được đó chính là hiệu quả tư pháp và quyền tài sản.
“Mặc dù Việt Nam có những cải thiện rất tốt, nhưng quyền tài sản và tư pháp vẫn là những yếu tố kéo những chỉ số đánh giá của Việt Nam xuống thấp”, TS Nguyễn Minh Thảo nói.
Đặc biệt, Việt Nam cũng có thể nhìn vào câu chuyện của Đảo quốc nhỏ bé Singapore cải thiện và duy trì điểm số của mình cho tất cả 12 chỉ số nhờ nền tảng là khả năng phục hồi kinh tế và khả năng cạnh tranh bao gồm bảo vệ mạnh mẽ quyền tài sản và thực thi hiệu quả luật chống tham nhũng.
"Chính phủ hiệu quả cung cấp các dịch vụ công tốt với thuế suất thấp. Đồng thời, môi trường pháp lý linh hoạt và minh bạch, khuyến khích hoạt động thương mại sôi động. Truyền thống cởi mở mạnh mẽ đối với thương mại và đầu tư toàn cầu từ lâu đã thúc đẩy năng suất đồng thời tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một nền tài chính năng động và cạnh tranh hơn khu vực”, ông Anthony Kim, giám đốc nghiên cứu tại The Heritage Foundation và là biên tập viên của chỉ số khuyến nghị từ bài học của Đảo quốc Sư tử.
Liên quan đến chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới - chỉ số gắn trực tiếp với các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với các nước, Việt Nam vẫn ở vị trí tương đối thấp, dưới 100.
Chuyên gia Nguyễn Minh Thảo cho rằng, vẫn còn nhiều rào cản về điều kiện kinh doanh gây thiếu rõ ràng. Như vậy, cần tiếp tục tạo lập thể chế về môi trường kinh doanh vì một môi trường kinh doanh tốt thì doanh nghiệp sẽ tự do, có những ý tưởng sáng tạo và phát triển.
Đồng thời, hiện thực hóa các giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp đã được nêu tại các văn bản pháp lý như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đề cao vai trò hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng...
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024
-
Hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2024
-
Ngoại lực của kinh tế Việt Nam
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
[Video] "Sức khỏe" đất trồng trọt
-
Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
-
Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe