Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc:

Cải cách thuế khó mấy cũng phải làm

07:04 | 24/11/2014

681 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện nay, hệ thống các quy định về thuế của Việt Nam khá rườm rà, cồng kềnh (thủ tục thuế 1 doanh nghiệp (DN) phải thực hiện ở Việt Nam lên tới 872 giờ/năm). Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mà còn tạo ra không ít lỗ hổng để các đối tượng là các DN, cá nhân trong xã hội thực hiện hành vi gian lận thuế. Xung quanh câu chuyện này, phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam.

Năng lượng Mới số 374

Vẫn còn nhũng nhiễu DN

PV: Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo môi trường kinh doanh 2015, trong đó, nếu xét riêng lĩnh vực thuế, Việt Nam đúng gần như áp chót bảng xếp hạng và ngành thuế phải chịu trách nhiệm. Bà nghĩ gì về điều này?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Trước hết phải khẳng định rằng, bảng xếp hạng này chỉ mang tính tham khảo chứ không thể dựa vào đó để đánh giá được. Thứ nhất là cách tính, WB đưa ra một giả định, mô hình của DN không quá 70 người và lợi nhuận hằng năm ở một mức nào đó… rồi họ tiến hành khảo sát tại một số địa phương, DN và đưa ra một mô hình chung. Đây là mẫu số chung được sử dụng trong quá trình khảo sát tất cả các nước được xếp hạng từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam… đến Trung Quốc. Trong khi đó, rõ ràng, mô hình DN mỗi nước cũng có đặc thù riêng, nền kinh tế cũng có chính sách riêng nên sẽ khó chính xác.

Bà Nguyễn Thị Cúc

Về trách nhiệm của ngành thuế, tôi cho rằng nói vậy không hẳn đúng bởi số giờ nộp thuế mà WB đưa ra sử dụng có cả thời gian nộp các khoản vào ngân sách của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể, số giờ nộp thuế của cơ quan thuế là 537 giờ và của cơ quan bảo hiểm là 335 giờ.

Thứ nữa, bảng xếp hạng này thường có độ trễ 2 năm bởi phải chờ các số liệu báo cáo rồi mới đi phân tích, tổng hợp. Điều này có nghĩa, báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015 của WB là phản ánh số liệu của năm 2013. Nghĩa là những nỗ lực vào thời điểm hiện tại của Việt Nam sẽ được phản ánh trong báo cáo năm 2016.

PV: Cụ thể những nỗ lực của Việt Nam là gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Từ nhiều năm nay, vấn đề cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế đã được Chính phủ, Bộ Tài chính hết sức quan tâm, chỉ đạo. Tại Nghị quyết 19/2014/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Chính phủ đã yêu cầu giảm giờ nộp thuế của Việt Nam từ 872 giờ, tương ứng với thứ hạng 185/189 xuống mức bình quân của các nước ASEAN là 171 giờ/năm vào năm 2015. Trong đó, ngành bảo hiểm giảm 285 giờ và thuế giảm 416 giờ.

Đặc biệt, sau cuộc đối thoại với DN tháng 4/2014, mà tại đó những vướng mắc, khó khăn của cơ quan thuế, hải quan và DN đã được đưa ra, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, ngay trong năm 2014, Bộ Tài chính phải giảm thiểu 200 giờ cho người nộp thuế. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119 sửa đổi 7 thông tư của ngành thuế. Và nếu như thực hiện toàn bộ những quy định tại Thông tư 119 thì các thủ tục về thuế sẽ giảm 201,5 giờ. Đến ngày 1-10, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 91 và cùng ngày, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 91. Và nếu đưa vào thực hiện đồng thời những quy định trên, tổng số giờ thực hiện các thủ tục thuế có thể giảm gần 300 giờ/năm.

PV: Sau điều chỉnh của Bộ Tài chính, số giờ kê khai thuế đã giảm tới 300 giờ, điều này liệu có nghĩa bản thân hệ thống thuế của nước ta trước đây thực sự có vấn đề hay không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Đúng là như vậy, có nhiều thủ tục thuế khá rườm rà và phải kê khai rất nhiều khoản mục. Thậm chí có những yêu cầu đưa ra rất là khó cho DN. Ví như giấy nộp tiền vào ngân sách chẳng hạn, cũng phải ghi đầy đủ loại, khoản, hạng mục, nghĩa là thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng phải ghi vào các khoản mục khác nhau. Và nếu chỉ ghi nhầm một mục, chẳng hạn thuế giá trị gia tăng chạy vào thuế thu nhập DN thì trên tờ khai sẽ thể hiện là DN còn nợ thuế và sẽ bị phạt chậm nộp.

Làm thủ tục kê khai thuế ở Cục Thuế Hà Nội

PV: Nhưng để cụ thể hóa mục tiêu này là không dễ, chưa kể đến việc chuyện sách nhiễu DN của một bộ phận cán bộ ngành thuế, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Muốn cải cách thủ tục hành chính về thuế thì không chỉ có sửa đổi về chính sách mà còn cả vấn đề con người thực hiện. Nếu chính sách thay đổi rất nhiều nhưng không được sự đồng thuận của những người trực tiếp tham gia thực hiện thì cũng rất là khó. Chính vì vậy, bên cạnh các văn bản quy định trình tự, thủ tục kê khai thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các cục thuế địa phương yêu cầu, ngoài những thủ tục, giấy tờ quy định... thì cơ quan thuế không được đòi hỏi thêm bất kỳ một loại giấy tờ gì từ đối tượng nộp thuế nữa. Đó là nguyên tắc.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, ở cấp lãnh đạo Bộ Tài chính, ngành thuế, kể cả lãnh đạo các chi cục thuế... thì việc triển khai những cải cách trong lĩnh vực thuế sẽ nhanh hơn, quyết liệt hơn. Nhưng một số cán bộ dưới chi cục hoặc cán bộ thực tế thì khi chuyển tải những điều chỉnh về chính sách thuế chưa chắc đã nắm được nội dung văn bản mới. Cho nên khi thực thi chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DN, thậm chí phải hỏi thêm cái này, thêm cái kia...

Cá biệt cũng có bộ phận gây khó khăn cho DN. Như vừa rồi, khi chúng tôi đi khảo sát 8 địa phương, 16 DN xét một cách khách quan thì tất cả các DN đều khẳng định không có tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu. Họ chỉ yêu cầu thêm hồ sơ để yên tâm thực hiện hoàn thuế. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN tại cuộc đối thoại của Bộ Tài chính thì những trường hợp cá biệt đó vẫn có. Đây là thách thức không hề nhỏ đặt ra đối với ngành thuế.

Không ai tự hào vì nộp thuế cao

PV: Dưới góc độ của một người làm trong ngành thuế lâu năm, bà nhìn nhận hiện tượng trốn thuế của DN như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn dưới nhiều góc độ. Về phía Nhà nước đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho DN rất nhiều như trong việc xin giấy phép thành lập DN, kê khai thuế… Tuy nhiên, bên cạnh những DN được hưởng lợi từ lợi ích đó thì một số DN đã lợi dụng sự thông thoáng đó để gian lận bằng cách mua bán hóa đơn, hoặc mua hàng bên ngoài với giá thấp rồi mua hóa đơn để hợp thức hàng hóa đó để tính vào chi phí tính thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng.

Thứ nữa là tình trạng gian lận khai giá không đúng giá thị trường. Ví dụ, giá một chiếc xe Dylan trên thị trường có giá 70-80 triệu đồng nhưng khai tính thuế có khi chỉ 40 triệu đồng. Như vậy, giá trị tính thuế đối với chiếc xe này đã giảm tới 40 triệu đồng. Hay như xe ôtô được bán qua các DN, đại lý ôtô cũng thế. Xe có giá trên thị trường là 500-600 triệu đồng nhưng khi khai tính thuế có khi chỉ 300-400 triệu đồng… Đây mới chỉ là trên thị trường, còn nếu xét trong phạm vi rộng hơn thì đó là hiện tượng chuyển giá, làm thất thu ngân sách Nhà nước một khoản rất lớn.

Chính vì vậy, bên cạnh cơ chế giúp DN tự khai, tự nộp thì họ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng nếu để họ tự chịu thì lại dẫn đến các hiện tượng trên nên buộc cơ quan thuế phải tiến hành thanh kiểm tra, cưỡng chế thuế để tìm ra những gian lận đó để truy thu thuế.

Cán bộ Cục Hải quan Đồng Tháp tại cảng Sa Đéc hướng dẫn DN làm thủ tục

PV: Rõ ràng, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế diễn ra trong một thời gian dài mà cơ quan thuế không biết. Phải chăng vấn đề năng lực, trình độ của cán bộ thuế là có vấn đề, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Nói như vậy là không đúng. Số lượng cán bộ thuế cả biên chế lẫn hợp đồng có khoảng 44.000 người nhưng số lượng DN lại lên tới gần 500.000 DN, cộng với 1,7 triệu hộ kinh doanh cá thể và hơn 17 triệu đối tượng được cấp mã thuế thu nhập cá nhân. Với số lượng DN lớn như vậy, hiện nay chúng ta mới chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra được khoảng 13-15% số DN.

Một điểm nữa là cơ chế của nước ta hiện nay đang tôn sùng hóa đơn quá. Cái gì cũng hóa đơn nên mới có gian lận hóa đơn. Chúng ta chưa kiểm soát được luồng tiền thực, hàng thực. Ví như kiểm soát được điều này thì có tiền, có hàng là sẽ được tính vào chi phí hoàn thuế chứ không nhất thiết phải có hóa đơn. Vậy nên nhiều khi, người ta không có tiền và cũng chẳng có hàng nhưng vẫn mua hóa đơn, làm thủ tục rồi chuyển tiền qua lại để trục lợi.

PV: Bà nghĩ gì về vấn đề trốn thuế của giới văn nghệ sĩ?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Tôi nghĩ rằng, bây giờ không chỉ có giới văn nghệ sĩ mà cả những người có thu nhập cao trong xã hội cũng trốn thuế. Ở các nước, sở dĩ người ta kiểm tra, kiểm soát được thu nhập, chẳng hạn anh có thể mua nhà, mua đất, mua ôtô… nhưng bên cạnh những tài sản đó, anh bắt buộc phải chứng minh được số thuế mình nộp trong năm, tức là chỉ rõ nguồn gốc khoản tiền để mua những thứ đó. Ngoài ra, khoản thuế này còn giúp xác định được nguồn gốc tài sản của cá nhân đó. Nếu như cha mẹ cho thì đó là tài sản thừa kế. Còn nếu là đầu tư vốn thì đó là thu nhập từ cổ tức. Còn mình thì không kiểm soát được. Vậy nên mới có chuyện người ta cứ nói là rất nhiều tiền, mua nhà lầu, xe hơi, rồi bảo từ nguồn này, nguồn kia… nhưng cụ thể ở đâu thì không ai biết

PV: Nhưng vì sao hiện tượng này diễn ra liên tục từ năm này đến năm khác mà ngành thuế của bà vẫn không có biện pháp khắc phục?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Như tôi đã nói ở trên, vấn đề thu nhập, nguồn gốc thu nhập của các đối tượng nộp thuế ở nước ta hiện chưa rõ ràng nên rất khó tính thuế. Ngoài ra cũng phải thấy rằng, một số người công khai thu nhập cao thì lại bị nghi ngờ là tại sao lại có thu nhập cao như vậy. Vậy nên chẳng ai dại mà công khai thu nhập cả. Với giới văn nghệ sĩ cũng vậy, họ tìm mọi cách để che giấu những khoản thu nhập mà mình có ví như đi hát thì nhận cát-sê bằng tiền mặt chẳng hạn, mà điều này thì cơ quan thuế rất khó kiểm soát. Đây là điều hết sức đáng tiếc bởi khi tôi sang Nhật, tôi thấy họ rất tự hào nếu mình là người nộp thuế cao. Với họ, nộp thuế cao có nghĩa là giỏi, hát hay, có nhiều cát-sê…

Theo tôi, bây giờ mình phải có thời điểm hy sinh nào đấy, chẳng hạn là năm 2015, sẽ không đi truy tìm nguồn gốc tài sản của các cá nhân trong xã hội mà cho họ tự kê khai và công khai thu nhập đó. Ví như nghệ sĩ này hiện nay đang có 10 tỉ đồng, cá nhân kia hiện có 5 tỉ đồng tính đến hết tháng 1/2015. Bắt đầu từ mốc này, tiền anh kiếm được trong năm, tiền đóng thuế, mua tài sản những gì… sẽ được kiểm soát. Và đặc biệt, chúng ta cũng phải có chính sách để những đối tượng này công khai thu nhập của mình, coi đó là niềm tự hào của mỗi cá nhân.

Cán bộ - mấu chốt cải cách ngành thuế

PV: Cải cách hành chính, giảm thiểu thời gian nộp thuế là mệnh lệnh mà Chính phủ, nền kinh tế đặt ra cho ngành thuế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Đương nhiên, để đạt được mục tiêu, ngành thuế sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là vấn đề nhân lực, gồm cả chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, nếu xét về kiến thức đào tạo thì cán bộ thuế là đội ngũ có trình độ tương đối cao, nhưng nếu xét trên thực tế thì vẫn có một bộ phận cán bộ trực tiếp ở các chi cục, xã, phường trình độ là khá hạn chế.

Theo tôi, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do cách quản lý thường theo chế độ khóan và việc đào tạo, cập nhật kiến thức cũng chưa được kịp thời, trình độ tin học thì cũng hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu…

BIDV là ngân hàng tiên phong thực hiện thu thuế qua mạng cho ngành thuế

Ngoài ra, khi ngành thuế áp dụng khai thuế điện tử thì không chỉ ngành thuế mà phải cả các đối tượng nộp thuế cũng phải nắm bắt được quy trình. Đối với các DN thì dễ và thực tế đã có 85% số DN thực hiện. Tuy nhiên, đối với các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thì lại rất là khó, đặc biệt là cái cơ chế tiền mặt hiện rất phổ biến, còn kê khai tài sản thì vẫn chưa được thực hiện (mới áp dụng kê khai cho các quan chức). Như vậy, chúng ta sẽ không thể nắm được thu nhập thực sự của những đối tượng này là bao nhiêu. Và điều này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, hiện vẫn có không ít DN đang tìm mọi cách để lợi dụng trục lợi trên chính sách thuế…

PV: Vậy theo bà, chúng ta phải làm gì để giải quyết vấn đề này?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Tôi nghĩ rằng, để chấm dứt 100% là điều rất khó, đòi phải có quy trình kiểm tra, giám sát nội bộ hết sức chặt chẽ. Chính vì vậy, khi tiến hành thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chúng ta đã mời các chuyên gia tư vấn nước ngoài để tham vấn ý kiến. Theo đó, các chuyên gia này đã yêu cầu không chỉ cơ quan thuế mà cả cơ quan Nhà nước như  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động… phải tự chuyển dữ liệu cho nhau chứ không đòi hỏi DN kê khai những chi tiết mà các cơ quan này đã nắm được.

Mặt khác phải giảm thiểu giao tiếp trực tiếp giữa tổ chức, cơ quan thi hành công vụ với đối tượng điều chỉnh. Ví như công an, khi phạt về giao thông thì nên phạt qua camera. Hay như thuế thì nên giảm thiểu trực tiếp giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Điều này ở các nước được thực hiện thông qua các đại lý thuế, tức là thông qua các tổ chức làm dịch vụ về thuế. Cách làm này cũng đã được quy định tại Điều 20 của Luật Quản lý Thuế và đã có văn bản hướng dẫn. Những tổ chức này sẽ được quyền ký hợp đồng với người nộp thuế và họ sẽ thực hiện các thủ tục khai thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng và ký trên tờ khai. Rõ ràng, những người này sẽ chuyên nghiệp hơn, họ biết thủ tục và có thể làm thay cho DN. Như vậy sẽ hiệu quả hơn và hạn chế được cả tiêu cực.

PV: Nói như vậy đội ngũ cán bộ thuế là nhân tố quyết định hiệu quả cải cách thủ tục thuế?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Trong số các giải pháp được đề ra trong Chiến lược phát triển của ngành thuế thì giải pháp về nguồn nhân lực được xác định là rất quan trọng. Chiến lược nhấn mạnh, ngành thuế phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, nghĩa là phải có năng lực về trình độ nghiệp vụ, thành thạo tin học, biết ngoại ngữ để ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai nộp thuế, kiểm tra thuế và đặc biệt là phải đảm bảo văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ thuế phải coi như mình phục vụ người nộp thuế, xử lý dứt điểm tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách hoặc lợi dụng trách nhiệm để thông đồng… Tuy nhiên, để những biện pháp này thành hiện thực thì không thể ngày 1, ngày 2 là đạt được bởi rõ ràng, không chỉ ngành thuế mà rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác cũng đang phải đối diện với tình trạng này, đòi hỏi sự thay đổi về mặt tư duy của cả hệ thống!

PV: Xin cảm ơn bà!

Thanh Ngọc (thực hiện)

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 84,000 86,000
AVPL/SJC HCM 84,000 86,000
AVPL/SJC ĐN 84,000 86,000
Nguyên liệu 9999 - HN 84,600 85,000
Nguyên liệu 999 - HN 84,500 84,900
AVPL/SJC Cần Thơ 84,000 86,000
Cập nhật: 20/10/2024 03:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.700 85.700
TPHCM - SJC 84.000 86.000
Hà Nội - PNJ 84.700 85.700
Hà Nội - SJC 84.000 86.000
Đà Nẵng - PNJ 84.700 85.700
Đà Nẵng - SJC 84.000 86.000
Miền Tây - PNJ 84.700 85.700
Miền Tây - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.700 85.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.600 85.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.520 85.320
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.650 84.650
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.830 78.330
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.800 64.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.820 58.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.260 55.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.840 52.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.710 50.110
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.280 35.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.780 32.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.930 28.330
Cập nhật: 20/10/2024 03:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,390 8,570
Trang sức 99.9 8,380 8,560
NL 99.99 8,450
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,410
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,480 8,580
Miếng SJC Thái Bình 8,400 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,400 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,400 8,600
Cập nhật: 20/10/2024 03:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,452.20 16,618.38 17,151.77
CAD 17,776.42 17,955.98 18,532.30
CHF 28,315.00 28,601.01 29,519.00
CNY 3,450.91 3,485.77 3,597.65
DKK - 3,590.50 3,728.05
EUR 26,579.46 26,847.94 28,037.26
GBP 31,955.66 32,278.44 33,314.46
HKD 3,155.91 3,187.79 3,290.10
INR - 298.55 310.49
JPY 161.96 163.60 171.38
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 81,885.84 85,160.78
MYR - 5,785.93 5,912.21
NOK - 2,265.13 2,361.33
RUB - 248.89 275.52
SAR - 6,680.64 6,947.83
SEK - 2,343.95 2,443.50
SGD 18,685.35 18,874.09 19,479.88
THB 670.26 744.74 773.27
USD 24,950.00 24,980.00 25,340.00
Cập nhật: 20/10/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,030.00 25,370.00
EUR 26,780.00 26,888.00 28,015.00
GBP 32,280.00 32,410.00 33,408.00
HKD 3,178.00 3,191.00 3,297.00
CHF 28,525.00 28,640.00 29,529.00
JPY 163.91 164.57 172.01
AUD 16,609.00 16,676.00 17,189.00
SGD 18,845.00 18,921.00 19,473.00
THB 740.00 743.00 776.00
CAD 17,933.00 18,005.00 18,543.00
NZD 15,047.00 15,556.00
KRW 17.60 19.38
Cập nhật: 20/10/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24985 24985 25345
AUD 16538 16638 17208
CAD 17889 17989 18549
CHF 28642 28672 29476
CNY 0 3506 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26821 26921 27794
GBP 32303 32353 33470
HKD 0 3220 0
JPY 164.89 165.39 171.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15075 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18786 18916 19646
THB 0 703.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8400000 8400000 8600000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 20/10/2024 03:00