Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc có thể gây phản tác dụng đối với Nga

15:00 | 23/11/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trang tin Financial Times (FT) mới đây đã có bài viết phân tích về hợp tác khí đốt giữa Nga và Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các chuyên gia của FT nhận định, Nga có nhiều đòn bẩy với châu Âu với tư cách là nhà cung cấp khí đốt, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc sẽ gây ra những rủi ro chiến lược lâu dài.
Các thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc có thể gây phản tác dụng đối với Nga

Cuộc khủng hoảng năng lượng đồng thời xảy ra tại EU và Trung Quốc - hai thị trường xuất khẩu dầu khí lớn nhất của Nga đã tạo cơ hội cho nước này đạt một thỏa thuận khí đốt mới hấp dẫn với chính quyền Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép Nga bán khí đốt cho các đối tác Trung Quốc từ chính các mỏ khí vốn cung cấp cho khách hàng châu Âu thời gian qua. Xét ở khía cạnh nào đó, điều này đặt ra thách thách đối với an ninh năng lượng của EU. Tuy nhiên, theo thời gian, sự phụ thuộc một chiều ngày càng lớn vào thị trường Trung Quốc cũng sẽ tạo ra những thách thức cho phía Nga.

Với việc giá khí tăng kỷ lục ở châu Âu, chính quyền Nga đã một lần nữa chứng minh mình có nhiều “đòn bẩy” trên thị trường này. Điều này vẫn tiếp diễn bất chấp những trở ngại tạm thời đối với phía Nga, chẳng hạn như quyết định đình chỉ chứng nhận của Cơ quan quản lý năng lượng Đức đối với đường ống khí đốt North Stream 2 trong tuần qua. Động thái của phía Đức ngay lập tức khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng 15%.

Việc giá khí tăng đột ngột là do giới thị trường ở châu Âu lo ngại có thể xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung trong thời gian ngắn vì nhà điều hành Nord Stream 2 AG phải tập trung đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý Đức. Đối với Nga, chính quyền nước này nhận thức rõ rằng, các nỗ lực phối hợp của một số nước thành viên EU nhằm hạn chế ảnh hưởng của Gazprom ở châu Âu sẽ còn kéo dài. Do đó, để duy trì đòn bẩy khí đốt Nga ở châu Âu và tận dụng nguồn tài nguyên khí đốt khổng lồ của mình, chính quyền Nga đang hướng tới Trung Quốc.

Trung Quốc luôn coi khí đốt thiên nhiên là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế ra khỏi sự phụ thuộc vào than đá, tiến tới mục tiêu khử carbon. Trong thập kỷ này, Trung Quốc lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất điện khí của mình lên khoảng 200 GW. Vì vậy, Gazprom có một khoảng thời gian nhất định để tham gia thị trường này. Cuộc khủng hoảng năng lượng tạo áp lực cấp bách đối với chính quyền Trung Quốc, song tạo cơ hội cho phía Nga tận dụng tình huống về an ninh năng lượng để tăng cường xuất khẩu năng lượng.

Gazprom gần đây đã thông báo hoàn tất việc chuẩn bị thỏa thuận về xây dựng đường ống dẫn khí thứ hai đến Trung Quốc, mang tên Eastern Union. Dự án có thể được hai bên ký kết vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, không giống như đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia hiện đang vận hành, dự án đường ống Eastern Union có thể gây ra mối đe dọa thực sự đối với EU. Eastern Union sẽ xuất khẩu khí đốt từ bán đảo Yamal, vốn là cơ sở tài nguyên của Gazprom cho thị trường châu Âu. Với công suất thiết kế lên tới 50 tỷ m3/năm (tương đương với công suất của North Stream 2), đường ống Eastern Union sẽ giúp Nga có thêm lựa chọn để đa dạng hóa các dòng chảy khí đốt của mình, giúp Gazprom gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán với những đối tác châu Âu.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này chắc chắn sẽ có những mặt trái không lường trước được cho chính quyền Nga trong dài hạn. Nếu Nga tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu khí đốt hàng năm sang Trung Quốc để làm đối trọng với việc phụ thuộc xuất khẩu năng lượng sang châu Âu thì trong vòng một thập kỷ tới, Nga có thể phải đối mặt với tình trạng phụ thuộc vào một người mua duy nhất ở phía bên kia đường ống.

Chính phủ Trung Quốc đã đang dạng hóa các nguồn nhập khẩu dầu khí và sẽ có thể tận dụng khả năng tiếp cận thị trường để giành được những lợi thế về thương mại và chính trị, giống như cách họ đã làm với Úc và các nước khác. Ví dụ, nếu một ngày nào đó, Trung Quốc đề nghị phía Nga ngừng trang bị vũ khí cho Ấn Độ và Việt Nam thì chính quyền Nga sẽ từ chối như thế nào trong trường hợp thị trường Trung Quốc là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước Nga?

Giới chuyên gia cho rằng, giới lãnh đạo Nga có thể nhận thức được nguy cơ này. Tuy nhiên, nội bộ chính quyền Nga dường như đang thiếu những tư duy chiến lược dài hạn, giống như tình hình khí đốt ở châu Âu lúc này. Các nhà hoạch định chính sách đề cao sự thận trọng trong chính quyền có thể sẽ thua trong cuộc chiến nội bộ giành quyền lực tại Điện Kremlin. Người chiến thắng dường như chắc chắn là bên ủng hộ xây dựng đường ống khí đốt mới sang Trung Quốc.

Tiến Thắng

Gazprom đe dọa ngừng bán khí đốt cho Moldova trong 48 giờ tớiGazprom đe dọa ngừng bán khí đốt cho Moldova trong 48 giờ tới
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?Khủng hoảng năng lượng toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
Giá khí đốt tại châu Âu hạ nhiệt sau động thái của GazpromGiá khí đốt tại châu Âu hạ nhiệt sau động thái của Gazprom
Mỹ hứa với Ukraine sẽ giảm thiểu rủi ro liên quan đến Nord Stream 2Mỹ hứa với Ukraine sẽ giảm thiểu rủi ro liên quan đến Nord Stream 2