Các nước Trung Âu chia rẽ về kịch bản giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga
Cuộc tranh luận về việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu năng lượng đã trở thành chủ đề nóng ở Liên minh châu Âu kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2.
Cộng hòa Séc và Slovakia đã cam kết giảm sự phụ thuộc của họ vào khí đốt và dầu mỏ của Nga.
Nhưng Hungary, với Thủ tướng Viktor Orban vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp, vẫn tỏ ra thận trọng. Người đứng đầu bộ phận ngoại giao Hungary, Peter Szijjarto, cho biết: “Chúng tôi có ranh giới đỏ rõ ràng, cụ thể là an ninh năng lượng của Hungary”, sau cuộc gặp với những người đồng cấp Áo, Slovakia và Slovenia tại một lâu đài gần Praha.
Ông nói: “Chúng tôi không thể tuân thủ các lệnh trừng phạt về dầu khí” và nhấn mạnh rằng Budapest cho đến nay vẫn ủng hộ tất cả các vòng trừng phạt của EU đối với Nga. Ông Szijjarto cũng khẳng định Chính phủ Hungary sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng của đất nước.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Ivan Korcok cho biết đất nước của ông đã sẵn sàng chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga, nhưng sẽ cần thời gian. Ông nhìn nhận: “Thực tế là chúng ta không thể làm được điều đó trong một sớm một chiều”.
Người đồng cấp Séc, Jan Lipavsky, hứa sẽ đẩy mạnh nỗ lực này khi đất nước của ông đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 7 tới, vì "thu nhập của Nga từ thương mại với EU phải được giảm thiểu". Ba Lan, nước không tham gia cuộc họp, hy vọng sẽ loại bỏ khí đốt của Nga vào năm tới, và có thể cả dầu của Nga.
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines