Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các doanh nghiệp đầu ngành kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024

14:15 | 20/02/2024

3,763 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các doanh nghiệp lớn cơ bản của nền kinh tế như, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ viễn thông, thực phẩm, dược phẩm… lãi tốt trong năm 2023, dự báo sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng trong năm Giáp Thìn. Theo một số chuyên gia, những doanh nghiệp đầu ngành, vững vàng tăng trưởng trong năm 2024 là nguồn lực quý của đất nước, không chỉ đóng góp cho nguồn thu ngân sách, mà còn tạo điểm tựa, niềm tin cho các doanh nghiệp khác tiếp tục dám nghĩ, dám làm, tìm kiếm cơ hội tạo giá trị mới.

Năm 2024 là năm giữa nhiệm kỳ 5 năm (2022 - 2026) của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty đặt mục tiêu củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam. Kế hoạch cho năm 2024 chưa được Công ty công bố, nhưng Bloomberg dự báo, lợi nhuận của Vinamilk sẽ tiếp tục được cải thiện. Cụ thể, nếu năm 2023, lợi nhuận/cổ phần của Vinamilk đạt 3.796 đồng thì năm 2024 sẽ đạt 4.382 đồng do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn sản phẩm tốt, giá tầm trung mà Vinamilk cung cấp, nhất là ở ngành hàng sữa đặc và sữa chua.

Các doanh nghiệp đầu ngành kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024
Hệ thống các bồn chứa sữa 150.000 lít hiện đại tầm cỡ thế giới được đầu tư tại nhà máy - Ảnh: TG.

Năm 2023 vừa qua, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9.019 tỷ đồng trong năm 2023. Mức lợi nhuận này tuy chưa bằng kết quả của 4 năm liên tiếp 2018 - 2021 Vinamilk đạt được (lần lượt đạt 10.206 tỷ đồng, 10.554 tỷ đồng, 11.236 tỷ đồng, 10.633 tỷ đồng), nhưng đã vượt qua con số 8.577 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2022, cho thấy Công ty đang trở lại đà tăng trưởng. Chia sẻ với báo chí giữa tháng 2/2024, ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Tài chính Vinamilk cho biết, kết quả kinh doanh quý I/2024 sẽ “tốt hơn nhiều” so với cùng kỳ năm 2023.

Với ngành bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) cho biết, năm 2023, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.798 tỷ đồng, tăng 10,6% so với 2022. Có đặc thù Nhà nước (Bộ Tài chính) nắm 65% vốn, BVH duy trì mức trả cổ tức bằng tiền mặt từ 8 - 15%/năm kể từ năm 2013 đến nay (trừ năm 2022, trả cổ tức cao vượt trội 30,2%). Theo thống kê, tổng số tiền chi trả cổ tức từ khi cổ phần hóa BVH năm 2007 đến nay lên tới 12.400 tỷ đồng. BVH được Bloomberg dự báo tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận năm 2024.

Cũng trong ngành bảo hiểm, Tổng công ty Bảo hiểm bưu điện (PTI) ghi nhận "cú lội ngược dòng” ngoạn mục khi đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất 252 tỷ đồng năm 2023, trên nền năm 2022 lỗ 343,5 tỷ đồng. Lãnh đạo PTI cho biết, năm 2023, nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động, đồng thời ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh đã tạo nên kết quả cả năm khả quan.

Trong ngành xây lắp, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây, ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex cho biết, do chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh trong quý IV/2023, nên Tổng công ty đạt kết quả tích cực quý này. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 đạt 59,9 tỷ đồng, gấp 7 lần lợi nhuận quý IV/2022. Tuy nhiên, do khó khăn của ngành xây lắp, cả năm 2023, Vinaconex chỉ đạt 185 tỷ đồng lợi nhuận, giảm gần 100 tỷ đồng so với lợi nhuận đạt được năm 2022 (283 tỷ đồng).

Vinaconex sẽ công bố kế hoạch kinh doanh 2024 vào Đại hội đồng cổ đông sắp tới, nhưng nhiều cổ đông kỳ vọng, trong môi trường lãi suất thấp, Tổng công ty sẽ tiếp tục nối dài kết quả khả quan đã đạt được trong quý IV/2023. Ghi nhận của Mirae Asset cho biết, năm 2023, Vinaconex cùng một số nhà thầu liên danh trúng nhiều gói thầu xây lắp với tổng giá trị gần 68.000 tỷ đồng. Có nguồn công việc lớn trong bối cảnh Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng, Vinaconex được kỳ vọng sẽ đạt kết quả khả quan năm 2024, cùng nhiều doanh nghiệp xây lắp khác như Licogi 16, Đèo Cả, Đạt Phương...

Trong ngành dược, 2023 là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) vượt mốc 1.000 tỷ đồng lợi nhuận. Báo cáo của Dược Hậu Giang cho biết, năm 2023, doanh thu thuần đạt 5.015 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.160 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước. Có 2 cổ đông lớn nhất là Taisho - Nhật Bản (nắm 51% vốn) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (nắm 43,3% vốn), DHG dành nhiều nguồn lực nâng cấp các nhà máy đạt chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh tại kênh ETC và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hiện tại, 1/3 số sản phẩm thuốc của DHG đã được sản xuất trên dây chuyền Japan - GMP và DHG đang tiếp tục đầu tư mở rộng thêm nhà máy đạt chuẩn Japan - GMP với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, công suất dự kiến 1 tỷ viên/năm, tương đương với 25% công suất của các nhà máy hiện tại. Dự kiến đến quý IV/2024, nhà máy mới sẽ đi vào vận hành.

Các doanh nghiệp đầu ngành kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024
Năm 2023 là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) vượt mốc 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, DHG đang nâng cấp các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU - GMP, dự kiến hoàn thiện vào quý II/2025. Công ty Chứng khoán An Bình dự báo, khi hoàn tất việc nâng cấp, DHG sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh khi đấu thầu ở nhóm thuốc 1 - 2 tại kênh ETC (hiện đóng góp khoảng 11% doanh thu), giúp doanh thu kênh ETC tăng trưởng. DHG cũng có nhiều cơ hội đẩy mạnh kênh xuất khẩu sản phẩm dược nhờ sự hỗ trợ của Taisho.

Chủ tịch DHG - bà Đặng Thị Thu Hà cho biết, HĐQT dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông tới đây kế hoạch năm 2024 với doanh thu thuần 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.080 tỷ đồng, thấp hơn kết quả đạt được năm 2023. Tuy nhiên, Chứng khoán An Bình dự báo, năm 2024, doanh thu của DHG có thể đạt trên 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1.137 tỷ đồng.

Trong ngành viễn thông, FPT đạt doanh thu 52.625 tỷ đồng năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 9.200 tỷ đồng, trong khi năm 2022 đạt 7.662 tỷ đồng.

Ngành ngân hàng ghi nhận Vietcombank đạt 41.244 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2023, tăng 10,4% so với năm 2022 và vượt xa lợi nhuận của tất cả các nhà băng khác (BIDV: 27.650 tỷ đồng; Agribank: 25.400 tỷ đồng; VietinBank: 25.100 tỷ đồng; MB: 26.306 tỷ đồng; ACB: 20.067 tỷ đồng…).

Năm 2023, cả nước có 159.300 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng có tới 172.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng không dễ trụ lại với thương trường. Theo nhận định của một số chuyên gia, những doanh nghiệp đầu ngành, vững vàng tăng trưởng là nguồn lực quý của đất nước, không chỉ đóng góp cho nguồn thu ngân sách, mà còn tạo điểm tựa, niềm tin cho các doanh nghiệp khác tiếp tục dám nghĩ, dám làm, tìm kiếm cơ hội tạo giá trị mới.

Minh Châu