Cà Mau: Lợi thế lớn về năng lượng tái tạo
Ninh Thuận: Tầm nhìn phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 |
Phát triển Quảng Ninh thành một trung tâm năng lượng của quốc gia |
Ảnh minh họa |
Tại Quyết định số 500/QÐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8), tại khu vực Tây Nam Bộ, tập trung thực hiện các giải pháp, đầu tư xây dựng hạ tầng, nghiên cứu kết nối trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và LNG để đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy điện tại Cà Mau. Ðịnh hướng phát triển theo quy hoạch là tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch (hydro, amoniac xanh...).
Với những định hướng chiến lược trong phát triển năng lượng, đặc biệt năng lượng gió như trên, Cà Mau đã có những bước đi khá chủ động và mở đường vững chắc ban đầu, cùng với tầm nhìn mới, tiên phong, hứa hẹn trở thành điểm sáng, trung tâm năng lượng tái tạo của vùng và cả nước.
Với vị trí 3 mặt giáp biển, Cà Mau có chiều dài bờ biển dài, tốc độ gió trung bình từ 6,3 đến 7,0 m/s. Tổng số giờ nắng trên 2.200 giờ/năm; giờ nắng trung bình trên 5,0 giờ/ngày; lượng bức xạ trực tiếp cao, tổng nhiệt khoảng 9.500 đến 10.000 0C, bức xạ trung bình 4,82 KWh/m2/ngày.
Ông Nguyễn Chí Thiện - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Cà Mau hiện có 16 dự án điện gió trong quy hoạch được phê duyệt, với tổng công suất 1.000 MW. Trong 14 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng công suất 800 MW, có 5 dự án tổng công suất 170 MW, đã vận hành thương mại (1 dự án 50 MW đã vận hành thương mại 25 MW, 25 MW còn lại đang tiếp tục triển khai thi công) và 6 dự án tổng công suất 480 MW đang triển khai thi công, 3 dự án tổng công suất 125 MW đang thực hiện các thủ tục đầu tư để chuẩn bị thi công.
Theo Quy hoạch điện 8, ước tính nguồn điện gió ngoài khơi dùng để sản xuất năng lượng mới đến năm 2035 khoảng 15.000 MW và đến năm 2050 khoảng 240.000 MW. Ðể thực hiện nhanh lộ trình chuyển đổi này, cần có thêm nhiều cơ chế về sản xuất điện không nối lưới, cơ chế sản xuất năng lượng mới (về giá, về thị trường) để kích thích các hình thức đầu tư. Cà Mau hiện có nguồn điện tái tạo rất lớn, trong đó điện gió khoảng 12.018 MW, điện mặt trời khoảng 2.846 MW.
PV
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Khánh Hòa: Xem xét đầu tư tuyến đường ven biển tại Khu Kinh tế Vân Phong
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Hạ tầng nghề cá Nghệ An đối mặt với thách thức bồi lắng nghiêm trọng
-
Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản
-
Quảng Nam quyết tâm hoàn thành đăng ký, cấp phép tàu cá dưới 12m trong tháng 10