Bò và cao su hết thời, Hoàng Anh Gia Lai trông chờ vào trái cây và ớt?
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Group - HAG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, Quý 2 vẫn lỗ ròng 14 tỷ đồng dù đạt doanh thu khả quan từ trái cây và ớt
Cụ thể, trong quý 2, HAGL đạt xấp xỉ 1.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 242 tỷ (15%) so với quý 2/2017. Lãi gộp tăng tới 60%, từ 609 tỷ lên 973 tỷ đồng.
Nguồn thu chính của HAGL trong quý vừa qua đến từ trái cây, đạt 932 tỷ đồng - tương đương 1/2 tổng doanh thu và tăng 260 tỷ so với quý trước. Sản phẩm mới là ớt đạt 356 tỷ đồng, bù đắp đáng kể cho doanh thu bán bò và cao su sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Với gần 1.000 ha tại Gia Lai và Rattanakiri (Campuchia), nông trường ớt đang đóng góp doanh thu đáng kể cho Hoàng Anh Gia Lai |
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế vẫn sụt giảm mạnh từ 850 tỷ đồng xuống 113 tỷ, giảm 37% do trong Q2/2017 HAGL ghi nhận khoản lãi bất thường 809 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi công ty mía đường. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng lên đáng kể.
Trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi ích cổ đông không kiểm soát, lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ vẫn bị âm 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt 559 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, HAGL đạt 2.921 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tăng trưởng 18%.
Trong đó, doanh thu từ trái cây tăng từ 806 tỷ lên 1.421 tỷ đồng cùng 449 tỷ đồng doanh thu từ ớt mới phát sinh. Doanh thu từ bò giảm mạnh từ 448 tỷ xuống 38 tỷ đồng và doanh thu cao su giảm từ 212 tỷ xuống 55 tỷ đồng.
Lợi nhuận tài chính ròng (doanh thu trừ đi chi phí tài chính) giảm từ 392 tỷ xuống -447 tỷ đồng cùng chi phí tài chính tăng 60% lên 600 tỷ đồng đã góp phần kéo lợi nhuận trước thuế từ 858 tỷ xuống 145 tỷ đồng.
Khoản lỗ ròng của quý 2 cùng lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng của quý 1 dẫn đến việc HAGL lỗ ròng 11 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm.
Đây là kết quả kinh doanh chưa được kiểm toán soát xét. Trong vài năm gần đây, kết quả kinh doanh của HAGL thường có những biến động lớn sau khi được soát xét hoặc kiểm toán.
Một tháng trở lại đây, cổ phiếu HAG của HAGL đã tăng hơn gấp rưỡi từ mức 5.000 đồng lên 7.580 đồng vào ngày 30/7; trong đó có rất nhiều phiên tăng kịch trần.
Trước đó, lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai khẳng định, bên cạnh việc không có tổn thất về người, thiệt hại về hoạt động đầu tư và kinh doanh của dự án tại Lào do ảnh hưởng bởi vỡ đập thủy điện tại Lào là không đáng kể.
Hoàng Anh Gia Lai đang sở hữu 2 công ty con tại Lào là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu (thành lập tháng 7/2011), Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3 (thành lập tháng 5/2013) với tỷ lệ sở hữu đều trên 99%. Gần đây nhất, cuối tháng 1/2018, HĐQT HAG còn ra quyết định góp 49.5 tỷ đồng thành lập công ty thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn (TDSG) cùng với các đối tác khác tại Lào. Vốn điều lệ đăng ký của TDSG là 50 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu đăng ký của HAG tại đơn vị này là 99%.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nước rút sau vụ vỡ đập, tiền ồ ạt “đổ” vào cổ phiếu bầu Đức |
Cái khó bó cái khôn ở HAGL |
Cổ đông thờ ơ với đợt huy động vốn 2.200 tỷ của Bầu Đức |
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm