Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bán niên Eximbank mới thực hiện được 28% kế hoạch năm

08:54 | 01/08/2024

462 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - 6 tháng đầu năm 2024, Eximbank thu được hơn 1.474 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với kế hoạch lãi trước thuế 5.180 tỷ đồng cho cả năm 2024, Eximbank mới thực hiện được 28% mục tiêu dù đã sau nửa năm.
Bán niên Eximbank mới thực hiện được 28% kế hoạch năm
Tổng nợ xấu Eximbank tăng lên mức kỷ lục 4.204 tỷ đồng vào cuối quý I/2024

Eximbank lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng

BCTC hợp nhất quý II/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) lãi trước thuế hơn 813 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 38% so với cùng kỳ, đạt gần 1.512 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi sụt giảm như hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 33% chỉ thu về hơn 123 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 lãi hơn 4 tỷ; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ tăng nhẹ 1%, đạt hơn 124 tỷ đồng; Eximbank ghi nhận khoản thu đột biến từ hoạt động khác hơn 213 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng tăng 21% lên 934 tỷ đồng, do đó lợi nhuận thuần thu đạt gần 1.034 tỷ đồng, tăng 45%. Quý II/2024, Eximbank dành gần 221 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 24%. Dù vậy, lãi trước thuế vẫn đạt hơn 813 tỷ đồng, tăng 52%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Eximbank thu được hơn 2.869 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 23%. Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 86% lên hơn 502 tỷ đồng. Kết quả, lãi trước thuế tại Eximbank đạt hơn 1.474 tỷ đồng và hơn 1.170 tỷ đồng lãi sau thuế, đều tăng 5% so với cùng kỳ.

So với kế hoạch lãi trước thuế 5.180 tỷ đồng cho cả năm 2024, Eximbank mới thực hiện được 28% mục tiêu dù đã sau nửa năm. Năm ngoái, Eximbank cũng đã không thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Tính đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản tại Eximbank tăng 5% so với đầu năm, đạt hơn 211.999 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 38% đạt 5.599 tỷ đồng; tiền gửi tại TCTD khác giảm 27% đạt 31.542 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng gần 8% ở mức 151.327 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tiền vay NHNN tính đến thời điểm 30/6/2024 ghi nhận 2.505 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ có gần 20 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4% so với đầu năm, đạt 163.051 tỷ đồng.

Bán niên Eximbank mới thực hiện được 28% kế hoạch năm
Chi tiết các nhóm nợ xấu tại Eximbank (tỷ đồng)

Điểm sáng chính là chất lượng tín dụng tại Eximbank. Tại thời điểm 30/6/2024 (tức cuối quý II/2024) tổng nợ xấu ghi nhận hơn 4.002 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nghi ngờ giảm lần lượt 3% và 34% so với đầu năm, xuống còn 431 tỷ đồng và hơn 938 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại tăng tới 41% lên mức hơn 2.632 tỷ đồng, chiếm đến 66% tổng nợ xấu tại Eximbank.

Tuy nhiên nếu so với thời điểm 31/3/2024 (tức cuối quý I/2024), nợ xấu tại Eximbank đã giảm khoảng 200 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ giảm nhẹ từ 2,65% đầu năm xuống còn 2,64%.

Nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao

Theo quy định tại Điều 63 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, cổ đông cá nhân không nắm quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng; cổ đông tổ chức không nắm quá 10% vốn; cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn.

Tính đến 1/7, CTCP Tập đoàn Gelex và Chứng khoán VIX là hai cổ đông lớn nhất của Eximbank, nắm 4,9% và 3,58% vốn điều lệ của Eximbank.

Ngoài hai tổ chức này, danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ của Eximbank còn có CTCP Thắng Phương sở hữu 3,07% vốn tại Eximbank và hai cá nhân quen thuộc là bà Lương Thị Cẩm Tú - Phó Chủ tịch HĐQT nắm giữ 1,12% và Lê Thị Mai Loan - Phó Tổng Giám đốc nắm giữ 1,03%.

Chứng khoán VIX là công ty có mối liên hệ với Gelex, thể hiện qua lịch sử sở hữu cổ phần và hoạt động lãnh đạo của người có liên quan đến CEO Gelex Nguyễn Văn Tuấn. Bà Lê Thị Mai Loan và CTCP Thắng Phương là các cổ đông có liên quan tới nhóm Bamboo Capital.

Bán niên Eximbank mới thực hiện được 28% kế hoạch năm
Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn tại Eximbank. (Ảnh: Eximbank).

Trước đó, biến động nhân sự cấp cao ở Eximbank được xem là vấn đề nan giải trong nhiều năm qua, do những chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm cổ đông, khiến Eximbank không thể tổ chức thành công đại hội để bầu HĐQT.

Sau 3 năm liên tiếp bất thành (2019-2021), Eximbank đã lần đầu tổ chức được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần 2 vào ngày 15/02/2022.

Tại đây, đại hội đã bầu ra HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) với 7 thành viên, gồm bà Lương Thị Cẩm Tú - Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ngày 28/6/2023, HĐQT Eximbank công bố nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú. Thay vào đó, bổ nhiệm bà Đỗ Hà Phương - Thành viên HĐQT - giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII.

Đến ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 tiếp tục biến động thượng tầng khi miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT đối với bà Lê Thị Mai Loan. Bên cạnh đó, Eximbank bầu bổ sung 1 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII là ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital.

Báo cáo quản trị bán niên 2024 của Eximbank cho thấy, ông Nguyễn Cảnh Anh là Chủ tịch HĐQT; 4 Phó Chủ tịch là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương, ông Trần Tấn Lộc; còn lại là ông Phạm Quang Dũng - Thành viên HĐQT và ông Trần Anh Thắng - Thành viên độc lập HĐQT.

Nhân sự cấp cao tại Eximbank liên tục biến động khiến kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng không ít, thể hiện rõ nhất là ở chất lượng cho vay của nhà băng suy yếu đáng kể với nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).

Bán niên Eximbank mới thực hiện được 28% kế hoạch năm

Cụ thể, giai đoạn biến động nhân sự cấp cao 2019-2021, nợ nhóm 5 của Eximbank tăng khá nhanh. Tại thời điểm 31/12/2020, nợ nhóm 5 lên gần 1.896 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cuối năm 2019. Do đó, tổng nợ xấu cũng tăng hơn 31% lên hơn 2.500 tỷ đồng vào cuối năm 2020, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay vượt lên mức 2,5%.

Từ 2020 đến nay, nợ nhóm 5 tại Eximbank luôn duy trì quanh mức trên 1.300 tỷ đồng đến hơn 2.600 tỷ đồng. Tổng nợ xấu cũng tăng dần và lên mức kỷ lục 4.204 tỷ đồng vào cuối quý I/2024, sau đó giảm nhẹ về hơn 4.000 tỷ đồng ở cuối quý II/2024.

Lợi nhuận trước thuế mang về mỗi năm cũng suy giảm đáng kể, giai đoạn 2019-2021 lợi nhuận tại Eximbank không vượt quá 1.300 tỷ đồng. Đến năm 2022, sau khi tổ chức được ĐHĐCĐ, lợi nhuận bứt phá lên hơn 3.700 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2021. Đây cũng là mức cao nhất lịch sử hoạt động của nhà băng.

Huy Tùng - Hoàng Trang

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps