Bộ trưởng Y tế cảnh báo lây nhiễm chéo bệnh sởi trong bệnh viện
Hà Nội khẩn cấp chống sởi trong trường học |
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh sởi tốt nhất |
Dịch sởi lây lan tốc độ cao, Bộ Y tế ra công điện khẩn |
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho hay từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 146 ca dương tính với bệnh sởi, trong đó số ca mắc bệnh sởi đã xuất hiện tại 22/24 quận, huyện. Hầu hết ca bệnh không có liên hệ dịch tễ với nhau và không ghi nhận ổ dịch tại cộng đồng, tuy nhiên gần đây đã phát hiện một số trường hợp lây nhiễm trong gia đình bệnh nhân.
Hiện nay, Sở Y tế TP HCM đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét vắc xin sởi để đảm bảo đạt tỷ lệ miễn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn tại những khu vực có mật độ tập trung dân cao và biến động dân cư lớn, những khu vực vùng xa của thành phố.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo trong buổi làm việc với bệnh viện Nhi Đồng 2 |
Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, năm 2017 bệnh viện không ghi nhận có ca mắc sởi nội và ngoại trú. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay bệnh viện đã ghi nhận có 198 ca bệnh ngoại trú và 208 ca nội trú, trong đó phần lớn các ca bệnh ở các tỉnh đến điều trị.
Tại buổi làm việc với Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến khuyến cáo “Sởi là bệnh rất dễ lây, chỉ cần đi qua đầu giường bệnh nhân mắc sởi cũng có nguy cơ lây bệnh, nên phụ huynh có con nhỏ mắc các bệnh nhẹ không nên đưa vào bệnh viện tuyến cuối như Nhi đồng 1, 2. Vì đưa vào các bệnh viện này, trẻ mắc các bệnh khác rất có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi”.
Sởi đã có vắc xin ngừa bệnh nên Bộ trưởng Y tế khuyến cáo phụ huynh nên đưa con đi tiêm ngừa đầy đủ.
Bệnh sởi rất dễ lây lan |
Bệnh sởi do vi rút thuộc nhóm Paramyxo gây ra, có khả năng lây lan cao, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, nhất là trẻ chưa được tiêm ngừa.
Trẻ mắc sởi có các biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, đỏ mắt, ho khan nặng nề, chảy nước mắt, chảy mũi, nổi ban… Biểu hiện của bệnh sẽ diễn tiến qua 4 giai đoạn, giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, toàn phát, hồi phục. Những triệu chứng đầu tiên bao gồm: Sốt có thể đến 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, mắt đỏ và chảy nước mắt, có thể sợ ánh sáng, ho và hắt hơi, đau họng, ban đỏ xuất hiện ở mặt rồi lan ra toàn thân. Phần lớn các triệu chứng sẽ cải thiện sau 2-3 ngày phát ban. Sau 3-4 ngày, ban chuyển màu nâu và lặn dần. Ho có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi ban lặn.
Nếu bệnh sởi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, loét giác mạc, suy dinh dưỡng kéo dài, tiêu chảy, những trường hợp nặng có thể tử vong.
Mai Phương
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý